Chỉ số phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 51 - 56)

Bảng 10. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính 2007 2008 2009

1. Tổng doanh thu Triệu đồng 130.141 263.463 239.510

2. Tổng chi phí Triệu đồng 110.810 233.206 203.367

3. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 19.331 30.257 36.143

4. Tổng tài sản Triệu đồng 1.113.709 1.279.047 2.084.583

5. Tài sản sinh lời Triệu đồng 64.468 188.038 142.204

6. Tổng vốn huy động Triệu đồng 930.406 1.217.750 1.525.000

7. Thu nhập lãi suất Triệu đồng 120.527 249.801 228.508

8. Chi phí lãi suất Triệu đồng 93.665 201.586 170.548

9. Thu nhập LS - chi phí LS Triệu đồng 26.862 48.215 54.694

10. Tài sản nhạy cảm LS Triệu đồng 6.452.135 7.869.425 9.925.516

11. Nguồn vốn nhạy cảm LS Triệu đồng 7.945.963 9.666.811 13.296.199

12. Tài sản thanh khoản Triệu đồng 6.523.953 7.892.377 1.392.980

13. Vay ngắn hạn Triệu đồng 6.456.621 7.807.468 1.357.000

14. Nợ xấu Triệu đồng 17.989 34.142 26.026

15. Tổng dư nợ Triệu đồng 991.420 1.095.639 1.973.977

Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (9/5) % 2,40 3,90 2,60

Hệ số doanh lợi (3/1) % 14,85 11,48 15,09

Hệ số sử dụng TS (1/4) % 11,69 20,60 11,50

v Hệ số chênh lệch thu nhập lãi:

Đây là chỉ số thể hiện khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động tín dụng, chỉ số này càng cao càng thể hiện rõ ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.

Qua số liệu cho thấy khoản thu nhập từ lãi thu được từ việc đầu tư của ngân hàng tương đối thấp (cao nhất 3,9%), có nghĩa là 100 đồng nguồn vốn sử dụng để đầu tư thu được 3,9 đồng tiền lãi. Năm 2007 thì hệ số này là 2,4%, sang năm 2008 tăng lên 3,9%, tăng lên 1,5% so với năm 2007. Tuy nhiên trong năm 2009 vừa qua lại giảm xuống còn 2,6%.

Nhìn chung hệ số chênh lệch thu nhập lãi tăng giảm không đều, muốn đạt ở mức cao và tăng liên tục thì ngân hàng cần cải thiện tình hình vốn huy động, sử dụng vốn hợp lý hơn.

v Hệ số doanh lợi

Chỉ số này thể hiện khoản tiền mà ngân hàng thật sự nhận được trong tổng thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thể hiện tình hình hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả.

Từ bảng số liệu cho ta thấy hệ số doanh lợi năm 2007 là 14,85%, tức là trong 100 đồng ngân hàng nhận được thật sự 14,85 đồng. Sang năm 2008 hệ số doanh lợi giảm xuống còn 11,48%, nguyên nhân là do chi phí tăng và tăng nhanh hơn mức độ tăng của thu thập so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009 hệ số này tăng lên 15,09%, do năm 2009 ngân hàng đã giảm một số khoản chi phí không hợp lý.

v Hệ số sử dụng tài sản

Thể hiện khoản thu nhập thu được từ việc đầu tư tài sản hay sử dụng nguồn vốn, tỷ số này càng cao thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 hệ số sử dụng tài sản là 11,69%, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản có của ngân hàng đem đi đầu tư sẽ thu được 11,69 đồng lợi nhuận. Sang năm 2008 hệ số này tăng lên 20,60%, tăng 8,91% so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng

trong năm 2009 vừa qua thì 100 đồng lợi nhuận chỉ đem về 11,50 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu trong năm 2009 giảm hơn so với năm 2008.

v Hệ số lợi nhuận

Thể hiện khoản lợi nhuận thực sự thu được của ngân hàng từ việc sử dụng các nguồn vốn hiện có. Phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là chỉ tiêu qua trọng đo lường lợi nhuận và phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng.

Cũng như các chỉ số khác, hệ số lợi nhuận từ năm 2007 – 2009 tăng giảm không ổn định. Năm 2008 thì ROA là 2,37% cao hơn năm 2007 là 1,74%, nhưng trong năm 2009 vừa qua lại giảm xuống còn 1,73%. Nguyên nhân là do sự biến động của lợi nhuận và tài sản giữa các năm có sự chênh lệch nên ROA có sự biến động lớn. Cụ thể lợi nhuận năm 2007 tăng 56,52% so với năm 2008, trong khi đó tài sản chỉ tăng 14,85%, lợi nhuận năm 2009 chỉ tăng 19,45% còn tài sản lại tăng đến 62,98%. Do đó khiến cho chỉ số ROA giảm xuống, nhưng tình hình lợi nhuận vẫn rất khả quan, tăng đều qua các năm.

Chỉ số ROA qua các năm đều lớn hơn 1 cho thấy ứng với 1 đồng tài sản đầu tư có thu được lợi nhuận tương đối tốt.

4.3.2.3 Các chỉ số đo lường rủi ro

Bảng 11. BẢNG CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG RỦI RO Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính 2007 2008 2009

1. Tổng vốn huy động Triệu đồng 930.406 1.217.750 1.525.000

2. Tài sản nhạy cảm LS Triệu đồng 6.452.135 7.869.425 9.925.516

3. Nguồn vốn nhạy cảm LS Triệu đồng 7.945.963 9.666.811 13.296.199

4. Tài sản thanh khoản Triệu đồng 6.523.953 7.892.377 1.392.980

5. Vay ngắn hạn Triệu đồng 6.456.621 7.807.468 1.357.000 6. Nợ xấu Triệu đồng 17.989 34.142 26.026 7. Tổng dư nợ Triệu đồng 991.420 1.095.639 1.973.977 Hệ số thanh khoản [(4-5)/(1)] % 7,2 6,9 2,3

Hệ số rủi ro lãi suất (2/3) % 81,20 81,40 74,65

v Hệ số thanh khoản

Là rủi ro chỉ năng lực tiềm tàng của ngân hàng cung cấp tiền cho nhu cầu tài chính. Nếu ngân hàng dự trữ càng nhiều nguồn vốn sẵn sang đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo lợi nhuận càng thấp và ngược lại.

Qua bảng số liệu phân tích ta thấy rủi ro này giảm đều qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 7,2%, sang năm 2008 giảm xuống còn 6,9%, năm 2009 vừa qua chỉ còn 2,3%. Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đang thực hiện chiến lược quan tâm nhiều đến với lợi nhuận. Ngân hàng đang mở rộng quá trình hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động tín dụng, các khoản cho vay trung và dài hạn cũng được đầu tư nhiều hơn, góp phần làm giảm khả năng thanh khoản. Tuy nhiên trong giai đoạn tình hình lạm phát ngày càng cao thì khả năng rút tiền của khách hàng lớn để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hay đầu tư vào các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn, trong khi đó hệ số thanh khoản liên tục giảm qua các năm cũng là một điều đáng lo, đòi hỏi ngân hàng tìm hiểu sát thị trường hơn khi quyết định cho chỉ số này cao hay thấp.

v Hệ số rủi ro lãi suất

Chỉ sự ảnh hưởng tiêu cực đến số tiền gửi và giá trị của tài sản hay nợ phải trả do lãi suất thay đổi.

Chỉ số rủi ro lãi suất của chi nhánh trong 3 năm có sự biến động như sau: năm 2007 là 81,20%, năm 2008 là 81,40% (tăng 0,20%, tăng không đáng kể), nhưng trong năm 2009 vừa qua giảm xuống còn 74,65% (giảm 6,75%).

Thực tế chỉ số này lớn hay nhỏ hơn 1 đều ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng khi có sự thay đổi lãi suất. Nếu lãi suất tăng thì thu nhập bị giảm và ngược lại. Hệ số rủi ro lãi suất luôn lớn hơn 1 là do ngân hàng chịu ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường. Ngân hàng nên kiểm soát, xác định chính xác hơn nữa tình hình lãi suất thị trường để đảm bảo nguồn thu nhập ngay càng cao, lợi nhuận ngày càng tăng nhanh.

v Rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng là hệ số thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng một cách rõ rệt, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Qua bảng số liệu phân tích thì tình hình rủi ro tín dụng có tăng có giảm. Năm 2008 rủi ro tín dụng là 3,12% tăng hơn so với năm 2007 là 1,81%, sang năm 2009 vừa qua lại giảm xuống 1,32%.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2007-2008 tình hình nợ quá hạn quá nhiều, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng theo, làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng là điều đương nhiên. Sang năm 2009 ngân hàng đã có nhiều biện pháp trong việc thu hồi nợ quá hạn, giảm tỷ lệ nợ xấu làm cho rủi ro tín dụng giảm theo. Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp ngân hàng tránh được rủi ro. Nhưng nếu vì lý do đó mà ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn thì sẽ mất đi một phần thu nhập không nhỏ từ hoạt động này, bởi vì lãi suất cho vay trung và dài han cao hơn ngắn hạn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 51 - 56)