Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 117)

3.3.2.1Các hạn chế trong QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh

* Hạn chế trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, công tác dự báo, định hƣớng còn chƣa mang tầm chiến lƣợc, việc khảo sát còn chƣa thực sự chặt chẽ, nên khi triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết đã nẩy sinh những điểm không phù hợp phải điều chỉnh.Tiến độ hoàn thành quy hoạch các khu chức năng KKT Nghi Sơn và một số KCN còn chậm.

74

Một số đồ án quy hoạch chƣa đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, tầm nhìn còn hạn chế, chƣa phù hợp với yêu cầu phát triển, dành nhiều quỹ đất cho công nghiệp, thiếu quỹ đất cho dịch vụ. Tỷ lệ lấp đầy quy hoạch các khu chức năng trong KKT và các KCN chậm so với kế hoạch; Công tác quản lý quy hoạch và xây dựng còn nhiều bất cập, chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo kịp thời, quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, nên tình trạng xây dựng, cơi nới trái phép vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang an toàn giao thông vẫn xảy ra.

Việc thành lập và phát triển khu công nghệ cao (dự kiến ban đầu quy hoạch phía Nam đƣờng Ngã ba Voi đi Sầm Sơn, với quy mô 1.000 ha) chƣa thực hiện đƣợc.

* Hạn chế trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh chủ yếu điều chỉnh hoạt động đầu tƣ nói chung mà chƣa có các văn bản pháp luật quy định riêng cho FDI, mới bƣớc đầuđápứng đƣợc các yêu cầu về đẩy mạnh thu hút đầu tƣ và quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các dựán đầu tƣ trên địa bàn. Đối với FDI, tỉnh mới chỉ dừng lại việc ban hành các danh mục dựán kêu gọi đầu tƣ.

Về việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài:

- Đối với chính sáchƣu đãi đầu tƣ: cácƣu đãi đầu tƣ vào KKT Nghi Sơn hiện nay khá cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Điều này một mặt tạo ra sức hút đầu tƣ cho KKT Nghi Sơn, tuy nhiên mặt khác lại làm giảm sức hút đầu tƣ vào các KCN trong tỉnh, đặc biệt là các KCN mới quy hoạch nhƣ KCN Ngọc Lặc, KCN Lam Sơn – Sao Vảng, KCN Bãi Trành.

- Đối với chính sách đấtđai:Các quy định về chính sách đấtđai của tỉnh còn phức tạp, các thủ tục giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất còn rƣờm rà. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đấtđai còn nhiều gây khó khăn cho các nhà đầu tƣ trong quá trình triển khai thực hiện dựán.

75

+ Về lực lượng lao động:lực lƣợng lao động ở Thanh Hoá mặc dù số lƣợngđông nhƣng chất lƣợng còn hạn chế, chƣa đƣợc chuẩn bị theo kịp thực tế phát triển của KKT và các KCN, đặc biệt là lực lƣợng công nhân kỹ thuật. Có một thực tế là công nhân đƣợc đào tạo qua các trƣờng nghề không đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp bởi các trang thiết bị của các trƣờng nghề đã lạc hậu không theo kịp quá trình phát triển. Rất nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo lại. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tại chỗ gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Thiếu các chuyên gia, các nhà quản lý nắm giữ những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp FDI; lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thiếu.

+ Về quan hệ lao động: Hiện tƣợng ngừng việc tập thể, đình công, lãn công vẫn còn xảy ra và tiềm ẩn nhiều rủi ro

* Hạn chế trong quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội KKT Nghi Sơn, các KCN và các địa phương trong tỉnh.

Nhìn tổng thể hiện nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KKT Nghi Sơn và các KCN còn thiếu và yếu, chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển: hệ thống cấp nƣớc thô giai đoạn 2 công suất 60.000 m3/ngày đêm chậm tiến độ, hệ thống thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải tập trung và các công trình hạ tầng xã hội nhƣ trƣờng cao đẳng nghề, bệnh viện, nhà ở công nhân chƣa đƣợc đầu tƣ đầu tƣ; tốc độ xây dựng và phát triển cảng Nghi Sơn chƣa đạt yêu cầu, việc nạo vét luồng tàu mới đƣợc thực hiện đến hết bến tổng hợp số 3, bến cảng mới hoàn thành thêm đƣợc 04 bến chƣa đảm bảo kế hoạch (theo kế hoạch là 8 – 12 bến), chƣa có bến container. Một số công trình vốn ngân sách tiến độ triển khai chậm, kéo dài trong nhiều năm, lãng phí vốn đầu tƣ. Chất lƣợng tuy đã đƣợc kiểm soát chặt chẽ nhƣng có chỗ còn chƣa đảm bảo, hồ sơ thiết kế một số dự án phải điều chỉnh, một số nhà thầu không đủ năng lực về tài chính để thi công, kéo dài tiến độ.

Hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào KKT và KCN còn yếu, chƣa hoàn thiện, công tác triển khai GPMB bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tƣ còn gặp

76

nhiều khó khăn. Các dự án FDI ở các huyện đang còn sử dụng nhiều đất lúa, các cụm công nghiệp chƣa phát triển nên chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ.

Hạ tầng các huyện vùng trung du và miền núi chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng đồng bộ, hạ tầng giao thông còn yếu, hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu dẫn đến khó khăn trong thu hút vốn FDI.

Để thực hiện đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải thực hiện triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB), đền bù GPMB và di dân tái định cƣ. Hiện nay, diện tích đất dành cho xây dựng KKT và các KCN chủ yếu đƣợc lấy từ đất sản xuất nông nghiệp năng suất thấp hoặc đất cát, đồi núi. Do chính sách giao đấtổnđịnh lâu dài trong nông nghiệp(20 năm) cho từng hộ gia đình nông dân, hơn nữa công tác quản lý đất đai trƣớc đây còn chƣa chặt chẽ nên việc xác định nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn; Mặt khác, chính sách về đất đai luôn thay đổi. Do vậy, quá trình chuyển đổi ruộng đất, mà song song với nó là quá trình bồi thƣờng GPMB luôn vấp phải các khó khăn, phức tạp xuất phát từ vấn đề quyền lợi kinh tế, đời sống, việc làm của ngƣời nông dân

Công tác đền bù, GPMB còn nhiều khó khăn, kéo dài chƣa đƣợc giải quyết, công tác GPMB các dự án hạ tầng và các dự án của nhà đầu tƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thời gian GPMB quá dài; việc giao đất, cấp đất trái thẩm quyền ở các địa phƣơng, đặc biệt là các xã còn khá phổ biến; việc xây dựng cơi nới trái phép, cản trở thi công có chiều hƣớng gia tăng nhƣng chƣa đƣợc xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh chƣa thực sự hấp dẫn, sức cạnh tranh chƣa cao, thiếu quỹ đất sạch để thu hút đầu tƣ. Đa số các dự án của nhà đầu tƣ trong KKT Nghi Sơn và các KCN đều triển khai từ công tác GPMB và hầu hết các dự án đều phải ứng trƣớc tiền để thực hiện công tác GPMB.Các dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng trong KKT Nghi Sơn và các KCN chậm tiến độ do vƣớng mắc mặt bằng; hạ tầng còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; việc huy động các nguồn vốn để đầu tƣ hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Việc kêu gọi đầu tƣ hạ tầng theo hình thức PPP, BOT, BT còn hạn chế.

77

* Hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tư

Trong thực tế, cả DN kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KKT Nghi Sơn và các KCN, cả chính quyền địa phƣơng đều phải xúc tiến đầu tƣ vì quyền lợi của cả hai bên. Để công tác xúc tiến đầu tƣ có hiệu quả thì cần kết hợp hoạt động của hai chủ thể này. Nhƣng ở Thanh Hoá trong thời gian vừa qua sự phối hợp này chƣa tốt; một mặt, tỉnh mới chỉ có kế hoạch xúc tiến đầu tƣ ngắn hạn (hàng năm) mà chƣa có chiến lƣợc, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ cho dài hạn, cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ còn chƣa mạnh mẽ. Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thƣờng chào giá cho thuê đất cao để tăng lợi nhuận và nhanh chóng thu hồi vốn. Do đó chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án lớn, có hàm lƣợng công nghệ cao, nhất là dự án FDI còn ít. Chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sau hoá dầu. Tiến độ triển khai một số dự án sau cấp giấy chứng nhận đầu tƣ còn chậm; năng lực tài chính của một số nhà đầu tƣ trong nƣớc yếu, không thu xếp đƣợc vốn để triển khai dự án.

* Hạn chế trong công tác quyếtđịnh chủ trương đầu tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư

Hạn chế chủ yếu trong công tác này là vấn đề chậm trễ do thủ tục hành chính còn rƣờm rà, không hiệu quả.

* Hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra giám sát các dựán đầu tư trực tiếp nước ngoài

Công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp giữa các cấp, các ngành đặc biệt là giữa Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền địa phƣơng nơi có KKT, KCN có lúc chƣa kịp thời, chƣa chặt chẽ; chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, chƣa rõ ràng. Công tác cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc chấn chỉnh và quán triệt đến các ngành, các cấp song vẫn còn tình trạng chậm trễ, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục.

78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ nền kinh tế

Suy thoái kinh tế thế giới ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và thu hút FDI vào Thanh Hóa nói riêng. Mặc dù hiện naysuy thoái kinh tế đã cơ bản đƣợc khắc phục, nền kinh tế thế giới đã bƣớc vào quỹ đạo phục hồi, nhƣng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Vốn FDI giảm do tâm lý lo ngại của các nhà đầu tƣ là không thể tránh khỏi. Mặt khác, suy thoái kinh tế đã làm biến động đến giá cả vật tƣ, nguyên vật liệu và tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

- Điều kiện về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến thu hút FDI của Thanh Hóa

Mặc dù hiện nay cơ sở hạ tầng của Thanh Hóa đã bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ tƣơng đối hoàn thiện và đồng bộ nhƣng vẫn chủ yếu tập trung ở các trung tâm kinh tế của tỉnh, cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh còn chƣa đồng đều.

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội trong KKT và các KCN là một nhiệm vụ tiên quyết, quan trọng để thu hút các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ sản xuất kinh doanh, đầu tƣ các khu du lịch, thƣơng mại ... Tuy nhiên nhu cầu về vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng cần rất lớn, nhƣng khả năng đáp ứng của tỉnh còn hạn chế, do những lý do sau:

Thứ nhất, vốn kế hoạch do Chính phủ cấp hàng năm đƣợc thực hiện theo Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 16/10/2009; trong những năm qua KKT Nghi Sơn đã đƣợc Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ quan tâm ghi vốn hàng năm cao so với các KKT khác trên cả nƣớc, nhƣng so với nhu cầu thì còn chƣa đáp ứng đƣợc.

Thứ hai, vốn do ngân sách tỉnh cấp, đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với Thanh Hóa do điều kiện của tỉnh còn khó khăn, nhiệm vụ đầu tƣ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh nên việc đầu tƣ cho hạ tầng KKT và các KCN còn khiêm tốn, chỉ đáp ứng đƣợc một phần cho công tác GPMB và xây dựng các khu tái định cƣ.

79

Thứ ba, vốn đầu tƣ từ nguồn phát hành trái phiếu để đầu tƣ hạ tầng, nhƣng trên thực tế những năm qua Thanh Hóa chƣa đề xuất Chính phủ để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này.

Thứ tư, vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ: Đây cũng là một nguồn vốn rất quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn tỉnh và đầu tƣ hạ tầng KKT và các KCN. Tuy nhiên trong những năm qua, việc khai thác nguồn vốn này còn khiêm tốn một mặt do đặc điểm dự án đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật là dự án đầu tƣ dài hạn, yêu cầu vốn lớn trong khi khả năng thu hồi vốn chậm, tính rủi do cao; mặt khác, một số nhà đầu tƣ các khu đô thị, các khu du lịch, vui chơi giải trí còn trông chờ vào các dự án lớn khởi công xây dựng nhƣ dự án khu liên hợp lọc hóa dầu nên chƣa triển khai đầu tƣ mạnh mẽ.

Lợi thế của một số KCN không cao, do nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển… nên rất khó khăn trong việc thu hút đầu tƣ đối với cả nhà đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng và nhà đầu tƣ thứ cấp.

- Nguyên nhân từ chế độ, cơ chế chính sách của Nhà nước:

Cơ chế chính sách đối với KKT và các KCN còn chƣa đồng bộ. Các chính sách về đất đai, vốn, tài chính, quản lý lao động, cấp các loại giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh đối với DN FDI trong KKT và các KCN mặc dù đã đƣợc triển khai, nhƣng chƣa đƣợc đồng bộ. VD: Việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh đối với DN FDI trong lĩnh vực du lịch trong KKT chƣa đƣợc thực hiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chƣa ủy quyền; Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội trực tiếp ủy quyền cho BQL về một số nhiệm vụ quản lý lao động trong KKT nhƣng theo Thông tƣ số 13/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009, giao cho Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội Thanh Hóa ủy quyền lại cho Ban, nhƣng Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh lại không ủy quyền đầy đủ nên công tác quản lý gặp khó khăn, không thống nhất và không tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ trong việc thực hiện một cửa, một đầu mối.

80

về KKT, KCN, cơ chế chính sách hay thay đổi, không thống nhất và khó thực hiện.Việc phân cấp, ủy quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP và Nghị định 164/2013/NĐ-CP chƣa đƣợc thực hiện triệt để; một số nội dung còn chồng chéo, làm hạn chế tính tự chủ và chịu trách nhiệm của Ban quản lý KKT Nghi Sơn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

* Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện cácquy hoạch

+ Chất lƣợng tƣ vấn trong lập quy hoạch chi tiết, tƣ vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật một số công trình chất lƣợng còn thấp; năng lực một số nhà thầu còn hạn chế ảnh hƣởng đến tiến độ thi công công trình.

+ Việc lập đồ án quy hoạch chi phí lớn, nguồn kinh phí phụ thuộc hoàn toàn từ ngân sách nhà nƣớc, trong khi khối lƣợng công việc nhiều, nên ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai đồ án.

+ Kết cấu hạ tầng giao thông đối nội, đối ngoại, cấp điện, cấp nƣớc, các khu dịch vụ, cơ sở đào tạo nghề, dịch vụ y tế trong KKT Nghi Sơn và các KCN còn thiếu làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ và hoạt động thu hút đầu tƣ.

- Nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công tác GPMB, đền bù GPMB và di dân táiđịnh cư

+ Công tác bồi thƣờng, GPMB và tái định cƣ còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp do việc xây dựng trái phép gia tăng, đây là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ thực hiện của nhiều dự án và làm tăng tổng mức đầu tƣ.

+ Việc giao đất, cấp đất trái thẩm quyền ở các xã khá phổ biến; việc xây

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 117)