Phúc trình 2: Trao đổi trò chuyện với gia đình em Phương Thời gian: 14h30’-16h00’ Ngày 17 tháng 01 năm 2013.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác xã hội tại huyện bình xuyên (Trang 92 - 94)

- Bước 3: Đến ngày hẹn, cán bộ chính sách UBND cấp xã đến trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện để nhận kết quả.

3.2.Phúc trình 2: Trao đổi trò chuyện với gia đình em Phương Thời gian: 14h30’-16h00’ Ngày 17 tháng 01 năm 2013.

d. Mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và nhà trường.

3.2.Phúc trình 2: Trao đổi trò chuyện với gia đình em Phương Thời gian: 14h30’-16h00’ Ngày 17 tháng 01 năm 2013.

Thời gian: 14h30’-16h00’. Ngày 17 tháng 01 năm 2013.

Địa điểm: Tại gia đình em Phương, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Người thực hiện: Sinh viên thực tập Phạm Trăng Thu.

Mục đích: Cùng với gia đình em phương tìm ra hướng giúp đỡ em lấy lại tinh thần học tập. Cố gắng động viên em, giúp em có cái nhìn thực tế, tầm quan trọng của việc học tập.

Nội dung cuộc vấn đàm:

SVTT: Cháu chào cô, Như đã hẹn với cô. Hôm nay cháu đến muốn cùng cô trao đổi đôi chút về em Phương ạ.

Mẹ của Phương: Ừ, cô chào cháu. Mời cháu vào uống nước rồi có gì chúng ta từ từ nói chuyện, tâm sự với nhau.

SVTT: Vâng ạ. ( Tôi đi vào nhà và thấy cả ông bà nội của em Phương hôm nay cũng đều có mặt ở nhà).

SVTT: Dạ cháu chào ông bà ạ.

Ông, bà: Ừ, mời cháu vào uống nước. ………..

Mẹ của phương: Cũng nhờ có cháu hay đến tâm sự với em Phương nhà cô mà em ấy đỡ suy nghĩ nhiều rồi cháu à. Không thấy nó nhắc lại việc muốn bỏ học nữa. Cô cám ơn cháu nhiều lắm.

SVTT: Vậy hả cô. Cũng không có gì đâu cô à. Đôi lúc rảnh cháu sang chơi với em ấy cho đỡ buồn thôi mà. Dù sao thì cũng là con gái với nhau cũng dễ tâm sự nói chuyện hơn.

Mẹ của Phương: Ừ, cũng tại cô trước đây mải lo làm ăn tối ngày, ít có thời gian, điều kiện chăm sóc, gần gũi với nó. Nên cũng không biết được nó đang nghĩ gì và làm gì? Đến khi nhà trường, cô giáo phản ánh lại tình trạng bỏ bê học hành của Phương ngày một sa sút. Tại một phần nó thấy cô và chị gái lo vất vả làm ăn quá nên nó cũng thương đâm ra lại suy nghĩ lung tung muốn bỏ học để đỡ đần cho mẹ và chị.

SVTT: Vâng, cháu cũng biết là cô rất vất vả, ít có thời gian chăm sóc cho em Phương. Nhưng thi thoảng cô và chị gái của Phương cũng cố gắng bớt chút thời gian tâm sự, chia sẻ với em ấy cho em ấy đỡ buồn và lo lắng. Phương nhà cô chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi, biết nghe lời ông bà, cô, và chị gái nên việc tận dụng thời gian khi gia đình sum họp cháu nghĩ mọi người trong gia đình cần phải giải thích cặn kẽ cho em ấy hiểu, ở độ tuổi này suy nghĩ của em Phương vẫn còn bồng bột, chưa chính chắn nên việc thương gia đình mà có ý nghĩ bỏ học là chuyện đương nhiên cô ạ.

Bà em Phương: Tôi cũng nghĩ vậy đấy cô à. Cái Phương nhà tôi nó ngoan, chăm chỉ, hiền lành lắm. Ít khi cãi lời ông bà và mẹ nó lắm. Chỉ vì thương cho mẹ, chị gái vất vả làm ăn, tôi với ông nhà thì đã già yếu cả rồi không còn đủ sức để lao động nữa, thi thoảng thời tiết thay đổi lại đau ốm liên miên suốt không phụ giúp gì được cho gia đình. Trong nhà nhiều thứ phải trang trải từ cái ăn, cái mặc cho chị em nó đi học, tiền thuốc thang lúc ông bà đau yếu cộng với nhiều thứ phải chi tiêu hàng ngà,…Bao nhiêu thứ phải lo nên nó cũng nghĩ nhiều lắm muốn bỏ học để phụ giúp cho gia đình.

SVTT: Dạ, vâng.

Mẹ của Phương: Mấy hôm rồi, 2 mẹ con cũng thủ thỉ tâm sự nhiều lắm. Nó tâm sự với cô là nó cũng không muốn bỏ học đâu.

SVTT: Vâng, cháu nghĩ cố và ông bà đây cứ từ từ khuyên giải rồi thế nào em ấy cũng lấy lại được tinh thần thôi cô à.

………

* Nhận xét: Ở trong phúc trình này tôi đã vận dụng một số kỹ năng nhằm khai thác suy nghĩ cảm xúc đó là: Kỹ năng trao đổi, trò truyện, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đặt câu hỏi, ….Cùng trò chuyện, tâm sự với gia đình thân chủ đặc biệt là người mẹ. Người mẹ của thân chủ cho biết tâm trạng của Phương dạo gần đây đã tiến bộ hơn, thay đổi rất nhiều, ít phiền muộn, lo lắng, không còn tâm lý muốn bỏ học nữa.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác xã hội tại huyện bình xuyên (Trang 92 - 94)