1. Một số giải pháp.
Các chính sách trợ giúp xã hội là một trong những chính sách lớn, quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc, là nền tảng để thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật từng bước điều chỉnh đầy đủ hơn đối với nhóm người yếu thế, thật sự gặp khó khăn trong cuộc sống nhằm vừa đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chính vì vậy, việc đảm bảo cho chính sách trợ giúp xã hội cần được triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, không để nảy sinh tiêu cực. Để tạo sự đồng bộ trong quá trình đổi mới chính sách trợ giúp xã hộivà sớm đưa chính sách vào cuộc sống, cần thiết phải từng bước nâng cao năng lực hệ thống thực thi chính sách và hoàn thiện các công cụ nghiệp vụ chính sách (trình tự, thủ tục xác định đối tượng, ra quyết định, kiểm ra giám sát đánh giá...).
Thứ nhất là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận, trách nhiệm của bộ máy tổ chức thực thi chính sách ở cấp cơ sở
- Cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan thực thi trong công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách, đồng thời phải có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính để các cơ quan này triển khai hoạt động. Phương tiện thông tin đại chúng cần ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng, đưa tin, giới thiệu chính sách, chế độ, đối tượng hưởng lợi, hồ trơ trình tự, thủ tục...
- Thiết lập nội dung, phương thức và kênh tuyên truyền giáo dục phù hợp riêng cho mỗi nhóm đối tượng. Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình về các hoạt động trợ giúp xã hội (TGXH) để chuyển tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân.