PHÀN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KÉT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 46 - 47)

CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

2.258. PHÀN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KÉT LUẬN

1. KÉT LUẬN

2.259. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền giáo dục nước ta cũng đã có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển thời đại. Giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiên và quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Đe đào tạo nên những lóp người có thể đáp ứng được những nhu cầu của xã hội thì không chỉ giáo dục cho các em ở một mặt nhất định nào đó mà phải giáo dục một cách toàn diện cả về “ đức, trí, thể, mĩ” và các kĩ năng giao tiếp cơ bản và cần giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

2.260. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Đó là các trường: trường mầm non Hoa Sen, trường mầm non Ngô Quyền và trường mầm non Đồng Tâm. Qua quá trình tìm hiểu hầu hết các giáo viên đều đã có nhận thức đúng về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề dẫn đến việc hiệu quả giáo dục chưa cao. Đe giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ đạt hiệu quả cao đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải đưa ra các tình huống giáo dục cụ thể, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học, giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

2. KIẾN NGHỊ

2.261. Trong quá trình nghiên círu hoàn thành đề tài và qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở các trường mầm non, để thực hiện việc giáo dục kĩ năng giao

2.262. 46

2.263. tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt hiệu quả cao, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

2.264. Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

2.265. Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên hơn nữa thông qua các lóp bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm.

2.266. Trong quá trình giảng dạy về từng chủ đề các giáo viên cần đưa ra các hoạt động, các tình huống cụ thể trong việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề để trẻ có thể nhập vai một cách dễ dàng và tạo điều kiện cho trẻ được nói nhiều hơn.

2.267. Giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp với nhau để giáo dục cho trẻ các kĩ năng giao tiếp ở mọi lúc, mọi nơi.

2.268. Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất tạo điều kiện cho trẻ có thể thực hành giao tiếp trong tất cả các hoạt động.

2.269. Khuyến khích, động viên trẻ trao đổi, bàn bạc, nói chuyện với nhau về chủ đề và nội dung chơi trong quá trình trẻ chơi.

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w