- Bước 3: Đến ngày hẹn, cán bộ chính sách UBND cấp xã đến trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện để nhận kết quả.
2. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng 1 Giới thiệu mô tả về hoàn cảnh đối tượng.
2.4.3. Phân tích cây vấn đề.
Cây vấn đề là công cụ để mô hình hóa các vấn đề của thân chủ. Nhìn vào cây vấn đề ở trên ta có thể thấy được rằng:
- Ở tầng 1: vấn đề “học hành sa sút, thường xuyên trốn học, bỏ tiết”. Đây là vấn đề cốt yếu, trọng tâm nhất của thân chủ. Từ vấn đề này ta có thể suy ra những nguyên nhân nào đã và đang tác động, ảnh hưởng tới nó.
Đây cũng chính là vấn đề ưu tiên, cần được giải quyết trước.
- Ở tầng 2: Nhìn vào vấn đề xảy ra ở tầng 1 ta có thể thấy được những nguyên nhân chính tác động ảnh hưởng tới đó là thông qua 3 khía canh sau:
+ Gia đình.
+ Bản thân thân chủ.
+ Cộng đồng: Xóm làng, họ hàng, bạn bè, thầy cố, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể,…
Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thân chủ đang gặp phải bởi xét ở tầng 3 và tầng 4 ta thấy giữa chúng có mối quan hệ xen kẽ, chặt chẽ với nhau:
- Lý do đâu gây ra hoàn cảnh khó khăn:
+ Do Bố Phương bị bệnh ung thư nên mất sớm, gia đình Phương đã mất đi một trụ cột chính trong gia đình.
+ Do ông bà nội Phương đã già yếu, thường xuyên bệnh tật ốm đau, không có khả năng lao động. Bên cạnh đó, phải mua thuốc thang chữa bệnh cho ông bà.
+ Do công việc của người mẹ không ổn định, phải đi làm thuê, mướn để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống của gia đình, tiền ăn học cho con cái.
+ Do chị gái Phương không được học hành đến nơi đến chốn nên phải đi làm công nhân ở Khu công nghiệp. Tuy có thể kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình, nhưng khó có thể nói điều gì về sự lâu dài. Bởi làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân thị trường luôn biến động.
- Lý do khiến cho Phương thiếu động lực học:
+ Do thiếu tự tin, nghị lực. Phương nghĩ việc mình học hành nhiều mà không phụ giúp gì được cho gia đình, việc mình đi học lại càng là gánh nặng cho gia đình nên ý nghĩ bỏ học đi làm luôn thường trực trong tâm trí Phương.
+ Do luôn muốn làm một công việc gì đó để đỡ đần cho mẹ. + Do nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chán nản. - Nhu cầu đáp ứng về vật chất, tinh thần thiếu thốn.
+ Mẹ và chị gái Phương phải làm cật lực cả ngày ít có thời gian quan tâm chăm sóc em.
+ Gia đình nghèo không có điều kiện cung cấp dinh dưỡng, ăn uống tạm bợ vì còn nhiều thứ phải chi tiêu: tiền thuốc thang cho ông bà khi đau ốm trở trời, tiền học phí cho chị em Lan, tiền sinh hoạt hàng ngày,…
+ Không có thời gian, điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.