Phân tích ma trận SWOT về công tác kiểm tra thuế tại bàn của Cục

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiêm tra thuế tại bàn ở cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Phân tích ma trận SWOT về công tác kiểm tra thuế tại bàn của Cục

tỉnh Thái Nguyên

Sơ đồ 3.3. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - rủi ro về công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Kiểm tra thuế tại bàn ở Cục

thuế Tỉnh Thái Nguyên * Điểm mạnh:

1- Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tổng Cục thuế. UBND Tỉnh Thái Nguyên 2- Đội ngũ nhân sự của Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên có trình độ chuyên môn cao, năm 2014 Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên cũng đƣợc giao thêm chỉ tiêu tuyển dụng công chức 3- Đội ngũ cán bộ thuế làm việc có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

4- Các DN trên địa bàn tuân thủ khá tốt các quy định của pháp luật về thuế

* Điểm yếu:

1- Số lƣợng Doanh nghiệp trên địa bàn lớn, đặc biệt là các Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài gây khó khăn trong việc kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế tại bàn nói riêng

3- Đội ngũ nhân lực thiếu cán bộ có trình độ cao.

* Cơ hội:

1- Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm của khu vực trung du và miền núi phía bắc, giáp thủ đo Hà nội, có số DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều nên có điều kiện trong việc gia tăng nguồn thu cho NSNN

2- Các khu công nghiệp đƣợc mở rộng dặc biệt là khu công nghiệp Yên Bình với công ty Samsung tạo điều kiện cho việc gia tăng số lƣợng DN hoạt động trên địa bàn Tỉnh 4- Xây dựng đƣợc bộ máy tổ chức của Cục thuế mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng

* Rủi ro:

1- Phải nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra thuế tại bàn. Nâng cao số lƣợng DN phải kiểm tra tại trụ sở DN, đặc biệt là các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

2- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Ngƣời nộp thuế thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thuế.

4- Các DN luôn luôn có tƣ tƣởng trốn thuế vì vậy cũng gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản ký thuế nói chung và kiểm tra thuế tại bàn nói riêng

3.3.5. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Quyết định ban hành cơ chế một cửa số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng; Và Quyết định Số: 78/2007/QĐ-BTC ngày 18 tháng 09 năm 2007 của Bộ trƣởng bộ tài chính Ban hành Quy chế hƣớng dẫn, giải đáp vƣớng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của ngƣời nộp thuế theo cơ chế “một cửa” với phạm vi điều chỉnh là: Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu hƣớng dẫn, giải đáp vƣớng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế của ngƣời nộp thuế. Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho ngƣời nộp thuế, bao gồm:

+ Đăng ký thuế và cấp mã số thuế.

+ Đăng ký thay đổi phƣơng pháp tính thuế Giá trị gia tăng và các văn bản đăng ký khai thuế, nộp thuế khác theo quy định.

+ Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. + Gia hạn nộp thuế.

+ Miễn thuế, giảm thuế. + Hoàn thuế.

+ Xác nhận nghĩa vụ thuế. + Nộp hồ sơ khai thuế.

+ Các tài liệu khác gửi cơ quan thuế theo quy định.

Công tác kiểm tra thuế tại bàn của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã có tác dụng trong việc ngăn chặn, răn đe các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế và chống thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Phƣơng pháp kiểm tra thuế tại bàn đã từng bƣớc thay đổi dựa trên quy trình kiểm tra thuế tại bàn do Tổng cục thuế xây dựng, ban hành. Các quy trình này đƣợc xây dựng theo hƣớng quy định rõ trình tự công việc phải thực hiện từ khâu lập kế hoạch kiểm tra thuế tại bàn; tổ chức phân tích chuyên sâu thông tin về NNT trƣớc khi kiểm tra thuế tại Doanh nghiệp. Đồng thời phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể việc thực hiện các bƣớc trong quy trình của bộ phận cá nhân. Quy trình đã hạn chế đƣợc tình trạng thông đồng giữa NNT và cán bộ kiểm tra thuế tại bàn, đồng thời dễ dàng phát hiện các sai sót, vi phạm trong quá trình xử

lý nghiệp vụ. Việc phân công, phân nhiệm không những có tác dụng tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc và trình độ từng bộ phận mà còn tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận, cá nhân

Hoạt động kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đƣợc tổ chức tập trung, thống nhất. Phối hợp với cơ quan hữu quan, đặc biệt là cơ quan công an trong hoạt động phòng chống, xử lý vi phạm thuế. Năm 2013 Tổng cục thuế và Tổng cục cảnh sát đã kí kết quy chế phối hợp 2122/QCPH/TCCS-TCT về công tác chống hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế. Công tác chống các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc triển khai tƣơng đối tích cực. Cục thuế tỉnh Thái Nguyên chủ động với cơ quan công an bàn bạc thông nhất các nội dung, biện pháp phối hợp với tình hình từng địa bàn và từng vụ việc cụ thể, qua đó cơ quan công an đã khám phá và phối hợp với Cục thuế tỉnh Thái Nguyên điều tra, xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thuế.

3.3.6. Khái quát công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.3.6.1. Những việc đã làm được

Từ những thực trạng trên, có thể thấy công tác kiểm tra thuế tại bàn của cán bộ thuế ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế các cán bộ kiểm tra thuế tại bàn của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp có dấu hiệu kê khai sai căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp để yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình, điều chỉnh, tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc.

Kết quả đó có đƣợc là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng cục Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan trên địa bàn, sự phối hợp của các bộ phận, các cán bộ kiểm tra cũng nhƣ hiểu biết của các Doanh nghiệp ngày càng đƣợc nâng cao. Trong thời gian qua, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ kiểm tra thuế tại bàn. Mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra thuế tại bàn tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao, thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở các Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của luật quản lý thuế, phối hợp với Doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra thuế tại bàn. Nhờ đó, ý thức

chấp hành pháp luật về thuế của các đơn vị đƣợc nâng cao, việc kê khai nộp thuế kịp thời, đúng thời hạn. Nhiều Doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đã đƣợc khen thƣởng cấp Tổng Cục thuế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên còn có những hạn chế.

3.3.6.2. Những việc chưa làm được

- Về chất lƣợng kiểm tra: Mặc dù cán bộ kiểm tra thuế tại bàn đã có nhiều cố gắng song vẫn còn tồn tại một số sai sót của ngƣời nộp thuế trong xác định căn cứ tính thuế chƣa đƣợc phát hiện.

- Tiến độ kiểm tra thuế tại bàn còn chậm, không đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý, chƣa phục vụ tốt cho công tác kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.

- Công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng hóa đơn của ngƣời nộp thuế là mất rất nhiều thời gian, có khi không phát hiện đƣợc ngƣời nộp thuế sử dụng sai hóa đơn chứng từ.

- Cán bộ thuế không nắm bắt đƣợc hết tình hình thực tiễn hoạt động SXKD phát sinh tại cơ sở của ngƣời nộp thuế, từ đó việc kiểm tra chƣa đƣợc sát sao.

- Xử lý công việc còn chậm, dẫn tới kiểm tra đƣợc ít, mà có khi bỏ sót một vài chi tiết trong khi khối lƣợng công việc rất nhiều.

- Đôi khi những vi phạm của ngƣời nộp thuế chƣa xử lý đƣợc kịp thời, chậm trễ, chƣa ra biên bản dứt khoát sau giải trình của ngƣời nộp thuế. Vô tình tạo điều kiện cho một số ngƣời nộp thuế không có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, trông chờ ỷ lại vào sự nhắc nhở đốc thúc của cán bộ thuế.

3.3.6.3. Nguyên nhân của việc chưa là được

- Nguyên nhân khách quan

+ Về chính sách thuế: Phòng kiểm tra thuế phải đảm trách nhiều công việc. Dẫn tới không có đủ thời gian cần thiết để tìm ra những sai sót mang tính phức tạp trong hồ sơ kê khai thuế.

+ Do quy trình: yêu cầu khi giải trình với cơ quan thuế phải tiến hành lập biên bản có chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh. Quy định nhƣ vậy khiến hoạt động này của cơ quan thuế rất khó khăn, mất thời gian.

+ Mặc dù Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên đƣợc tổ chức theo chức năng nhƣng việc thực hiện lại không rạch ròi giữa các chức năng đó. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ do Tổng Cục thuế giao thì các cán bộ của Phòng kiểm tra thuế tại bàn rất mất thời gian trong thu thập tài liệu. Đây cũng là nguyên nhân gây chậm trễ cho nhiệm vụ chính của cán bộ kiểm tra thuế tại bàn (kiểm tra việc kê khai tính thuế của ngƣời nộp thuế).

+ Khi kiểm tra cán bộ kiểm tra thuế tại bàn chỉ đƣợc dựa vào bảng kê do ngƣời nộp thuế kê khai, không đƣợc kiểm tra trên hóa đơn gốc.

+ Các doanh nghiệp có địa bàn kinh doanh rộng, các quan hệ kinh tế phát sinh tại nhiều địa điểm khác nhau, cách xa nhau về khoảng cách địa lý. Phải mất một thời gian để chuyển yêu cầu xác minh hóa đơn và trả lời xác minh.

+ Ngƣời nộp thuế kê khai không chuẩn. Đặc biệt là khi kê khai hàng hóa mua vào, bán ra còn chung chung. Vì thế, khi áp dụng thuế suất cho hàng hóa dịch vụ đó còn chƣa chính xác. Ví dụ trong bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra ngƣời nộp thuế kê là vận chuyển hành khách với thuế suất là 5% nhƣng khi xuống đơn vị kiểm tra thực tế lại là hợp đồng cho khách thuê xe với thuế suất áp dụng là 10%. Nhƣ vậy, qua kiểm tra thuế tại bàn không phát hiện ra tăng thu trong trƣờng hợp này.

+ Trình độ hiểu biết luật thuế của ngƣời nộp thuế còn hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một bộ phận ngƣời nộp thuế chƣa tốt. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ còn thiếu khoa học. Mặc dù cán bộ kiểm tra thuế tại bàn vẫn thƣờng xuyên nhắc nhở khi Doanh nghiệp nộp tờ khai nhƣng một số Doanh nghiệp vẫn cố tình chậm trễ trong việc giải trình những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế làm tiến độ công việc bị chậm.

+ Thời gian để ngƣời nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế là khá dài. Nhƣng hầu hết các doanh nghiệp đều để đến ngày cuối cùng mới thực hiện nghĩa vụ của mình. Gây khó khăn cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Ví dụ theo quy định, Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ khai thuế GTGT từ ngày 10 đến hết ngày 20 hàng tháng nhƣng phải tới ngày 20 mới ồ ạt tới nộp. Số lƣợng hồ sơ khai thuế chồng chất. Khi chuyển tới bộ phận kiểm tra thuế tại bàn đã là rất nhiều. Do đó, việc kiểm tra thuế tại bàn của tháng bị chậm hơn so với quy định và xử lý vi phạm chƣa đƣợc kịp thời.

+ Số lƣợng ngƣời nộp thuế trên địa bàn rất lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn phức tạp gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế tại bàn.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thủ đoạn gian lận trốn thuế ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

+ Ngƣời dân chƣa có thói quen yêu cầu phải có hóa đơn khi mua hàng tạo cơ hội cho doanh nghiệp làm sai lệch nhằm giảm thuế phải nộp.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Số lƣợng cán bộ kiểm tra thuế tại bàn chƣa đáp ứng đƣợc tình hình phát triển của các doanh nghiệp.

+ Một số cán bộ kiểm tra thuế tại bàn chƣa nhận thức đƣợc hết tầm quan trọng của công tác kiểm tra thuế tại bàn đối với việc quản lý sử dụng hóa đơn của ngƣời nộp thuế nên việc kiểm tra chỉ mang tính hình thức.

+ Cán bộ kiểm tra thuế tại bàn muốn xác minh hóa đơn phải gửi yêu cầu xác minh đến các cơ quan bạn nhờ xác minh. Giai đoạn này mất nhiều thời gian. Có khi yêu cầu xác minh gửi đi phải mất rất lâu mới có câu trả lời, thậm chí còn không đƣợc trả lời. Chính vì vậy, kết quả không đƣợc chính xác và tốc độ không đảm bảo theo kế hoạch.

+ Trình độ tin học của cán bộ kiểm tra thuế tại bàn còn hạn chế. Việc khai thác đối chiếu dữ liệu trên hệ thống chƣơng trình quản lý thuế chƣa thuận lợi nhƣ đƣờng truyền rất chậm, khả năng gặp trục trặc của hệ thống là rất cao... gây ảnh hƣởng không ít tới quá trình tiến hành kiểm tra thuế tại bàn của cán bộ.

+ Công tác phân lập hồ sơ khai thuế còn thiếu khoa học. Dẫn tới việc kiểm tra thuế tại bàn rất vất vả trong việc tìm kiếm hồ sơ khai thuế. Hiện nay, cán bộ kiểm tra thuế tại bàn vẫn phải tìm theo cách thủ công gây lãng phí rất nhiều thời gian. Hơn nữa, số lƣợng hồ sơ quá nhiều, nhiều hồ sơ trong quá trình luân chuyển còn bị thất lạc, không đầy đủ gây chậm trễ cho quá trình kiểm tra thuế tại bàn.

+ Chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về ngƣời nộp thuế làm cơ sở phục vụ công tác kiểm tra thuế tại bàn.

3.3.6.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

a. Những bài học chung

Từ số liệu phân tích đánh giá về kết quả đạt đƣợc, hạn chế tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra thuế tại bàn ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra các bài học sau:

Một là, phải quán triệt chủ trƣơng của Bộ tài chính, Tổng cục thuế trong công tác kiểm tra thuế tại bàn đối với các DN trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

Hai là, phải chủ động và linh hoạt trong tổ chức, điều hành, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra. Tăng cƣờng phổ biến tuyên truyền về vai trò của công tác kiểm thuế nói chung và kiểm tra thuế tại bàn nói riêng tạo sự hiểu biết đồng thuận và ủng hộ của ngƣời nộp thuế.

Ba là, phải cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp thực hiện chiến lƣợc thành kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm, thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, linh hoạt và ứng phó nhanh với những biến động kinh tế để thực hiện tốt công việc đƣợc giao.

Bốn là, phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thuế. Khơi dậy sức mạnh của toàn hệ thống, kết hợp giữa nguồn nhân lực có chất lƣợng với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đi đôi với tăng cƣờng kiểm tra, giám sát ngăn chặn, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong việc chấp hành pháp luật về thuế.

Năm là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy trình thủ tục

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiêm tra thuế tại bàn ở cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 80)