Hiệu lực bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Trang 58 - 59)

Theo qui định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, hiệu lực của bảo hiểm chấm dứt khi:

- Hiểm họa được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trong thực tế. Người bảo hiểm vẫn có quyền thu tiền phạt hủy hợp đồng, trừ trường hợp trước khi ký kết người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó. Mức tiền phạt hủy hợp đồng do hai bên thỏa thuận.

- Trong trường hợp người được bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp thông tin mà mình biết hoặc cần phải biết liên quan đến việc ký kết hợp đồng, các thông tin có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra hiểm họa thì người bảo hiểm có quyền rút khỏi hợp đồng mà vẫn được thu đầy đủ phí bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác thì người bảo hiểm không có quyền rút khỏi hợp đồng nhưng có quyền thu thêm phí ở mức hợp lý.

- Người được bảo hiểm có quyền rút khỏi hợp đồng vào bất kỳ lúc nào trước khi xuất hiện hiểm họa được bảo hiểm và có nghĩa vụ trả tiền phạt hủy hợp đồng. Mức tiền phạt hủy hợp đồng và điều kiện hoàn trả phí bảo hiểm tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài những qui định trên, hiệu lực của bảo hiểm cũng đương nhiên chấm dứt khi:

- Chủ tàu không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo qui định của người bảo hiểm.

- Thay đổi nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho công ty bảo hiểm biết bằng văn bản.

- Tàu bị đình chỉ hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của tàu bị thu hồi hay hết hạn.

- Tàu được chuyển chủ.

Trường hợp giấy phép hoạt động cũng như các giấy tờ đăng kiểm của tàu là hợp lệ nhưng hết thời hiệu mà tàu đang còn ở ngoài biển thì việc kết thúc bảo hiểm sẽ được hoãn lại cho đến khi tàu tới cảng kế tiếp đầu tiên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Trang 58 - 59)