Tăng c-ờng và giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà n-ớc

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 58)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” [14; tr. 175]. Nhân dân giao quyền lực cho Nhà n-ớc, Đảng lãnh đạo để Nhà n-ớc thực hiện và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của dân tộc, Đảng không có mục đích nào khác. Chính vì vậy mà Đảng ta đ-ợc cả dân tộc thừa nhận là lực l-ợng duy nhất lãnh đạo Nhà n-ớc và xã hội. Do đó, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà n-ớc là nguyên tắc có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt.

Khúa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà n-ớc ta là điều kiện đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, giữ đúng bản chất XHCN trong xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền.

Do đó, cần đổi mới nội dung và ph-ơng thức lãnh đạo của Đảng, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà n-ớc có hiệu quả và chất l-ợng cao hơn, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu quả cao trong quản lý và điều hành của Nhà n-ớc. Trong thời gian tới phải quán triệt thực hiện một số giải pháp sau:

- Đổi mới ph-ơng thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế.

- Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.

- Đảng lãnh đạo Nhà n-ớc bằng đ-ơng lối, quan điểm, các nghị quyết. - Lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các ch-ơng trình công tác lớn của Nhà n-ớc.

- Bố trí đúng cán bộ và th-ờng xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện. - Đảng lãnh đạo nh-ng không làm thay Nhà n-ớc trong quản lý đất n-ớc và xã hội.

Trình bày về vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà n-ớc trong bài “Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong tổ chức quyền lực Nhà n-ớc”, Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn đã chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo Nhà n-ớc bằng c-ơng lĩnh chính trị, đ-ợc cụ thể hoá ở các nghị quyết, các chủ tr-ơng trong từng thời kỳ cách mạng. Đ-ờng lối chính trị đúng đắn của Đảng là định h-ớng cho việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà n-ớc thể chế hoá đ-ờng lối, chủ tr-ơng của Đảng thành chính sách, pháp luật. Song, Đảng không bao biện, làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà n-ớc” [25; tr. 84].

Nhà n-ớc pháp quyền luôn đề cao tính tối cao của pháp luật. Do đó vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ đ-ợc đảm bảo bởi sự tham gia của các đảng

Khúa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

viên trong các cơ quan quyền lực Nhà n-ớc mà còn phải thực hiện bằng một số quyền hạn đ-ợc quy định trong Hiến pháp. Những quyền hạn đặc biệt này có đ-ợc là do uy tín của Đảng đối với nhân dân, do lòng tin của toàn dân đối với Đảng và đ-ợc thể chế hoá chứ không đ-ợc áp đặt hoặc vận dụng một cách tuỳ tiện. Quyền hạn đó cần có tính xác định cao để không bị lợi dụng hoặc vô hiệu hoá. Trong điều kiện xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền XHCN hiện nay nên có những quy định cụ thể về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà n-ớc trong Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)