Hiểm họa được bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Trang 37 - 39)

- Hiểm họa của biển, sông, hồ hay vùng nước hàng hải : đó là các tai nạn như chìm đắm, mắc cạn, đâm va, ... nhưng không bao gồm các rủi ro do tác động thông thường của sóng gió, trừ khi người được bảo hiểm chứng minh được là điều kiện thời tiết như vậy có gây hại cho tàu.

- Cháy, nổ: là những tổn thất do nguyên nhân trực tiếp của cháy nổ, kể cả những tổn hại do nổ ngoài tàu. Tuy nhiên, cháy nổ do các rủi ro loại trừ như chiến tranh, đình công, hành động ác ý, ... thì không được bồi thường.

- Trộm cắp gây ra do người ngoài tàu: rủi ro này không bao gồm những hành động ăn cắp bí mật hay trộm cắp do thủy thủ, thuyền viên và hành khách trên tàu. Trong bảo hiểm thân tàu, trộm cắp phải là hành động trộm cắp có bạo lực và gây ra bởi những người ở ngoài tàu.

- Vứt bỏ xuống biển: là hành động cố ý vứt bỏ những bộ phận, trang thiết bị của tàu nhằm làm nhẹ tàu, làm nổi tàu hay cứu tàu thoát khỏi nguy hiểm. Nếu đã vứt bỏ mà tàu vẫn bị tổn thất toàn bộ thì chỉ được bồi thường tổn thất toàn bộ mà thôi. Việc vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường.

- Cướp biển: bao gồm những hành khách tiến hành nổi dậy và những người nổi loạn tấn công từ ngoài tàu. Rủi ro này không bao gồm những tổn thất do chiến tranh, đình công hay hành động do ác ý và cũng không bao hàm cướp biển vì động cơ chính trị.

- Va chạm với các phương tiện chuyên chở trên bộ, trang thiết bị bến cảng: là các tai nạn do các phương tiện bộ như ô tô, tàu hỏa va vào tàu khi chúng chạy qua các cầu tàu hoặc va chạm giữa tàu với cầu cảng, đập chắn sóng, ...

- Động đất, núi lửa, sét đánh: khi tàu đang hành trình mà bị tổn thất do động đất, núi lửa hay sét đánh thì được coi là hiểm họa của biển, nhưng khi đang nằm ụ, đà thì vẫn có thể gặp rủi ro này và tổn hại đối với tàu hay trang thiết bị của tàu cũng sẽ được bồi thường.

- Tai nạn khi bốc dỡ và chuyển dịch hàng hóa: người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về những tổn thất hay tổn hại gây ra cho tàu. Tổn hại cho hàng hóa hay những trách nhiệm phát sinh khác sẽ không được bồi thường.

b) Hiểm họa được bảo hiểm bị chi phối bởi qui định “mẫn cán hợp lý”.

- Nổ nồi hơi, gẫy trục hoặc ẩn tỳ của máy móc và thân tàu:

+ Nổ nồi hơi do bất kỳ hiểm họa được bảo hiểm nào trực tiếp gây ra dẫn đến tổn thất cho buồng máy, thân tàu sẽ được bảo hiểm bồi thường.

+ Các tổn thất hay hư hỏng của tàu phát sinh do sự gẫy trục cũng được bảo hiểm bồi thường.

+ Ẩn tỳ là những khuyết tật có sẵn của vỏ hay máy móc mà người được bảo hiểm không biết. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do ẩn tỳ gây ra và không chịu trách nhiệm về việc sửa chữa hay thay thế bộ phận bị khuyết tật ẩn tỳ.

- Bất cẩn của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu;

- Bất cẩn của người sửa chữa hay người thuê tàu với điều kiện người sửa chữa hay người thuê tàu này không phải là người được bảo hiểm;

- Manh động của thuyền trưởng, sĩ quan hay thủy thủ : như vứt bỏ tàu có chủ ý hay cho tàu mắc cạn vì mục đích ác ý; bán tàu, trang thiết bị của tàu bất hợp pháp, ...

- Va chạm với máy bay hay các vật tương tự hoặc vật rớt từ đó.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)