Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NNPTNT huyện khoái châu (Trang 40 - 45)

II. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Khoái Châu

b. Hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được hết sức khả quan thì bản thân CVTD vẩn còn chứa đựng những tồn tại chưa tương xứng với mục tiêu chiến lược của Ngân hàng cũng như tiềm năng của thị trường,điều đó thể hiện trên các mặt sau :

 Các hình thức CVTD:

Tuy NHNo & PTNT Khoái Châu đưa ra danh mục sản phẩm CVTD đa dạng nhưng đến nay mới chỉ có 3 loại sản phẩm dịch vụ và có số dư là cho vay mua đất, sửa chữa, mua sắm nhà ở; cho vay giấy tờ có giá; cho vay nhu cầu đời sống. Trong khi đó, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm vốn vay là rất lớn và còn ở giai đoạn đầu mới được khai thác. Do đó, việc không triển khai các hình thức CVTD như: cho vay dưới dạng thẻ tín dụng, cho vay du học ,cho vay xuất khẩu lao động… đã hạn chế việc mở rộng doanh số và dư nợ CVTD của Chi nhánh.

 Khả năng đáp ứng nhu cầu CVTD của Ngân hàng là chưa cao:

Nhu cầu vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu là nhu cầu vay trung, dài hạn.Trong khi đó, nguồn vốn trung, dài hạn của Ngân hàng còn hạn chế(nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là dưới 5 năm).Việc sử dụng vốn ngắn hạn để CVTD trung,dài hạn là rủi ro cao, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Marketing xâm nhập vào lĩnh vực Ngân hàng chậm hơn so với lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Ngày nay, Marketing đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng khi sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng khốc liệt, nó giúp Ngân hàng tìm kiếm được nguồn khách hàng, mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, tại NHNo&PTNT Khoái Châu hoạt động marketing trong lĩnh vực CVTD chưa dược chuyên nghiệp hóa. Điều này dẫn đến thực tế chất lượng của hoạt động marketing còn thấp,thời gian triển khai các chương trình hành động còn dài, cùng với sự thiếu hụt các nhân viên chuyên trách về lĩnh vực này.

 Tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ còn nhỏ:

Tuy đã cố gắng nhưng tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ những năm gần đây tại NHNo&PTNT Khoái Châu chỉ từ 10%-15%,là nhỏ so với một số NHTM khác (từ 20-30%).

Trên đây là một số tồn tại chủ yếu của hoạt động CVTD tại NHNo & PTNT Khoái Châu, ta cần tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó để tìm hướng khắc phục.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Môi trường kinh tế - xã hội chưa ổn định.

Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn:giá vàng, đô la diễn biến bất thường, năng lượng liên tục tăng giá, thị trường kinh doanh bất động sản nằm ngoài tầm quản lý, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao…

Chính các yếu tố này đã làm cho thu nhập của một bộ phận dân cư giảm xuống, lòng tin vào tương lai bị giảm sút, cầu tiêu dùng do đó cũng giảm theo.

Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cũng như tâm lý, thói quen, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam vốn e ngại vay để tiêu dùng; cần cù, tiết kiệm, thu nhập khá thấp so với các nước trên thế giới và chưa có thói quen tiêu dùng khi chưa tích lũy đủ giá trị. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Thứ ba: Môi trường pháp lý tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ thể đối với cho vay tiêu dùng mà mới chỉ tạo ra được một cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại, tuy nhiên còn rất chung chung. Căn cứ pháp lý về cho vay tiêu dùng chưa đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ để đảm bảo an toàn. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng chưa được nở rộ như một số nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng cho mình hệ thống luật tín dụng tiêu dùng bao gồm các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cho vay tiêu dùng.

Thứ tư: Hoạt động cho vay tiêu dùng mới được triển khai tại chi nhánh nên doanh số, dư nợ còn hạn chế. Đồng thời, kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng chưa nhiều.

Thứ năm: Thông tin.

Ngân hàng và hoạt động ngân hàng cần thông tin hơn bất cứ ngành nào bởi nó có tình nhạy cảm rất lớn trước mọi biến động của thị trường và xã hội. Hiện nay, việc tìm kiếm và quản lý thông tin trong ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập. Những thông tin ngân hàng nhận được từ khách hàng cá nhân có độ chính xác chưa cao và không đầy đủ. Thông tin là rất nhiều và vấn đề là phải tiếp nhận, xử lý và quản lý chúng ra sao. Đối với cán bộ tín dụng, họ phải là những người đi tiên phong trong lĩnh hội, cập nhật thông tin của khách hàng cũng như của thị trường.

Ngày nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra rất gay gắt. Với sự nới lỏng cơ chế tín dụng trong những năm trở lại đây, nhiều ngân hàng đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh mới có tỷ lệ thu nhập cao nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng về phía mình. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và xem đây là thị trường mục tiêu (ACB, Sacombank, Techcombank…)

Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất: Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động cho vay tiêu dùng.

Do những món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, tốn nhiều thời gian và chi phí nên về mặt tâm lý cũng như nghiệp vụ, cán bộ tín dụng thường vẫn có tâm lý ngại khi cho vay những đối tượng này vì phải thực hiện với rất nhiều khách hàng mà dư nợ đạt được vẫn thấp. Tuy nhiên, nếu cho vay tiêu dùng phát triển mạnh, quy mô cho vay lớn thì chi phí trung bình của mỗi khoản vay sẽ nhỏ. Hơn nữa, thị trường tín dụng dành cho các ngân hàng có thể tiến tới điểm gần bão hòa. Các công ty, doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng theo mối quan hệ lâu dài nên rất khó để tìm kiếm những khách hàng mới. Trong đó, thị phần tiềm năng là khách hàng cá nhân thì vô cùng lớn. Để chiếm được thị phần, cho vay tiêu dùng là một hướng đi quan trọng cho ngân hàng trong tương lai.

Thứ hai: Ngân hàng chưa chú trọng hoạt động marketing

NHNo&PTNT Khoái Châu chưa chú trọng nhiều đến hoạt động marketing trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ mang tính dàn trải như cho vay sinh viên, cho vay du học. Do đó, công việc nghiên cứu, tìm hiều nhu cầu khách hàng và xử lý thông tin thị trưởng của chi nhánh còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản phẩm của chi nhánh chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng, làm giảm đi phần nào chất lượng dịch vụ.

NHNo&PTNT Khoái Châu chủ yếu tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng một cách thụ động. Những khách hàng đến với chi nhánh chủ yếu là khách hàng truyền thống. Ngân hàng chưa có chính sách thu hút thêm khách hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, vì vậy số lượng khách hàng đến với ngân hàng còn chưa nhiều như mong muốn.

Thứ tư: Chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống quản lý và đánh giá các khoản vay tiêu dùng để đưa ra hệ thống quy chuẩn, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, trong khi đó, kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của chi nhánh là còn chưa nhiều, nên có thể phát sinh rủi ro. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra tại chỗ đối với cán bộ thực hành và cán bộ quản lý hoạt động cho vay chưa được thường xuyên và sâu sắc.

Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Khoái Châu nói chung cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng ta thấy việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế.

Do đó, để mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều, cần đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trên.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KHOÁI CHÂU

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NNPTNT huyện khoái châu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w