Tăng trƣởng GDP

Một phần của tài liệu đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 40)

Khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn nhạy cảm với biến động kinh tế vĩ mô (Eichengreen & Arteta, 2000; Hutchison & McDill, 1999; Hardy & Pazarbasioglu, 1998). Nghiên cứu của Aspachs et al. (2005) đã chỉ ra rằng, trong những giai đoạn có tốc độ tăng trƣởng GDP cao, các ngân hàng có xu hƣớng nắm giữ tỷ lệ thanh khoản thấp. Điều này đƣợc giải thích là do trong những giai đoạn kinh tế tăng trƣởng tốt, nguồn tiền gửi của các ngân hàng luôn dồi dào, do đó các ngân hàng sẽ duy trì ít tài sản thanh khoản, thay vào đó đẩy mạnh cho hoạt động tín dụng và đầu tƣ. Thêm vào đó, rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm vì môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Chagwiza( 2014) lại cho kết quả ngƣợc lại. Lý giải điều này, trong giai đoạn GDP cao, các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao, nhờ đó rủi ro thanh khoản cũng giảm đáng kể. (Vodova, 2013; Al-Khouri, 2012; Teixeira, 2013).

GDP là chỉ số giá trị thị trƣờng của tất cả hàng hóa kể cả hữu hình và vô hình đƣợc sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). GDP là tiêu chí tiện lợi nhất để tính mức tăng trƣởng kinh tế của một nƣớc và tốc độ tăng trƣởng của các nền kinh tế. Tăng trƣởng GDP chính là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trƣớc và đƣợc thể hiện bằng đơn vị tính phần trăm.

28

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tăng trƣởng GDP đƣợc lấy từ số liệu thống kê của World Bank.

Nhƣ vậy, qua phần tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan, tác giả thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại tại hầu hết các nghiên cứu có thể phân loại thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng, nhóm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (biến độc lập). Cụ thể, nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, rủi ro tín dụng, NIM, tỷ lệ tiền gửi, ROE, ROA; nhóm yếu tố vĩ mô của nền kinh tế là: tăng trƣởng kinh tế (GDP).

29

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Tỷ lệ thanh khoản là một yếu tố đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi nó có liên quan mật thiết đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Vấn đề này đƣợc rất nhiều các học giả quan tâm thể hiện qua nhiều bài nghiên cứu có liên quan. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh khoản có nhiều cách xác định và chƣa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu cũng nhƣ tại các quốc gia. Trong các nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả khi tiến hành đo lƣờng thanh khoản tại các ngân hàng nhƣ; tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, các khoản vay ròng trên tổng tài sản, tài sản ngắn hạn trên nguồn tài trợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn với tổng số dƣ tiền gửi và cho vay. Đồng thời, các tác giả này cũng chia ra hai nhóm biến; các biến bên trong và các biến bên ngoài tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại đƣợc nghiên cứu.

Trong bài nghiên cứu này, tỷ lệ thanh khoản đƣợc tính bằng tài sản thanh khoản chia cho tổng tài sản. Đây là cách làm khá phù hợp với dữ liệu đƣợc thu thập tại Việt Nam.

Đối với các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản, cũng có nhiều nghiên cứu đề cập đến với khá nhiều yếu tố có ý nghĩa. Một số yếu tố chỉ có ý nghĩa riêng đối với từng nền kinh tế, một số yếu tố khác tác động có ý nghĩa đến hầu hết các nền kinh tế. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn một số biến có ý nghĩa tại hầu hết các nền kinh tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam để nghiên cứu bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, tăng trƣởng GDP.

30

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu

Tác giả dựa vào nghiên cứu của tác giả Pavla Vodova (2013), nghiên cứu với bộ dữ liệu thu thập từ các ngân hàng thƣơng mại tại Hungary giai đoạn 2001 - 2010. Với biến phụ thuộc là tỷ lệ thanh khoản (tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản), kết quả nghiên cứu cho rằng:

+ Quy mô ngân hàng (logarit của tổng tài sản) tác động ngƣợc chiều với biến phụ thuộc. + Tỷ lệ vốn (vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn) tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.

+ Tỷ lệ tăng trƣởng GDP tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu của các tác giả khác nhƣ; Deléchat et al. (2012), Oriol Aspachs et al. (2005), Bonfim & Kim (2011), còn sử dụng phổ biến hai yếu tố khác làm biến độc lập trong mô hình: Rủi ro tín dụng_LLP (giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng tài sản), và Tỷ lệ thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu_ROE.

Vậy mô hình nghiên cứu tác giả dự kiến nhƣ sau:

LAi,t= β0 + β1SIZEi,t+ β2CAPi,t + β3ROEi,t + β4LLPi,t + β5GDPt + εi,t

Trong đó:

Biến phụ thuộc LAi,t: Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng i năm t (tài sản có tính thanh khoản / tổng tài sản)

Các biến độc lập:

SIZEi,t: Quy mô ngân hàng i năm t (logarit tổng dƣ nợ)

CAPi,t: Tỷ lệ vốn ngân hàng i năm t (vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn)

31

LLPi,t: Rủi ro tín dụng ngân hàng i năm t (giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng / tổng dƣ nợ)

GDPt: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP năm t.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Các bƣớc đƣợc tiến hành trong quá trình nghiên cứu nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và phƣơng hƣớng của đề tài.

Bƣớc 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trƣớc. Bƣớc 3: Thu thập và xử lý số liệu

Bƣớc 4: Tiến hành kiểm định mô hình Bƣớc 5: Kết luận và kiến nghị

3.3. Mô tả dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 19 ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014. Riêng tỷ lệ tăng trƣởng GDP đƣợc lấy từ số liệu thống kê của World Bank.

Xuất phát từ những hạn chế về thông tin hiện nay trên thị trƣờng, trong nghiên cứu này để đạt kết quả chính xác nhất trong khi phân tích, tác giả sử dụng các thu thập số liệu theo dữ liệu bảng để đảm bảo số lƣợng đối tƣợng quan sát là nhiều nhất.

Cụ thể số quan sát là 133 quan sát, với các chỉ số đo lƣờng đƣợc tổng hợp từ các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bao gồm: Tỷ lệ thanh khoản, dƣ nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro rín dụng, tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện tại phụ lục 02 trong bài.

3.4. Giả thuyết nghiên cứu

32

Xu hƣớng thứ nhất cho rằng những ngân hàng nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn từ thị trƣờng, ngƣợc lại những ngân hàng lớn thì khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn dựa vào mạng lƣới chi nhánh rộng khắp. Mặt khác, những ngân hàng nhỏ dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản do một yếu tố bất lợi từ thị trƣờng nhƣ những tin đồn hay biến động lãi suất tiền gửi. Từ đó, những ngân hàng nhỏ thƣờng duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao (Kashyap & Stein, 1997; Kashyap & ct, 2002; Rochet & Vives, 2004; Aspachs et al., 2005). Giannotti, Gibilaro, và Mattarocci (2010), trong một nghiên cứu 675 ngân hàng tại Ý cũng cho thấy rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp. Các tác giả cho rằng chiến lƣợc này đƣợc duy trì dựa trên học thuyết cho rằng: các ngân hàng có quy mô lớn thì uy tín sẽ cao hơn, và nhƣ vậy ít bị rủi ro thanh khoản (Giannotti et al., 2010). Nguyen, Skully, & Perera. (2012) trong một nghiên cứu trên 47.684 mẫu của ngân hàng tại 133 quốc gia khác nhau, cho thấy rằng: các ngân hàng lớn thông qua tỷ lệ vốn hóa và chi phí hoạt động thấp sẽ ít chịu rủi ro thanh khoản hơn. Hay nhƣ nghiên cứu Vadova (2011) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp hơn, điều này phù hợp với lý thuyết “too big to fail”, điều mà các ngân hàng lớn có vẻ nhƣ ít có động cơ để duy trì nhiều tài sản thanh khoản, do họ luôn đƣợc chính phủ và ngân hàng trung ƣơng can thiệp khi thiếu hụt thanh khoản.

Xu hƣớng thứ hai lại cho rằng, những ngân hàng có quy mô lớn thƣờng duy trì tỷ lệ thanh khoản cao. Điều này có nghĩa việc đối với những ngân hàng lớn, lƣợng tiền gửi luôn dồi dào, họ nắm trong tay nhiều trái phiếu chính phủ và các loại giấy tờ có giá thanh khoản cao khác. Thêm vào đó, những ngân hàng này luôn duy trì một lƣợng dự trữ thanh khoản lớn tại ngân hàng trung ƣơng và dễ dàng tiếp cận sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ƣơng trong vai trò ngƣời cho vay cuối cùng. ( Berger & Bouwman, 2009; Rauch et al., 2009; Malik & Rafique, 2013; Almumani, 2013).

Từ đó, giả thuyết đặt ra là:

H1 : Quy mô ngân hàng (SIZEi,t) tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.

33

Tác động của tỷ lệ vốn đến tỷ lệ thanh khoản

Kết quả nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008) tại 36 quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ 1995 đến 2000, với dữ liệu thu thập từ 1107 ngân hàng thƣơng mại đã cho thấy tỷ lệ vốn đƣợc đo bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ quan trọng và có tác động tích cực lên tỷ lệ thanh khoản. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, các ngân hàng luôn có sẵn trong tay lƣợng dự trữ thanh khoản cao, nhờ đó tỷ lệ thanh khoản luôn đƣợc duy trì ổn định.

Tuy nhiên, một kết quả khác lại thể hiện trong nghiên cứu của Horvàth et al. (2012) tại cộng hòa Séc. Tác giả nhấn mạnh rằng, đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ, dƣới sức ép của Basel III lại thƣờng duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an toàn trong thanh toán. Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Teixeira khi tác giả thực hiện khảo sát tại 5715 ngân hàng thuộc liên minh châu Âu và Thụy Sĩ trong thời gian từ 2007 đến 2011.

Từ đó, tác giả đƣa ra giả thuyết:

H2 : Tỷ lệ vốn (CAPi,t) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.

Tác động của lợi nhuận đến tỷ lệ thanh khoản.

Lợi nhuận và thanh khoản luôn là vấn đề đƣợc các ngân hàng quan tâm. Thông thƣờng về nguyên lý, khi lợi nhuận tăng thì đồng nghĩa các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tăng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Cụ thể, trong các nghiên cứu của Valla & Saes-Escorbiac, 2006; Almumani, 2013; Monika, 2013 đã chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản. Những ngân hàng sở hữu lợi nhuận và mức tăng trƣởng lợi nhuận lớn sẽ có đƣợc một tỷ lệ thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trƣởng lợi nhuận lớn, thông thƣờng các ngân hàng sẽ phải chấp nhận những khoản đầu tƣ mạo hiểm, hoặc những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm. Ảnh hƣởng tiêu cực của lợi nhuận ngân hàng đo bằng lợi nhuận trên

34

vốn chủ sở hữu phù hợp với lý thuyết tài chính tiêu chuẩn trong đó nhấn mạnh các tƣơng quan tiêu cực của thanh khoản và lợi nhuận.

Từ đó, tác giả đặt giả thuyết:

H3: Khả năng sinh lợi (ROEi,t) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thanh khoản.

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ lệ thanh khoản

Yếu tố rủi ro tín dụng đƣợc đề cập ở rất nhiều các nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình tại 26 ngân hàng thƣơng mại ở Pakistan, giai đoạn 2007-2011, Malik et al. đã đƣa ra kết luận: rủi ro tín dụng có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu ngân hàng thƣơng mại gánh chịu rủi ro tín dụng cao, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là những ngân hàng bị sụt giảm uy tín trong lòng công chúng. Hơn thế nữa, một khi tỷ lệ nợ xấu cao bị công bố, những ngân hàng này sẽ phải tìm mọi cách để giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Điều này khiến cho tỷ lệ thanh khoản sụt giảm. Hơn thế nữa, một khi hứng chịu rủi ro tín dụng cao, đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản tiền gửi khi đến hạn cũng bị ảnh hƣởng, các ngân hàng có thể phải giảm nắm giữ cổ phiếu, các chứng khoán thanh khoản để có tiền chi trả cho ngƣời gửi tiền.

Từ đó, giả thuyết đƣợc tác giả đặt ra là:

H4: Rủi ro tín dụng (LLPi,t)(giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng tài sản) có tác

động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng

Tác động của tăng trƣởng GDP đến tỷ lệ thanh khoản.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (Chen et al., 2010; Pana et al., 2010), (Aspachs et al., 2005, Subedi & Neupane, 2013), (Distinguin et al., 2012), khi xem xét khả năng tạo thanh khoản của các ngân hàng, các tác giả đã đặt

35

giả thiết các ngân hàng sẽ thiếu thanh khoản khi nền kinh tế phát triển bùng nổ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho ra kết quả ngƣợc lại: tăng trƣởng GDP có tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Giải thích điều này, tác giả cho rằng trong những giai đoạn GDP tăng trƣởng ổn định, lƣợng tiền gửi tại các ngân hàng dồi dào, mặt khác, việc đầu tƣ hiệu quả cũng khiến những khoản vay của ngân hàng ít rủi ro hơn, do đó tính thanh khoản của ngân hàng gia tăng. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các ngân hàng thƣờng có xu hƣớng tăng cƣờng dự trữ thanh khoản để đối mặt với những biến động bất thƣờng của nền kinh tế, ngƣợc lại khi kinh tế phục hồi, tỷ lệ thanh khoản sẽ giảm xuống do chuyển dần sang các danh mục đầu tƣ rủi ro hơn.

Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, thời gian khảo sát là sau khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trƣởng GDP tuy có dấu hiệu phục hồi, nhƣng tại Việt Nam, hậu quả của khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hƣởng khá nặng nề đến nền kinh tế. Bằng chứng cho thấy dù kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhƣng số lƣợng doanh nghiệp phá sản hoặc rơi vào tình trạng tạm thời đóng cửa ngƣng hoạt động vẫn tăng. Những món nợ khó đòi của ngân hàng cũng không có dấu hiệu khả quan, dù rằng cả ngân hàng lẫn bản thân cơ quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu. Kinh tế vẫn chƣa hết suy thoái, làm một lƣợng lớn vốn đang ứ đọng lại tại ngân hàng. Dù rằng lãi suất cho vay giảm, nhƣng bản thân doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Nhân viên ngân hàng giai đoạn trƣớc phải lo chạy chỉ tiêu huy động vốn, thì giờ đây lại lo chỉ tiêu tín dụng. Việc dƣ thừa vốn, dẫn đến việc các ngân hàng đang đầu tƣ một lƣợng tiền lớn vào trái phiếu chính phủ, trong khi lãi suất trái phiếu giảm.

Từ đó, tác giả kỳ vọng:

H5: Tăng trưởng GDPt có tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng

3.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Căn cứ theo kết quả lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

36

LAi,t = β0 + β1 SIZEi,t + β2 CAPi,t + β3 ROEi,t + β4 LLPi,t + β5 GDPt + εi,t Bảng 3.5: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

STT Ký hiệu Tên biến Cách đo lƣờng Nguồn Kỳ

vọng Biến phụ thuộc 1 LAi,t Tỷ lệ thanh khoản Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản Tổng hợp từ báo cáo tài chính của

ngân hàng Biến độc lập 2 LLPi,t Rủi ro tín dụng Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ngân

Một phần của tài liệu đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)