Một số giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiêm tra thuế tại bàn ở cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 88)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.Một số giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế

Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra thuế tại bàn với tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình kiểm tra thuế tại bàn.

4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Tăng cường công tác quản lý đối với người nộp thuế

Cục thuế tỉnh Thái Nguyên phải tiến hành thƣờng xuyên các công tác: thống kê đối tƣợng kinh doanh đặc biệt là các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của các DN để đƣa vào diện quản lý thu.

Để tránh tình trạng các Doanh nghiệp thành lập nhƣng thực chất không có hoạt động kinh doanh mà chỉ để mua bán hoá đơn, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cần phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ tình hình thực tế của Doanh nghiệp mới thành lập, tiến hành xác minh địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của Doanh nghiệp, kiên quyết không cung cấp hoá đơn đối với các Doanh nghiệp có dấu hiệu thành lập để mua bán hoá đơn.

Cục cần phối hợp với Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Thái Nguyên để đối chiếu số cơ sở kinh doanh đã đƣợc cấp phép và doanh nghiệp đang quản lý thuế.

4.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra thuế tại bàn

Hiện nay tình hình kiểm tra ĐTNT tại Cục thuế còn nhiều hạn chế. Do đó, công tác kiểm tra thuế tại bàn cần chú ý các Doanh nghiệp đặc biệt là các Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có doanh số cao và số thuế phải nộp lớn, các Doanh nghiệp thƣờng xuyên có sai phạm trong kê khai quyết toán thuế, các Doanh nghiệp có doanh thu, số thuế tăng đột biến, có nhiều dấu hiệu bất thƣờng nhƣ: kê khai luôn khai báo lỗ, luôn kê khai thuế GTGT âm,… nhằm chặn đứng các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế và tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Kịp thời xử lý những trƣờng hợp vi phạm xuất bán hoá đơn khống vi phạm luật thuế GTGT, những hóa đơn thuế GTGT hàng hóa mua vào và bán ra có số tiền thuế GTGT lớn hơn 500.000đ cần gửi giấy yêu cầu xác minh xem có phát sinh số

thuế đó hay không? Công việc kiểm tra thuế tại bàn không chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra các tờ khai thuế mà còn phải kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hoá, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá, chủ sở hữu thực của hàng hoá, có nhƣ vậy mới đảm bảo giảm tối thiểu các hành vi gian lận của các cơ sở kinh doanh.

Công tác kiểm tra thuế tại bàn phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng bị động trong công tác kiểm tra thuế tại bàn. Thực hiện đều đặn và thƣờng xuyên công tác kiểm tra thuế tại bàn để tránh tình trạng ứ đọng công việc giúp công việc đạt hiệu quả hơn và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế để góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế; trƣớc tiên là ngăn chặn, đầy lùi tình trạng thành lập “Doanh nghiệp ma” để kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN. Góp phần làm cho việc thực thi các luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn.

Quan tâm nhiều đến đạo đức của cán bộ thuế, xử lý nghiêm minh đối với các trƣờng hợp tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các ĐTNT mỗi lần kiểm tra thuế tại bàn làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dƣ luận xấu, làm cho tâm lý chung của các DN là sợ bị kiểm tra.

4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ thuế

Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên phải đƣa ra biện pháp nhằm bồi dƣỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra thuế tại bàn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thái Nguyên cụ thể nhƣ sau:

+ Thƣờng xuyên đƣa cán bộ kiểm tra thuế tại bàn đi học các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng, giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ đạt chuẩn chất lƣợng về chuyên môn nghiệp vụ thuế, nắm vững kiến thức kế toán, tài chính, thành thạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, trình độ tin học, ngoại ngữ.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế, thực hiện chủ trƣơng cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý thuế sẽ đƣợc thực hiện theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả cao, giảm đƣợc chi phí trong công tác quản lý thuế, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, chống thất thu NSNN.

+ Hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển tiên tiến, hiện đại, ngôn ngữ giao tiếp rộng,… Do đó ngoài việc tổ chức công tác học tập nâng cao trình độ cán bộ, Cục thuế cần khuyến khích cán bộ kiểm tra thuế tại bàn học tập sử dụng vi tính, ngoại ngữ thông thạo để có thể dễ dàng trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các cơ sở kinh doanh.

+ Để triển khai tốt công tác kiểm tra thuế tại bàn, bên cạnh việc phân công rõ nhiệm vụ đối với từng các bộ kiểm tra thuế tại bàn; Cục thuế đã tập trung nâng cao số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra thuế tại bàn, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã phân công cán bộ công chức thuộc Phòng kiểm tra thuế tham gia lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn do Tổng Cục Thuế tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại bàn; Cập nhật kịp thời, chính xác kết quả kiểm tra thuế tại bàn trong toàn ngành.

+ Cần tăng cƣờng giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm tra thuế tại bàn nhất là thực hiện tốt 10 điều kỷ luật của ngành Thuế nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ ngành thuế, củng cố thêm niềm tin của đối tƣợng nộp thuế vào nội bộ ngành, ra sức hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc. Đồng thời mỗi cán bộ kiểm tra thuế tại bàn phải không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm, mạnh dạn đấu tranh chống lại mọi tiêu cực xảy ra trong ngành.

4.2.4. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Nguyên nhân trƣớc hết là do ngƣời nộp thuế chƣa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt chƣa hiểu đƣợc quyền thụ hƣởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chƣa hiểu rõ về nội dung, chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chƣa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình, do đó tính tuân thủ tự nguyện chƣa cao. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ và giáo dục ĐTNT nhằm để nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân về thuế.

Nhằm mục đích tăng cƣờng sự hiểu biết của nhân dân về thuế, về tầm quan trọng của những khoản đóng góp về thuế, nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác của các ĐTNT về nghĩa vụ nộp thuế thì Cục nên thực hiện một số giải pháp sau trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ.

- Cục thuế tỉnh Thái Nguyên nên có các bài viết về thuế đăng trên báo Thái Nguyên hoặc tự phát hành một tờ báo chuyên về thuế với nội dung hấp dẫn, mang tính thời sự nhƣ:

+ Tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế; tầm quan trọng của việc lấy hóa đơn khi mua hàng hóa; khuyến khích các DN và ngƣời dân có điều kiện nên hạn chế việc sử dụng tiền mặt.

+ Bàn luận, phân tích, hƣớng dẫn thực hiện những nội dung của luật thuế, cập nhật những Nghị định, Thông tƣ mới để hƣớng dẫn cho các ĐTNT biết và thực hiện đƣợc dễ dàng.

+ Lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, đồng thời khen thƣởng, tuyên dƣơng các DN hoạt động hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ về thuế, có đóng góp nhiều cho nguồn thu NSNN.

+ Công khai các khoản chi tiêu phục vụ lợi ích công cộng để nhân dân đƣợc biết, đƣợc nhƣ vậy sẽ nâng cao đƣợc trình độ hiểu biết của ngƣời dân, ngƣời dân sẽ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thuế.

- Thành lập các chuyên mục về thuế phát sóng trên các đài phát thanh - truyền hình Tỉnh Thái Nguyên định kỳ hàng tuần.

- Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cần chủ động tổ chức in ấn nhiều loại tờ rơi, pano và nhiều loại tờ rơi theo mẫu của Tổng cục Thuế về chính sách thuế: cách sử dụng hoá đơn, chứng từ... cấp miễn phí cho các ĐTNT và cho nhân dân hiểu để thực hiện đúng chính sách thuế của Nhà nƣớc.

- Bên cạnh đó Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cũng nên tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ về thuế nhƣ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, tƣ vấn pháp luật về thuế cho các ĐTNT qua điện thoại, fax, mạng Internet hoặc trực tiếp tại đơn vị với những nội dung nhƣ:

+ Hƣớng dẫn, giải thích về luật thuế giúp các ĐTNT cập nhật nhanh những thay đổi, bổ sung trong luật để thực hiện cho đúng.

+ Hƣớng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế và nộp thuế.

+ Giải đáp những thắc mắc của ĐTNT xung quanh việc thực hiện Luật thuế nhƣ: cách sử dụng hóa đơn, chứng từ, cách ghi chép sổ sách kế toán liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ về thuế phát sinh…

+ Cung cấp những thông tin về các DN không có thật, những DN ngừng hoạt động, các hóa đơn không còn giá trị lƣu hành

4.2.5. Triển khai, áp dụng khoa học công nghệ và tin học ứng dụng vào ngành thuế ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên thuế ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay công nghệ thông tin đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong toàn ngành Thuế nên Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cần trang bị thêm các máy vi tính từ đó tạo thành hệ thống nối mạng từ các bộ phận xử lý dữ liệu đến tất cả bộ phận khác. Cần thực hiện cải cách hành chính và hiện đại hóa thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế tại bàn.

Chủ động tham mƣu lập kế hoạch đào tạo tin học chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm tra thuế tại bàn tại các Trung tâm Tin học của Tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn của Tổng Cục Thuế.

4.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan

Các thông tin sử dụng trong công tác kiểm tra thuế tại bàn là không chỉ nằm trong ngành thuế mà nó còn phải đƣợc tìm hiểu thêm thông tin từ các bên liên quan vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan đến nhiều ngành, do đó để đảm bảo hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế tại bàn thì các cán bộ kiểm tra thuế tại bàn cần thiết phải tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài liên quan đến việc kiểm tra của mình, muốn đạt đƣợc nhƣ vậy cần tăng cƣờng hợp tác với các bên liên quan, nhất là:

+ Ngành hải quan: Cần phối hợp để xin thông tin về xuất nhập khẩu hàng hóa và cung cấp khác, trả thuế xuất nhập khầu kê khai tại cửa khẩu để làm cơ sở thông tin ghi số chi và trừ số phải nộp của doanh nghiệp và xem xét số lƣợng hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu để phân phối trong nƣớc và các thông tin cần thiết khác trong công tác kiểm tra. Bởi vì, thời gian qua việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp với số lƣợng thực tế bán ra chƣa khớp nhau, làm cho cần phải tìm thêm thông tin từ bên ngoài để làm căn cứ tính thuế.

+ Ngành công thƣơng: Phối hợp để thêm thông tin về số lƣợng hàng hóa, nhất là: sắt thép, sợi, xăng dầu, xi măng và công cụ khác sử dụng trong dự án lớn thuộc chính sách của chính phủ.

+ Ngành kế hoạch và đầu tƣ: để thêm thông tin về chính sách ƣu đãi các loại thuế vì trong thời gian qua các quy định miễn thuế cho 1 số doanh nghiệp chƣa sát và phù hợp với pháp luật thuế, gây khó khăn trong thực hiện cũng nhƣ kiểm tra thuế tại bàn.

+ Phối hợp với các Cơ quan cấp trên và các ban ngành liên quan nhất là về thông tin xây dựng cơ sở hạ tầng: đƣờng xá, trƣờng học, bệnh viện, thủy điện, khai thác mỏ… Do vậy trong việc tiến hành kiểm tra thuế tại bàn cần tăng cƣờng hợp tác với các bên liên quan để từng bƣớc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế.

4.2.7. Nâng cao nghiệp vụ kế toán kiểm tra thuế tại bàn

Cán bộ kiểm tra thuế tại bàn phải nắm chắc các nghiệp vụ kế toán về thuế, cập nhật nhanh chóng những phần mềm kê khai thuế. Thƣờng xuyên tham gia các lớp nâng cao kế toán các Doanh nghiệp để đồng nhất về việc kê khai thuế, hạn chế đƣợc những sai sót trƣớc đây mắc phải. Bên cạnh đó, kế toán nghiệp vụ kiểm tra thuế tại bàn đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau:

4.2.7.1. Thực hiện đầy đủ các thủ tục tiến hành kiểm tra tại bàn

Sắp xếp thời gian, trao đổi và thống nhất kế hoạch làm việc cũng nhƣ các tài liên quan đến công tác kiểm tra thuế tại bàn, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra thuế tại bàn.

4.3.7.2. Tiến hành kiểm tra thuế tại bàn

- Tập trung lực lƣợng và thời gian vào những vấn đề trọng tâm, tránh những việc nhỏ không cần thiết để đảm bảo cho công tác kiểm tra tại bàn đƣợc tiến hành liên tục, nhanh chóng và đúng tiến độ theo nhƣ kế hoạch.

- Từng cán bộ kiểm tra thuế tại bàn phải xác định rõ công việc của mình, tránh việc làm trùng lắp trong việc đối chiếu sổ sách, tài liệu tổng hợp, các bảng khai thuế….để phát hiện kịp thời những vi phạm để có các biện pháp xử lý kịp thời

- Kiểm tra đối chiếu số liệu trên bảng kê khai thuế với các bảng kê có liên quan để tìm ra các nội dung vi phạm

- Nội dung kiểm tra thuế tại bàn, những vi phạm đƣợc phát hiện qua kiểm tra thuế tại bàn, phải đƣợc xác minh một cách rõ ràng, cụ thể từng ngày, tháng, số liệu, chứng từ hoặc tài liệu đƣợc xác minh, bản chất sự việc vi phạm thực tế ảnh hƣởng tới phạm vi đó.

4.2.7.3. Tổng hợp báo cáo

- Cục Thuế tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo mẫu BM 02/KTr-KTT để báo cáo Tổng cục Thuế;

4.3. Một số kiến nghị

Qua một thời gian đƣợc tiếp xúc và tìm hiểu thực tế về công tác Kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên tôi xin đƣợc đƣa ra một số kiến nghị sau:

Một là, Thuế là công cụ quản lý của Nhà nƣớc, đóng vai trò là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế, vì vậy công tác kiểm tra thuế tại bàn là công tác rất quan trọng. Để hoàn thành nhiệm vụ thu, ngoài việc phải chấp hành tốt sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của Tổng cục thuế - Bộ Tài chính, phải có sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của chính quyền các cấp và sự hỗ trợ của ban, ngành, đoàn thể... nhằm phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Hai là, kết quả thu thuế tăng giảm do tác động của tăng trƣởng kinh tế, do đó

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiêm tra thuế tại bàn ở cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 88)