Hoàn thiện luận văn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 53)

Đây là bƣớc cuối cùng trong Quy trình nghiên cứu, là kết quả của quá trình tác giả xây dựng khung lý luận về QLNN đối với FDI, quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các kết quả đạt đƣợc và một số tồn tại hạn chế trong công tác QLNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu:

Tác giả thu thập các số liệu về thu hút, sử dụng và quản lý FDI của Việt Nam, của Thanh Hóa và của các địa phƣơng trên cả nƣớc.

Thông tinthu thập Nguồn thu thập Phƣơng pháp thu thập

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài, các bài viết khoa học về nội dung của đề tài.

Tra cứu tài liệu, kế thừa chọn lọc.

44 Cơ sở lý luận về FDI

và QLNN đối với FDI

Sách chuyên khảo, giáo trình, các báo cáo của IMF, WTO, các báo cáo của Bộ KH&ĐT, Luật Đầu tƣ năm 2005 và 2014.

Tra cứu tài liệu, kế thừa chọn lọc.

Thực trạng QLNN đối với FDI trên địa

bàn Thanh Hóa

Các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh, các văn bản pháp quy của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT Thanh Hóa, BQL KKT Nghi Sơn; Niên giám thống kê Việt Nam và Niên giám thống kê Thanh Hóa từ 2011 – 2014; Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn giai đoạn 2011-2015

Tra cứu tài liệu, tổng hợp số liệu.

2.2.2Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Tác giả đã phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan, chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của từng công trình, thực hiện tổng hợp các ƣu điểm, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả, tổng hợp các hạn chế hay các khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở để xác định vấn đề và triển khai nghiên cứu.

Tác giả đã tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập đƣợc theo các tiêu chí nhất định nhằm đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, không gian, từ đó đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.

2.2.3 Phương pháp phân tích, so sánh

Tác giả so sánh các số liệu về thu hút và sử dụng FDI của Thanh Hóa với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Trên cơ sở đó đánh giá triển vọng, cơ hội và thách thức của Thanh Hóa trong thời gian tới.

45

2.3 Nguồn dữ liệu

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Cục Thống kê Thanh Hoá và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thanh Hóa.

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của BQL khu kinh tế Nghi Sơn.

Các số liệu thu thập ở các tài liệu thứ cấp khác nhƣ sách, báo, tạp chí, mạng internet…

46

CHƢƠNG III

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

3.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THANH HÓA THANH HÓA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1 Khái quát các đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa.

3.1.1.1 Vị trí địa lý:

Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.

- Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình. - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.

- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. - Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Đây là vị trí thuận lợi để thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vìThanh Hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ.

3.1.1.2 Địa hình:

Địa hình Thanh Hoá phân chia thành 3 vùng rõ rệt:Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích.. Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích. Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích,với bờ biển dài 102 km, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển, các KCN, dịch vụ kinh tế biển.

Đặcđiểm vềđịa hình dẫn đến khó khăn trong việc phân bố các dựán FDI một cách đồng đều, hầu hết các dựán FDI chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và ven biển, mặt khác khu vực trung du và miền núi cóđiều kiện về kết cấu hạ tầng không thuận lợi nên càng khó khăn trong thu hút FDI

47

3.1.1.3 Khí hậu:

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lƣợng mƣa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp.

3.1.2 Khái quát các đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

3.1.2.1 Khái quát các đặc điểm về kinh tế * Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất:

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chƣa sử dụng 153.520 ha.Với diện tích rộng, Thanh Hoá còn nhiều quỹ đất để phát triển công nghiệp và thuận lợi trong thu hút FDI

- Tài nguyên rừng:

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lƣợng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Tỉnh có rừng quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

- Tài nguyên biển:

Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào và phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Vùng biển Thanh Hoá có trữ lƣợng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

- Tài nguyên khoáng sản:

Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lƣợng lớn so với cả nƣớc nhƣ: đá granit và marble (trữ lƣợng 2-3 tỉ m3), đá vôi làm xi

48

măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.

- Tài nguyên nước:

Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lƣu vực là 39.756km2; . Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện.

Tóm lại, với các loại tài nguyên phong phú vàđa dạng, một số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lƣợng lớn làđiều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá thu hút FDI, hƣớng FDI vào phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp với quy mô công nghiệp. Mặt khác, với chiều dài bờ biển hơn 102km là diều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dƣỡng.

* Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không:

- Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Đƣờng bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng nhƣ: quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đƣờng chiến lƣợc 15A, đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 45, 47 và quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nƣớc bạn Lào.

- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đƣờng sông, trong đó có 487 km đã đƣợc khai thác cho các loại phƣơng tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng biển nƣớc sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang đƣợc tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.

49

Với hệ thống giao thông thuận lợi, Thanh Hoá có thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội, là lợi thế của tỉnh trong thu hút FDI. Tuy nhiên, do hạn chế vềđịa hình (đã đề cậpở phần 3.1.1.2) nên Thanh Hoá cần tập trung huy động các nguồn vốn FDI vào đầu tƣ hạ tầng.

- Hệ thống điện:

Mạng lƣới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phƣờng và 91% số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia.

- Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Trong những năm qua, hệ thống bƣu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế với các phƣơng thức hiện đại nhƣ telex, fax, internet.

- Hệ thống cấp nước sạch

Hệ thống cung cấp nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nƣớc cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã đƣợc dùng nƣớc sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đƣợc cung cấp đủ nƣớc sạch theo yêu cầu.

Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá tƣơng đối đồng bộ, tuy nhiên vẫn chƣa đápứngđƣợc yêu cầu phát triển kinh tế và đẩy mạnh thu hút FDI.

* Hệ thống các ngành dịch vụ

- Ngân hàng:

Hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh chóng, tăng nhanh về số lƣợng và quy mô, chất lƣợngdịch vụ ngày càng đƣợc cải

50

thiện.Tổng nguồn vốn huy động hàng năm tăng bình quân 18%, doanh số cho vay bình quân tăng 17,3%, tổng dƣ nợ tăng bình quân hàng năm 17%.

b) Bảo hiểm:

Thanh Hoá đƣợc xác định là thị trƣờng tiềm năng của nhiều loại hình bảo hiểm nhƣ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Các công ty Bảo hiểm trên địa bàn không ngừng mở rộng thị trƣờng, cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

- Thương mại:

Mạng lƣới thƣơng mại Thanh Hoá ngày càng đƣợc mở rộng, hệ thống siêu thị ở đô thị và hệ thống chợ ở nông thôn phát triển nhanh, văn minh thƣơng mại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng trên 23%. Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng. Thị trƣờng xuất khẩu ngày càng đƣợc mở rộng.

- Du lịch:

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ thành nhà Hồ, bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà, vƣờn quốc gia Bến En, động Từ Thức, suối cá “thần” Cẩm Lƣơng … Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Phát triển du lịch là một trong những chƣơng trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới. Năm du lịch quốc gia 2015, du lịch Thanh Hóa hứa hẹn nhiều bƣớc đột phá.

3.1.2.2 Khái quát các đặc điểm về xã hội. * Nguồn nhân lực

- Dân số: Năm 2011,dân số Thanh Hoá có gần 3,5 triệu ngƣời; gồm 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mƣờng, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít ngƣời sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.

- Lao động:Nguồn lao động của Thanh Hoá tƣơng đối trẻ, có trình độ văn hoá khá, chi phí lao động rẻ. Năm 2015, toàn tỉnh có 2.167 nghìn lao động làm việc trong nền kinh tế; bình quân mỗi năm có trên 73 nghìn lao động qua đào

51

tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.[ ]

Với lợi thế về nguồn nhân lực, Thanh Hoá cóđiều kiện thu hút các dựán FDI, đặc biệt là các dựán trong lĩnh vực dệt may, da giày, các dựán sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lƣợng cao vẫn còn thiếu và còn yếu, chƣa đápứng đƣợc yêu cầu nhất là nhu cầu về lao động có chuyên môn về lọc, hoá dầu của dựán lọc hoá dầu Nghi Sơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Văn hóa, lịch sử

Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Nhiều di chỉ khảo cổ đƣợc phát hiện ở Thanh Hóa nhƣ: các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông, Con Mong, nền văn hoá Đa Bút, Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ,và đặc biệt là nền văn hoá Đông Sơn.

Suốt chiều dài dựng nƣớc và giữ nƣớc, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu nhƣ: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hƣu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia. Thành Nhà Hồ đƣợc công nhận Di sản Văn hóa thế giới, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Khu Di tích Đền Bà Triệu đƣợc công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Các giátrị văn hóa, lịch sử càng góp phần khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”. Đồng thờiđây là lợi thế để Thanh Hoá phát triển du lịch theo hƣớng du lịch di sản.

3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.2.1 Tổng quan tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

3.2.1.1 Tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn

Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn Thanh Hoá thu hút đƣợc nhiều dựán FDI trong đó có nhiều dựán có vốn đầu tƣđăng ký lớn, nhiều dựán xin tăng vốn:

52

Bảng3.1: Tổng số dự án FDI 2011- 2015

(Lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực đến 31-12 hàng năm)

TT Năm Tổng số dự án đƣợc cấp phép Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) Tổng vốn thực hiện (Triệu USD) 1 2 3 4 5 1 2011 38 7.121,7 975,5 2 2012 39 7.150, 2 1.118,5 3 2013 43 10.091 1.682,43 4 2014 53 10.179,43 4.506,61 5 9/2015 60 12.700 6851,3 (*) Tổng cộng 60 12.700 6.851,3

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Sở KH&ĐT Thanh Hóa)

Ghi chú: (*): Giá trị ƣớc thực hiện

Một sốdự án FDI quan trọng trên địa bàn giai đoạn 2011-2015:

- Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng vốn thêm 2,8 tỷ USD nâng tổng vốn đầu tƣ của dự án lên 9,0 tỷ USD.

- Dự án Xi măng Nghi Sơn (giai đoạn 2) tăng vốn thêm gần 300 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tƣ của Nhà máy lên gần 630 triệu USD.

- Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 với tổng vốn đầu tƣ 2,3 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tƣ của Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn lên đến 4,5 tỷ USD.

- Dự án của Công ty TNHH giày Annora Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ 103,5 triệu USD.

- Dự án xử lý rác thải của Công ty TNHH Naanovo Energy INC Canada với tổng vốn đầu tƣ 101,6 triệu USD.

3.2.1.2 Tình hình cấp mới, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.

Giai đoạn 2011-2015, Thanh Hoá cấp mới đƣợc 26 dựán FDI với tổng vốnđăng ký 2.589,63 tỷUSD, điều chỉnh 48 dựán và thu hồi 10 dựán.

53

Bảng 3.2: Tình hình cấp mới, điều chỉnh và thu hồi giấy CNĐT các dự án FDI trên địa bàn 2011-2015

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 53)