PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 36)

Bảng 5. BẢNG TỔNG DOANH THU CỦA EXIMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2007 – 2009

ĐVT: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu 130.141 100 263.463 100 239.510 100 133,322 102,44 (23.953) (9.09)

1. Thu lãi cho vay 73.836 56,73 173.664 65,92 158.277 66,08 99.828 135,20 (15.387) (8,86)

2. Thu lãi tiền gửi 46.691 35,88 76.137 28,90 70.231 29,32 29.446 63,07 (5.906) (7,76)

3. Thu nghiệp vụ bảo

lãnh 144 0,11 365 0,14 656 0,27 221 152,96 291 79,71

4. Thu phí dịch vụ thanh

toán 1.627 1,25 3.188 1,21 4.149 1,73 1.561 95,91 960 30,12

5. Thu phí dịch vụ Ngân

quỹ 333 0,25 461 0,17 416 0,17 128 38,61 (44) (9,66)

6. Lãi từ kinh doanh

ngoại hối 932 0,72 3.947 1,50 (2.271) (0,94) 3.015 323,53 (6.218) (157,52)

7. Lãi từ kinh doanh vàng 686 0,53 2.805 1,06 1.944 0,81 2.119 309,11 (861) (30,70)

8. Các khoản thu nhập bất

thường 5893 4,53 2.896 1,10 6.108 2,56 -2.997 -50,86 3.212 110,95

Hình 2: Tổng doanh thu 3 năm 2007-2009 130,141 263,463 239,510 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng doanh thu tri u đ n g

Doanh thu của Ngân hàng là khoản tiền được thu từ hoạt động kinh doanh như: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ thanh toán, các dịch vụ tín dụng…

Nhìn chung, trong năm 2008 tổng doanh thu và chi phí đều tăng cao so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 là 263,463 tỷ đồng, tăng 102% (tương ứng 133,332 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2007 là 130,141 tỷ đồng, năm 2009 tổng thu nhập là 239,51 tỷ đồng, giảm 9,09% (tương ứng là 23,95 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó:

- Thu lãi cho vay: có thể nói đây là thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Năm

2007 thu lãi cho vay là 73,836 tỷ đồng. Năm 2008 thu lãi được173,6 tỷ đồng, tăng 135% (tương ứng tăng 99,8 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2007. Sang năm 2009 thu lãi cho vay là 239,510 tỷ đồng, chiếm 66,08% tổng doanh thu của năm, thu thấp hơn năm 2008 là 15,387 tỷ đồng (tương ứng 8,86%), do các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Lãi suất cho vay tăng.

+ Chương trình tài trợ xuất nhập khẩu thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng dư nợ.

Về cơ cấu: nhìn chung qua 3 năm cơ cấu thu lãi cho vay đều tăng. Thu lãi cho vay năm 2007 chiếm 56,73% tổng doanh thu, năm 2008 tăng chiếm 65,92%

và năm 2009 cơ cấu tiếp tục tăng chiếm 66,08% tổng doanh thu của năm, trong khi đó doanh từ thu lãi cho vay năm 2009 lại giảm so với năm 2008. Qua đó cho ta thấy được ngân hàng đã có sự điều chỉnh làm cho thu nhập chủ yếu của ngân hàng tăng lên, chiếm tỷ trọng cao hơn.

- Thu lãi tiền gửi năm 2007 là 46,691 tỷ đồng. Năm 2008 thu lãi tiền gửi là 76,137 tỷ đồng, tăng 63% (tương ứng tăng 29,4 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009 thu lãi tiền gửi là 70,231 tỷ đồng, thấp hơn năm 2008 là 5,9 tỷ đồng (tương ứng 7,76%), chủ yếu là thu lãi tiền gửi trong hệ thống do :

+ Tăng số tiền dư gửi tại Hội sở. + Lãi suất tiền gửi tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ cấu: thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp hơn chỉ sau tiền thu lãi cho vay. Năm 2007 chiếm 35,88%, năm 2008 chiếm 28,90%, năm 2009 chiếm 29,32% tổng doanh thu, tuy doanh thu có giảm nhưng cơ cấu lại tăng.

- Thu phí dịch vụ: gồm thu nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dich vụ

ngân quỹ. Năm 2008 thu phí dịch vụ là 4,1 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng (tương đương 95%) so với năm 2007 là 2,1 tỷ đồng. Năm 2009 thu phí dịch vụ tiếp tục tăng 1,1 tỷ đồng (tương ứng tăng 26,83%). Trong đó, tiền thu thanh toán quốc tế năm 2008 là 91,226 triệu USD tăng 27,201 triệu USD (tương ứng 42,48%) so cùng kỳ năm 2007, năm 2009 tiếp tục tăng 48,2 tỷ đồng (tương ứng 52,93%).

Về cơ cấu: thu phí dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2007 thu phí dịch vụ năm 2007 chiếm 1,16%, năm 2008 tăng lên 1,52% và năm 2009 vừa qua lại tiếp tục tăng lên 2,65%.

Thanh toán quốc tế tăng cao và vượt kế nhờ Chi nhánh đã tích cực triển khai Chương trình tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm tỷ giá, với lãi suất ưu đãi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mới. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp cũng cân nhắc trong việc ký hợp đồng mới vì ngại đối tác viện nhiều lý do để yêu cấu giảm giá hoặc từ chối thanh toán, trả hàng về. Mặt khác, mặt hàng thanh toán nhập khẩu

chủ yếu của Chi nhánh là gỗ, bả đậu nành, xăng dầu, thuốc thú y cũng theo tình hình kinh tế chung.

- Thu kinh doanh ngoại tệ, vàng năm 2007 là 1,6 tỷ đồng, năm 2008 là 6,7 tỷ đồng, tăng 5,1 tỷ đồng (tương ứng 318,75%). Lợi nhuận năm 2008 đạt cao và vượt kế hoạch phần lớn do:

+ Doanh số mua bán ngoại tệ tăng mạnh xuất phát từ việc đẩy mạnh chương trình cho vay tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm tỷ giá, đồng thời do các tháng đầu năm tỷ giá biến động nhiều và thực hiện hoán đổi ngoại tệ khi mua bán nên lợi nhuận đạt cao.

+ Trong năm giá vàng biến động nhiều, biên độ tăng, giảm trong ngày rất lớn nên thu hút nhiều khách hàng tham gia kinh doanh vàng, giúp doanh số mua bán và hiệu quả tăng cao.

Trong khi đó năm 2009, do những tháng đầu năm không phát triển được do gặp phải một số khó khăn, lợi nhuận từ kinh doanh vàng và ngoại tệ là 0,327 tỷ đồng, giảm 7 tỷ (tương ứng giảm 104,84%) so với năm 2008.

- Thu nhập bất thường của năm 2007 là 5,89 tỷ đồng, chiếm 4,53% tổng doanh thu. Năm 2008 là 2,89 tỷ đồng, chiếm 1,10% tổng doanh thu, giảm 2,9 tỷ đồng (tương ứng giảm 50,86%) so với cùng kỳ năm 2007. Do năm 2007 chi nhánh thu được khoản nợ vay của Sadico là 5 tỷ đồng. Còn năm 2009 là 6 tỷ đồng (Cty CP Sadico là 1,6 tỷ đồng, DNTN Me Kong là 3,7 tỷ đồng...), chiếm 2,56% tổng doanh thu.

4.2.2 Chi phí

Bảng 6. BẢNG TỔNG CHI PHÍ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2007 – 2009

ĐVT: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng chi phí 110.810 100 233.206 100 203.367 100 122.396 110,46 (29.839) (12,79)

1. Trả lãi tiền gửi 93.158 84,07 198.192 84,98 167.661 82,44 105.034 112,75 (30.532) (15,41)

2. Trả lãi phát hành GTCG 507 0,46 3.394 1,46 6.153 3,03 2.887 569,68 2.758 81,26

3. Chi khác về hoạt động

huy động vốn 11 0,01 540 0,23 146 0,07 529 4636,80 (395) (73,11)

4. Chi dịch vụ thanh toán và

Ngân quỹ 761 0,69 1.505 0,65 1.184 0,58 744 97,78 (321) (21.33)

5. Chi nộp thuế 155 0,14 693 0,30 425 0,20 538 347,86 (268) (38,64)

6. Nộp các khoản phí, lệ phí 63 0,06 41 0,02 58 0,03 -22 -34,52 17 42,16

7. Chi phí cho nhân viên 7.062 6,37 11.389 4,88 11.927 5,86 3.787 49,83 538 4,73

8. Chi hoạt động quản lý 2.644 2,39 3.840 1,49 4.329 2,13 1.196 45,24 489 12,73

9. Khấu hao cơ bản TSCĐ 998 0,90 2.526 1,08 2.320 1,14 1.528 153,08 (206) (8,15)

10. Chi khác về tài sản 909 0,82 1.578 0,68 1.085 0,53 669 73,59 (493) (31,25)

11. Chi dự phòng 3.535 3,19 8.593 3,68 7.043 3,46 5.058 143,06 (1.549) (18,03) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Nộp phí bảo hiểm, bảo

toàn tiền gửi khách hàng 466 0,42 896 0,38 1.036 0,51 430 92,15 140 15,62

13. Chi bất thường khác 1 0,001 19 0,01 2 0,001 18 1.800 (17) (89,09)

Hình 3: Tổng chi phí 3 năm 2007-2009 11081 233206 203367 0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng chi phí tr iệ u đ ng

Tổng chi phí năm 2007 mà ngân hàng phải chi ra là 110,81 tỷ, năm 2008 là 233,2 tỷ, tăng 122,3 tỷ đồng (tương ứng 110,46%) so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009 chi phí là 203,3 tỷ đồng, giảm 29,83 tỷ đồng (tương ứng giảm 12,79%) so với năm 2008. Trong đó có một số chi phí tiêu biểu như:

- Chi trả tiền lãi gửi năm 2007 là 93,15 tỷ đồng, năm 2008 chi trả tiền lãi gửi là 198,1 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng (tương ứng là 112,75%) so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng sang năm 2009 lại xuống còn 167,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 30,52 tỷ đồng (-15,41%). Năm 2008 trả tiền lãi gửi tăng là do: vốn huy động trong năm 2008 tăng 31% so với năm 2007, lãi suất huy động cao và trả lãi vốn điều chuyển tăng do Chi nhánh nhận vốn từ Hội sở theo chương trình tài trợ xuất nhập khẩu.

Về cơ cấu: vì thu từ tiền lãi gửi chiếm tỷ trọng cao nhất nên kéo theo chi trả tiền lãi gửi chiếm tỷ trong cao nhất. Năm 2007 chiếm chiếm 84,07% tổng doanh thu, năm 2008 chiếm 84,98%, năm 2009 chiếm 82,44% tổng doanh thu.

- Chi phí dịch vụ năm 2007 là 0,76 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 1,5 tỷ đồng

so với cùng kỳ năm 2007 là 0,7 tỷ đồng (tương ứng tăng 97,78%). Nhưng đến năm 2009 chi phí này đã giảm xuống còn 1,1 tỷ, giảm 21,33% so với năm 2008.

Về cơ cấu: năm 2007 chiếm 0,69% tổng doanh thu, năm 2008 chiếm 0,30%, năm 2009 chiếm 2,20% tổng doanh thu năm 2009. Qua đó ta thấy được năm 2009 vừa qua tuy chi phí cho dịch vụ giảm nhưng cơ cấu lại tăng, chứng tỏ rằng ngân hàng đã phát triển dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Chi phí nhân viên năm 2007 chi phí này là 7 tỷ. Năm 2008 chi phí cho nhân viên là 11,3 tỷ đồng, tăng 49,83% (tương ứng tăng 3,7 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2007. Chủ yếu do trong 2008 hệ thống áp dụng cơ chế lương khoán từ cấp phó phòng trở lên, cán bộ công nhân viên tăng lương tối thiểu từ 15%, nhân sự tăng 9 người để mở rộng hoạt động tại chi nhánh và các phòng giao dịch. Năm 2009 chi phí cho nhân viên là 11,9 tỷ đồng, tiếp tục tăng nhưng tăng ít so với cùng kỳ năm 2008, chỉ tăng 4,73% (tương ứng tăng 0,5 tỷ đồng).

Về cơ cấu: chi phí nhân viên chiếm tỷ trong cũng khá cao, năm 2007 chiếm 6,37% tổng chi phí, năm 2008 chỉ chiếm 4,88%, năm 2009 chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2008 là 5,86%.

- Chi phí quản lý năm 2007 là 2,6 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 3,8 tỷ đồng,

tăng 1,1 tỷ đồng (tương ứng tăng 45,24 so với năm 2007. Sang năm 2009 chi phí quản lý là 4,3 tỷ đồng, lại tăng hơn so với năm 2008 là 0,5 tỷ đồng (tương ứng tăng 12,73%). Chi phí quản lý tăng chủ yếu do: chi phí điện nước, vệ sinh, chi lễ tân, khánh tiết chủ yếu là chi phí tiếp thị khách hàng mới, chi phí chăm sóc khách hàng gửi vốn thanh toán.

Về cơ cấu: chi phí này chiếm tỷ trọng cũng không quá lớn, nhỏ hơn chi phí dành cho nhân viên. Năm 2007 chiếm 2,39% tổng chi phí; năm 2008 chỉ chiếm 1,49% thấp hơn năm 2007; năm 2009 tăng, chiếm 2,13% tổng chi phí

- Chi phí tài sản năm 2007 là gần 2 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 4,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,1 tỷ đồng (115%) so với năm 2007. Năm 2009 ngân hàng đã chi cho chi phí tài sản giảm xuống là 3,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 20,58% (0,7 tỷ đồng). Năm 2008 lại tăng hơn so với năm 2007 và năm 2009 là do phát sinh đột biến các chi phí như: khấu hao nhà số 8 Phan Đình Phùng, phân bổ 100%, các khoản chi phí khác về tài sản như hệ thống báo động khẩn cấp đến 133 cho Chi

nhánh và phòng giao dịch, chi phí mua sắm vũ khí bảo vệ cơ quan, hệ thống camera quan sát cho các máy ATM, sữa chữa bảng hiệu phòng giao dịch…

Về cơ cấu: năm 2007 chi phí tài sản chiếm 1,72% tổng chi phí, năm 2008 chiếm 1,76%, năm 2009 chiếm 1,67% trong tổng chi phí.

- Chi phí dự phòng năm 2007 là 3,5 tỷ đồng, năm 2008 chi phí dự phòng là

8,5 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm 2007 là 3,5 tỷ đồng (tương ứng tăng 143%). Nhưng sang năm 2009 chi phí dự phòng giảm xuống còn 7 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,5 tỷ đồng (giảm 18,03%).

Về cơ cấu: chi phí dự phòng năm 2007 là 3,19%, năm 2008 tăng lên 3,68%, năm 2009 chiếm 3,46% tổng chi phí.

- Chi bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng năm 2007 là 0,4 tỷ đồng,

năm 2008 chi bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng là 0,8 tỷ đồng tăng 0,4 tỷ đồng (tương ứng tăng 92,15%) so với năm 2007. Năm 2009 là 1 tỷ đống tăng thêm gần 0,2 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 15,62%.

Về cơ cấu: chi phí cho cho bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng cũng tăng giảm không ổn định. Năm 2007 chiếm 0,43% tổng chi phí, năm chiếm 0,38% và năm 2009 chiếm 0,51% tổng chi phí. Ta thấy được ngân hàng tăng chi phí này để phục vụ khách hàng tốt hơn, giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, giúp ngân hàng giữ khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới thuận lợi hơn.

4.2.3 Lợi nhuận

Bảng 7. BẢNG TỔNG CHI PHÍ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận 19.331 30.257 36.143 10.926 56,52 5.886 19,45

Nguồn: Phòng tín dụng – Chi nhánh Eximbank Cần Thơ

Tất cả các ngân hàng đều có nhiều hoạt động kinh doanh như đi vay, cho vay, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán… Tất cả đều đi đến một mục đích cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 5 cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua 3 năm 2007 - 2009. Năm 2007 lợi nhuận là 19,33 tỷ đồng, sang năm 2009 lợi nhuận đạt 30,25 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 56,52% (tức tăng 10,92 tỷ đồng) so với năm 2007. Không dừng lại ở đó, năm 2009 lợi nhuận tăng lên 36,14 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 19,45% (tức tăng 5,9 tỷ đồng) so với năm 2008.

Để đạt được kết quả như vậy là nhờ ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng có những biện pháp khắc phục trong việc quản lý các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp các khoản mục chi phí bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó là sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ - công nhân viên đã cố gắng nắm bắt thời cơ để mở rộng phạm vi kinh doanh.

Hình 4: Lợi nhuận 3 năm 2007-2009 19331 30257 36143 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng lợi nhuận tr iệ u đ ng

Nhận xét: Trong 3 năm qua, doanh thu tăng lên chủ yếu là thu nhập từ lãi cho vay, đồng thời thu từ dịch vụ cũng gia tăng về giá trị cho thấy hoạt động tín dụng và dịch vụ của chi nhánh ngày càng mở rộng. Tuy trong năm 2009 tổng doanh thu có giảm xuống do tình hình cho vay giảm xuống, nhưng chi phí cũng giảm trong năm 2009 vừa qua. Chi phí năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 do tăng vốn huy động, tăng lãi suất huy động, trả lãi vốn điều chuyển, biến động về tỷ giá... Trong năm 2009 vừa qua với nhiều biện pháp kiểm soát các chi phí không hợp lý, ngân hàng cũng đã giảm một khoản chi phí. Nhìn chung, hoạt động của ngân hàng tương đối ổn định, đạt kết quả tốt.

4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.3.1 Tình hình huy động vốn 4.3.1 Tình hình huy động vốn

Bảng 8. BẢNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA EXIMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn huy động gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá năm 2007 đạt 930.406 triệu đồng. Đến năm 2008 nguồn vốn này là 1.217.750 triệu đồng, tăng 287.344 triệu đồng (tương ứng tăng 46%) so với cùng kỳ năm 2007. Qua năm 2009 huy động vốn tăng hơn năm 2008 là 1.525.000

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 36)