Bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 48)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý FDI của các địa phƣơng, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho quản lý FDI của Thanh Hóa nhƣ sau

Thứ nhất,xây dựng đồng bộ và hoàn thiện pháp luật, chính sách về FDI.

Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về FDI, cần có các chính sách cụ thể đối với hoạt động FDI trên địa bàn. Tập trung xây dựng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ đảm bảo phù hợp với chính sách chung của trung ƣơng và đạt đƣợc mục tiêu thu hút FDI của địa phƣơng. Cần có cơ chế chính sách ổn định lâu dài để các nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn đầu tƣ; Công khai các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tƣ theo đúng quy định của Nhà nƣớc.

Tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về FDI, hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách thuế, chính sách lao động, chính sách tái định cƣ, môi trƣờng, thực hiện cải cách thủ tục hành chính...

Tập trung vào công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi, bàn giao đất cho các nhà đầu tƣ đúng tiến độ

Thứ hai, tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Đảm bảo chất lƣợng quy hoạch tốt, phù hợp với thực tiễn, có khả năng thực thi. Quy hoạch ngành phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN, KKT với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cƣ, nhà ở và các công trình xã hội.

Thứ ba, cần xây dựng một cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thểgiữa các cơ quan QLNN trong tỉnh trong QLNN về FDI.

Tổ chức bộ máy QLNN về FDI đã đƣợc quy định và triển khai thực hiện ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng, tuy nhiên cần quy định rõ sự chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, tránh tình trạng chồng chéo hoặc không phân định rõ trách nhiệm.

39

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ những thủ tục rườm rà, không phù hợp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thông thoáng.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, mỗi một dự án đầu tƣ khi triển khai thực hiện dự án phải hoàn tất ít nhất 14 nhóm thủ tục hành chính, bao gồm: (1) Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ (Đối với các dự án phải phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ), (2) Thẩm định và phê duyệt quy hoạch (bao gồm quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch chi tiết xây dựng), (3) Thẩm định thiết kế cơ sở của dự án, (4) Cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, (5) Thỏa thuận đấu nối hạ tầng của dự án (điện, cấp, thoát nƣớc), (6) Thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, (7) Giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (8) Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, (9) Bảo vệ môi trƣờng (Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng; Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng), (10) Xác định giá đất, (11) Thẩm tra thiết kế kỹ thuật (bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công), (12) Cấp Giấy phép xây dựng, (13) Nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng, (14) Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện công trình, biện pháp môi trƣờng phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Mỗi một nhóm thủ tục hành chính lại đƣợc thực hiện ở một cơ quan QLNN khác nhau, thời gian kéo dài làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án. Do đó, cần xem xét, rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, đồng thời đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi pháp pháp luật về đầu tư, thực hiện nghiêm các quy định về báo cáo định kỳ, kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mắc của các nhà đầu tư.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đảm bảo đầu tư theo định hướng của tỉnh, tăng cường thu hút các nhà đầu tư từ các nước phát triển, các dự án đầu tư có chất lượng.

40

Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm cao trong công việc, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng.

41

CHƢƠNG II

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả xây dựng một quy trình nghiên cứu với các bƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Các bƣớc nghiên cứu

Nội dung

Bƣớc 1 Xác định vấn đề nghiên cứu

Bƣớc 2 Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bƣớc 3 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Bƣớc 4 Thu thập các số liệu thứ cấp/sơ cấp có liên quan đến đề tài. Bƣớc 5 Xây dựng đề cƣơng sơ bộ và đề cƣơng chi tiết liên quan đến đề

tài nghiên cứu

Bƣớc 6 Phân tích dữ liệu thu thập và phát hiện các vấn đề thuộc đề tài Bƣớc 7 Phân tích cáckết quả, kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu Bƣớc 8 Hoàn thiện Luận văn

2.1.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian vừa qua đãđạt đƣợc nhiều thành tựu song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả chọnhƣớng nghiên cứu là QLNN đối với FDI nhƣ thế nào để phát huy những lợi thế của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khắc phục các hạn chế trong thời gian vừa qua . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2 Tìm hiểu về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhằm tìm hiểu và xây dựng khung lý thuyết về QLNN đối với FDI, tác giảđã tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nội dung QLNN đối với FDI từ các luậnán, luận văn của TrƣờngĐại học kinh tế, các giáo trình QLNN về kinh tế, các giáo trình quản lý đầu tƣ…Thông qua việc tìm hiểu tổng quan tình hình

42

nghiên cứu liên quan đến đề tài cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về vấn đề QLNN đối với FDI. Mặt khác, thông qua nghiên cứu tổng quan giúp tác giả phát hiện khoảng trốngnghiên cứu là QLNN đối với FDI dƣới góc độđịa phƣơng, đặc biệt là QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

2.1.3 Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Tác giả xây dựng khung lý luận và thực tiễn về FDI thông qua việc nghiên cứu các giáo trình về FDI và QLNN về kinh tế, kết hợp việc nghiên cứu, kế thừa các công trình của các tác giả trƣớcđó liên quan đến nội dung QLNN đối với FDI, các bài báo, bài tham luận tại các hội nghị về FDI…Từ đó, tác giả hình thành khung lý luận về QLNN đối với FDI vàvận dụng khung lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2.1.4 Thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài.

Để thực hiện đề tài, tác giảđã thu thập các số liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với các số liệu phục vụ việc xây dựng khung lý luận, tác giả chủ yếu tham khảo từ cácwebsite của Bộ Kế hoạch vàĐầu tƣ, Tổng cục Thống kê, kế thừa các số liệu trong Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Đối với số liệu để phân tích vàđánh giá thực trạng, tác giả thu thập số liệu từ các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thanh Hoá, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn.Thông qua việc thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu giúp tác giả lƣợng hóa một cách chi tiết các kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đánh giá những ƣu điểm, hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, làm căn cứ cho việc xây dựng các giải pháp nhằm phát huy các ƣu điểm và từng bƣớc khắc phục các hạn chế trong công tác QLNN đối với FDI trên địa bàn.

2.1.5 Xây dựng đề cƣơng sơ bộ và đề cƣơng chi tiết liên quan đến đề tài nghiên cứu tài nghiên cứu

Kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớcđó và tiếp thu ý kiến của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, tác giả xây dựng đề cƣơng sơ bộ và đề cƣơng chi tiết.

43

2.1.6 Phân tích dữ liệu thu thập và phát hiện các vấn đề thuộc đề tài

Tác giả sử dụng các số liệu về tình hình thu hút FDI trên địa bàn, các số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, số lƣợng việc làm, kim ngạch xuất khẩu và mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp FDI để đánh giá các kết quảđạt đƣợc và các hạn chế, tồn tại.

2.1.7 Phân tích các kết quả, kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu cứu

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng QLNN về FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bằng khung lý luận QLNN về FDI, tác giả phát hiện các vấn đề và phân tích các kết quả, các kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu. Quá trình này kết hợp việc nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lƣợng nhằm đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác QLNN trên địa bàn, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng.

2.1.8 Hoàn thiện luận văn

Đây là bƣớc cuối cùng trong Quy trình nghiên cứu, là kết quả của quá trình tác giả xây dựng khung lý luận về QLNN đối với FDI, quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các kết quả đạt đƣợc và một số tồn tại hạn chế trong công tác QLNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu:

Tác giả thu thập các số liệu về thu hút, sử dụng và quản lý FDI của Việt Nam, của Thanh Hóa và của các địa phƣơng trên cả nƣớc.

Thông tinthu thập Nguồn thu thập Phƣơng pháp thu thập

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài, các bài viết khoa học về nội dung của đề tài.

Tra cứu tài liệu, kế thừa chọn lọc.

44 Cơ sở lý luận về FDI

và QLNN đối với FDI

Sách chuyên khảo, giáo trình, các báo cáo của IMF, WTO, các báo cáo của Bộ KH&ĐT, Luật Đầu tƣ năm 2005 và 2014.

Tra cứu tài liệu, kế thừa chọn lọc.

Thực trạng QLNN đối với FDI trên địa

bàn Thanh Hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh, các văn bản pháp quy của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT Thanh Hóa, BQL KKT Nghi Sơn; Niên giám thống kê Việt Nam và Niên giám thống kê Thanh Hóa từ 2011 – 2014; Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn giai đoạn 2011-2015

Tra cứu tài liệu, tổng hợp số liệu.

2.2.2Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Tác giả đã phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan, chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của từng công trình, thực hiện tổng hợp các ƣu điểm, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả, tổng hợp các hạn chế hay các khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở để xác định vấn đề và triển khai nghiên cứu.

Tác giả đã tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập đƣợc theo các tiêu chí nhất định nhằm đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, không gian, từ đó đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.

2.2.3 Phương pháp phân tích, so sánh

Tác giả so sánh các số liệu về thu hút và sử dụng FDI của Thanh Hóa với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Trên cơ sở đó đánh giá triển vọng, cơ hội và thách thức của Thanh Hóa trong thời gian tới.

45

2.3 Nguồn dữ liệu

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Cục Thống kê Thanh Hoá và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thanh Hóa.

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của BQL khu kinh tế Nghi Sơn.

Các số liệu thu thập ở các tài liệu thứ cấp khác nhƣ sách, báo, tạp chí, mạng internet…

46

CHƢƠNG III

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

3.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THANH HÓA THANH HÓA

3.1.1 Khái quát các đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa.

3.1.1.1 Vị trí địa lý:

Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.

- Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình. - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.

- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. - Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Đây là vị trí thuận lợi để thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vìThanh Hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ.

3.1.1.2 Địa hình:

Địa hình Thanh Hoá phân chia thành 3 vùng rõ rệt:Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích.. Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích. Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích,với bờ biển dài 102 km, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển, các KCN, dịch vụ kinh tế biển.

Đặcđiểm vềđịa hình dẫn đến khó khăn trong việc phân bố các dựán FDI một cách đồng đều, hầu hết các dựán FDI chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và ven biển, mặt khác khu vực trung du và miền núi cóđiều kiện về kết cấu hạ tầng không thuận lợi nên càng khó khăn trong thu hút FDI

47

3.1.1.3 Khí hậu:

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lƣợng mƣa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp.

3.1.2 Khái quát các đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1 Khái quát các đặc điểm về kinh tế * Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất:

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chƣa sử dụng 153.520 ha.Với diện tích rộng, Thanh Hoá còn nhiều quỹ đất để phát triển công nghiệp và thuận lợi trong thu hút FDI

- Tài nguyên rừng:

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lƣợng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Tỉnh có rừng quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

- Tài nguyên biển:

Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào và phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Vùng biển Thanh Hoá có trữ lƣợng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

- Tài nguyên khoáng sản:

Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lƣợng lớn so với cả nƣớc nhƣ: đá granit và marble (trữ lƣợng 2-3 tỉ m3), đá vôi làm xi

48

măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.

- Tài nguyên nước:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 48)