Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 46)

Khi mới tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, trong cơ cấu kinh tế thì nông nghiệp là chủ yếu chiếm 53,2%, quy mô ngành công nghiệp rất nhỏ bé chiếm 13%. Với chủ trƣơng phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút vốn FDI và doanh nghiệp dân doanh là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn bƣớc đi đột phá là phát triển công nghiệp, quy hoạch và phát triển các KCN, tập trung cao độ việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI và phát triển các KCN, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc kết quả tích cực. Tính đến tháng 9 năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có gần 116 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 2,411 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 1,119 tỷ USD, chiếm 46% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nƣớc và là nhân tố quan trọng nhất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhtheo hƣớng tích cực: công nghiệp-xây dựng 62,54%, dịch vụ 27,7%, nông, lâm thuỷ sản 9,76%. [49-2 ]

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI trong các KCN đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phƣơng nhƣ: sản xuất, chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 28 dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp FDI áp dụng phƣơng thức quản lý tiên tiến, đƣợc kết nối và chịu ảnh hƣởng của hệ

36

thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đã đƣợc chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

Thành công của Vĩnh Phúc, một mặt là do những chủ trƣơng đúng đắn của tỉnh trong thu hút FDI, một mặt là do công tác QLNN đạt hiệu quả cao tập trung vào những khâu chủ yếu sau:

Thứ nhất, coi trọng công tác hậu kiểm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án FDI.

Tỉnh đã chỉ đạotăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn trong quá trình cấp giấy CNĐT và theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau cấp phép.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân, đảm bảo tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký cao

Để đảm bảo tiến độ giải ngân của các dự án FDI, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ triển khai thực hiện dự án. Đối với các dự án chậm tiến độ tỉnh đã làm việc với các doanh nghiệp để tìm ra hƣớng giải quyết phù hợp. Kiên quyết thu hồi giấy CNĐT đối với các dự án không có khả năng triển khai.

Thứ ba, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư.

Vĩnh Phúc tập trung chỉ đạo các ngành chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi pháp pháp luật của các doanh nghiệp FDI về lao động, về môi trƣờng, phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển giá, khai báo “lỗ giả” nhằm trốn thuế, xử lý các vi phạm trong chuyển giao công nghệ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 46)