Kiến nghị của sinh viên.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác xã hội tại huyện bình xuyên (Trang 100 - 104)

- Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về hệ thống chính sách TGXH, thay đổi cách nhìn từ khía cạnh hoạt động

2.Kiến nghị của sinh viên.

- Việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cần được đảm bảo triển khai đến đúng đối tượng, kịp thời, công khai, dân chủ.

- Cần khẳng định việc chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền các cấp và là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, các cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo đối với chính quyền các cấp nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội, các chính sách trợ giúp xã hội.

- Tăng cường trợ giúp thường xuyên và đột xuất từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng các kênh và hình thức trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo dựa vào cộng đồng.

- Cần tiếp tục mở rộng đối tượng và điều kiện hưởng thụ trợ giúp xã hội đến toàn bộ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương với mức trợ giúp phù hợp. Phấn đấu bảo đảm cho mọi người dân khi có thu nhập dưới mức sống tối thiểu đều được nhận trợ giúp xã hội.

- Các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể tại địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi của người dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát của mình đối với việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn toàn huyện.

2.2. Kiến nghị với cơ sở thực tập.

- Cơ sở thực tập cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên có cơ hội va chạm với thực tế tại địa phương. Giúp sinh viên vừa củng cố lại những kiến thức đã học, vừa trau dồi, học hỏi kinh nghiệm tại cộng đồng.

- Cán bộ cơ sở cần hướng dẫn cho sinh viên hiểu sâu hơn về cách thức tổ chức, làm việc đặc biệt là về qui trình tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ vả quản lý hồ sơ đối với các nhóm đối tượng trong trợ giúp xã hội để sau khi ra trường tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế sinh viên đỡ bỡ ngỡ, lúng túng khi giải quyết các vấn đề cho từng nhóm đối tượng.

- Ngoài việc học và tiếp thu kiến thức, kỹ năng ở trên lớp cần tạo điều kiện cho sinh viên có những buổi học thực tế bên ngoài nhiều hơn nữa. Giúp sinh viên trau dồi, mạnh dạn, linh hoạt, sáng tạo hơn.

- Cần có kế hoạch triển khai thực tập sớm, định hướng cho sinh viên công việc cũng như những kỹ năng khi đến các đơn vị thực tập.

- Thời gian thực tập cần được kéo dài hơn. Sinh viên thực tập trong khoảng thời gian từ ngày 03/12/2012 đến 24/02/2012 vẫn còn ngắn.

2.4. Đối với sinh viên.

- Để quá trình thực tập được tốt, mỗi sinh viên trước đó cần phải có trong mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để có thể làm việc tốt hơn. Mỗi sinh viên thực tập cần phải có trách nhiệm với công việc của mình.

- Những kỹ năng quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin, khuyến khích sự tham gia trong quá trình làm việc với đối tượng, với cơ quan chức năng cần phải được áp dụng linh hoạt vào thực tiễn để có thể đạt được kết quả cao nhất.

- Bài học về cách ứng xử đối với gia đình cá nhân mà sinh viên thực tập sống và làm việc cần phải trung thực, thân thiện, cởi mở và phải có thái độ kính trọng đối với họ.

- Thái độ giao lưu, trò chuyện của sinh viên tại cơ sở thực tập cần phải hòa đồng và tích cực thì mới có thể đạt được mục đích của mình.

- Phải đặt nhiệm vụ của mình lên trên những khó khăn và những thú vui. Khắ phục được sự khó khăn của điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan thì sự hăng hái trong công việc sẽ tăng lên.

- Bản thân nhận thấy rằng đợt thực tập lần này thực sự bổ ích, đó là cách để sinh viên thực hành áp dụng hệ thống lý thuyết đã được học trước đó. Giúp sinh viên nhìn nhận thực tế hơn.

C- KẾT LUẬN

Thực hành CTXH cá nhân là một trong những nhiệm vụ và công cụ quan trọng để một sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Rèn luyện các kỹ

năng cho bản thân. Đồng thời, giúp cho sinh viên có được những nhận thức ban đầu về ngành, nghề mình đang theo học và sẽ theo đuổi sau này. Vì thế, sinh viên cần phải được thực hành, thực tập thường xuyên. Quá trình thực hành nên được tiến hành ngay từ những năm đầu tiên để sinh viên có được định hướng cho hoạt động CTXH sau này của bản thân.

Thông qua quá trình thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bình Xuyên tôi đã trưởng thành hơn về các kiến thức cũng như kỹ năng trong tiến trình trợ giúp cho thân chủ. Tôi đã rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân về cách thức làm việc với thân chủ, về các mối quan hệ trong tổ chức, các bài học về chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt là tôi được học hỏi nhiều kinh nghiệm của các anh chị cán bộ Phòng Lao động - TBXH, được tiếp cận với rất nhiều đối tượng. Mở rộng sự hiểu biết của mình về cách giao tiếp. Khi làm việc với cán bộ Phòng tôi cảm thấy mình còn non trẻ cần phải học hỏi nhiều hơn. Qua đó, chúng ra sẽ càng phải phấn đấu rèn luyện các kỹ năng trau dồi kiến thức, trân trọng và quan tâm, chăm sóc các đối tượng nhiều hơn.

Qua quá trình lựa chọn thân chủ, làm việc với thân chủ tôi đã tiếp thu được những kiến thức mới. Để hiểu được đối thân chủ, tôi phải tìm đọc lại các môn học về tham vấn, công tác xã hội, tâm lý học. Từ đó, hiểu sâu thêm thân về chủ và có cách nhìn khoa học về các vấn đề của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1] TS. Bùi Thị Xuân Mai. Nhập môn công tác xã hội. Đại học Lao động - Xã hội. NXB Lao động – Xã hội (Hà Nội – 2010).

[2] THS. Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên), TS. Bùi Thị Xuân Mai. Công tác xã hội cá nhân và gia đình. Đại học Lao động – Xã hội. NXB Lao động – Xã hội (2011).

[3] Nguyễn Thị Oanh và các nhóm tác giả (1997). An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Đại học Mở - Bán công, Tp. Hồ Chí Minh.

[4] TS. Nguyễn Hải Hữu, Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, NXB Lao động – Xã hội (2007), Hà Nội.

[7] Nguồn số liệu 2012 của Phòng Lao động – TB&XH huyện Bình Xuyên. [8] Báo cáo Thống kê 2012 của Tổng cục Thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc.

[9] Tài liệu hướng dẫn rà soát đối tượng bảo trợ xã hội. [10] Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác xã hội tại huyện bình xuyên (Trang 100 - 104)