thông qua trò choi đóng vai theo chủ đề
2.176. Đẻ giải quyết vấn đề này, giáo viên cần trả lời các câu hỏi sau:
2.177. Những hiểu biết của trẻ liên quan đến trò chơi dự định tổ chức có phong phú không? Có khả năng hấp dẫn trẻ không? Theo thầy ( cô) có cần bổ sung hay chỉ gây hứng thú cho trẻ tới phạm vi hiện thực đó thôi?
2.178. Trẻ đã có kĩ năng tổ chức trò chơi chưa? Trẻ có cùng nhau xác định trước sẽ chơi gì và chơi như thế nào không? Trong khi chơi trẻ đã thế hiện tốt vai chơi của mình chưa? Trẻ đã biết hợp tác với các bạn chưa? Trẻ có yêu cầu gì với vai chơi của mình không? Các tình huống thiếu đồ chơi hay thống nhất về vai chơi, cách chơi,...có xảy ra không và nếu xảy ra trẻ đã biết giải quyết và thỏa thuận với nhau như thế nào? Đối chiếu với các lứa tuổi khác , nề nếp, kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ qua trò chơi đóng vai theo chủ đề đã thực sự tốt và phù hợp chưa?
2.179. Trong trò chơi, giữa các trẻ thực hiện hành động đóng vai ra sao? Loại hành động này có phù hợp với yêu cầu lứa tuổi của trẻ không?
2.180. Thông qua chơi quan hệ thực giữa các cháu hình thành ra sao? Đã có nhóm chơi ốn định chưa? Trong nhóm có thủ lĩnh không? Vai trò và tính chất quan hệ giữa “thủ lĩnh” và các thành viên khác trong nhóm chơi như thế nào?
2.181. Sau khi chơi ở trẻ nề nếp sử dụng, giữ gìn đồ dùng đồ chơi đã được thực hiện triệt để chưa?
2.182. Những nội dung trên đây là những thông tin không thể thiếu mà người giáo viên cần nắm được để có thể hình dung một cách cụ thể những việc cần làm, nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua việc tổ chức các trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách hiệu quả nhất. Quan sát trẻ chơi hàng ngày, hướng dẫn, trò chuyện với trẻ tạo điều kiện cho trẻ chơi với nhau, trò chuyện với nhau về chủ đề, nội dung chơi, vai chơi là nhũng phương pháp thích họp giúp giáo viên có cái nhìn tương đối đầy đủ về việc giáo dục những kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.