Phòng Thông tin điện toán

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh sóc trăng (Trang 37)

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống máy tính của chi nhánh.

3.2.9. Các Phòng Giao Dịch

Có chức năng của một ngân hàng cho vay, thực hiện huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

P.Kiểm tra,

kiểm soát nội bộ BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG BAN

P.Kế Toán

P.Tiền Tệ Kho Quỹ

P.Thông Tin Điện Toán P.Quản Lý RR & Nợ Có Vấn Đề P.Tố Chức Hành Chính P.Khách Hàng Doanh Nghiệp P.Khách Hàng Cá Nhân PGD.Lê Lợi PGD.Trần Đề PGD. Mỹ Xuyên

3.3.CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH SÓC TRĂNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhằm đem

lại lợi nhuận cho ngân hàng thì ngân hàng TMCP Công Thương Sóc Trăng đã mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cụ thểnhư sau:

3.3.1. Các sản phẩm của NHTMCP Công Thương-chi nhánh Sóc Trăng

- Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi - thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Tiền gửi lãi suất bậc thang: là hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. - Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang theo nguyên tắc số dư cuối ngày duy trì trên tài khoản càng lớn lãi suất càng cao.

- Kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ

- Tiền gửi đầu tư lãi suất thả nổi: loại hình tiền gửi có kỳ hạn mà lãi suất tiền gửi được điều chỉnh theo tần suất xác định lãi suất đối với khách hàng là tổ

chức kinh tế.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu đối với cá nhân và các tổ

chức kinh tế

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệđối với khách hàng thuộc mọi tầng lớp dân cư và thành phần kinh tế.

3.3.2. Dịch vụ của NHTMCP Công Thương-chi nhánh Sóc Trăng

- Dịch vụ thanh toán tiền Việt Nam qua hệ thống viễn thông ngay trong ngày cho khách hàng đến tất cả các chi nhánh của ngân hàng TMCP Công

Thương trên toàn quốc.

- Dịch vụ thẻ: Với các sản phẩm thẻđa dạng từ thẻ ghi nợ E-Partner đến thẻ

thanh toán quốc tế Visa, Master; VietinBank cung cấp nhiều dịch vụ giúp chủ thẻ

- Dịch vụ kiều hối: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc, Ngân hàng Công Thương cam kết cung cấp dịch vụ chuyển tiền từnước ngoài về Việt Nam: Nhanh chóng – Thuận tiện – An toàn – Phí dịch vụ thấp.

- Dịch vụ bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm Ngân Hàng TMCP Công Thương

Việt Nam cung cấp các sản phẩm bảo hiểm sau: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm tín dụng,…

-Dịch vụ bảo lãnh: cung cấp cho khách hàng tất cả các phương thức bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh giao nhận hàng, …

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

gay gắt trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội

đồng Quản trị, Ban Điều hành, sự nổ lực của tập thể Ban giám đốc và cán bộ

nhân viên chi nhánh nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh Sóc Trăng đã đạt

BẢNG 3.1 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH SÓC TRĂNG TỪ 2009 ĐẾN 2011

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Thu nhập: năm 2010 tăng 48.320 triệu đồng (tươngđương 74,08%) so với năm 2009. Sang năm 2011, tuy tốc độ tăng có thấp hơn 2010 nhưng xét về

giá trị tuyệt đối thì thu nhập đã tăng 46.310 triệu đồng tương ứng với mức tăng

40,78% so với năm 2010. Để đạt được thành quả này là do ngân hàng tiếp tục

đẩy mạnh quan hệ giao dịch sâu rộng hơn với các công ty lương thực và chế biến thủy sản lớn trên địa bàn như: công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, công ty cổ

phần thực phẩm Sao Ta, công ty cổ phần Phương Nam, từđó nâng cao nguồn thu từ cho vay cũng như cung cấp các dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng

tiếp tục phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng, các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, cho vay cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, mua bán nhỏ lẻ, …tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho vay các món vay lớn.

Chi phí: bên cạnh việc gia tăng về thu nhập, chi phí của ngân hàng cũng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là chi phí năm 2010 tăng 42.687 triệu đồng (tương đương 76,45%) so với năm trước đó; năm 2011 tăng 41.096 triệu đồng (tức 41,71%) so với năm 2010. Điều này không khó lý giải, bởi do ngân hàng mở rộng quy mô trong việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay

KHOẢN MỤC NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thu nhập 65.230 113.550 159.860 48.320 74,08 46.310 40,78 Chi phí 55.839 98.526 139.622 42.687 76,45 41.096 41,71 Lợi nhuận 9.391 15.024 20.238 5.633 59,98 5.214 34,70 ĐVT: triệu đồng

ngày càng tăng của các tổ chức kinh tế, bên cạnh đó do tình hình khó khăn chung trong huy động vốn, đòi hỏi chi nhánh phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn dẫn đến việc gia tăng trong chi phí là điều khá dễ hiểu.

Lợi nhuận: nhìn chung, lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận năm 2010 tăng 5.633 triệu đồng (tức 59,98%) so với năm

2009, tốc độ tăng chậm lại trong năm 2011, tăng 5.214 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc độtăng 34,70%. Nguyên nhân là do tốc độtăng của thu nhập nhỏhơn tốc độtăng của chi phí, cụ thể, năm 2010 thu nhập chỉtăng 74,08% trong khi chi phí tăng đến 76,45%, trong năm 2011 thu nhập tăng 40,78%, chi

phí tăng 41,71%, tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối thì thu nhập tăng cao hơn chi

phí dẫn đến lợi nhuận tăng qua các năm.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm qua là có hiệu quả, lợi nhuận liên tục tăng nhưng tốc độ có xu hướng chậm lại. Chi nhánh cần chú ý hơn nữa việc quản lý chi phí, tiết giảm những chi phí không cần thiết cũng như cần có các biện pháp linh hoạt để tăng nguồn thu, góp phần tăng lợi nhuận trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG SÓC TRĂNG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG SÓC TRĂNG

4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.1.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, mỗi loại nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời gian hoàn trả,… do

đó việc thường xuyên phân tích, đánh giá nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sau đây là cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từnăm 2009 đến 2011:

BẢNG 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỒN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN

MỤC

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Vốn huy động 304.392 55,77 454.054 50,88 769.730 67,57 149.662 49,17 315.676 69,52 2.Vốn lưu chuyển 221.872 40,65 398.243 44,63 235.202 20,65 176.371 79,49 (163.041) (40,94) 3.Vốn khác 19.541 3,58 40.098 4,49 134.184 11,78 20.557 105,20 94.086 234,64 Tổng 545.805 100 892.395 100 1.139.116 100 346.590 63,50 246.721 27,65

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp)

Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua từng năm. Tốc

độ tăng trưởng tương đối ổn định và luôn ở mức cao, cụ thể năm 2010 tăng

63,5% so với năm 2009, năm 2011 tăng 27,65%, từ năm 2009 đến 2011 nguồn vốn của ngân hàng tăng hơn gấp đôi (từ 545.805 triệu đồng lên 1.139.116 triệu

là tốt hay xấu, ta tiến hành xem xét tình hình thay đổi các thành phần cấu tạo nên nguồn vốn sau:

Vốn huy động: tình hình vốn huy động tăng trưởng ổn định, năm sau đều

cao hơn năm trước, năm 2010 tăng 149.662 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 49,17%) so với năm 2009, sang năm 2011 vốn huy động tăng 315.676 triệu

đồng (tức 69,52%) so với năm 2010, góp phần vào gia tăng tổng nguồn vốn của

chi nhánh đồng thời hạn chế được chi phí đầu vào do giảm tỷ trọng của nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính, vì đây là nguồn vốn có chi phí cao. Tuy nhiên,

trong năm 2010 tỷ trọng nguồn vốn huy động giảm còn 50,88% trong khi con số

này là 55,77% trong năm 2009 và 67,57% năm 2011.

Vốn lưu chuyển: đây là loại nguồn vốn có chi phí cao, trong phạm vi chi nhánh thì việc nổ lực hạn chế tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn là rất cần thiết đối với hoạt động của một ngân hàng chi nhánh. Tỷ trọng vốn điều chuyển tăng nhẹ trong năm 2010 so với năm 2009 chiếm 44,63%, nhưng sang năm 2011 thì công tác thực hiện giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này được thực hiện khá tốt bằng việc tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động tín dụng chiếm đến 67,57%, làm cho tỷ trọng vốn lưu chuyển chỉ còn 20,65%. Cụ thể, trong năm 2010, tăng 176.371 triệu đồng tương đương 79,49% so với năm 2009, tuy nhiên, sang năm 2011 nguồn vốn này giảm mạnh, chỉ còn 235.202 triệu

đồng, tức giảm 163.041 triệu đồng tương đương 40,94% so với năm 2010.

Vốn khác: chiếm tỷ trọng không đáng kểtrong năm 2009 và 2010, tuy nhiên

nguồn vốn này có xu hướng tăng đáng kể trong năm 2011 (chiếm 11,78% tổng nguồn vốn). Đây là các khoản vốn ngân hàng tạm giữ lại trong thanh toán, khoản phải trả, vốn thừa chưa xử lý,…Ngân hàng cần có những xem xét cụ thểhơn để

có thể có những biện pháp điều chỉnh để giảm khoản vốn đi chiếm dụng này.

Như vậy, nguồn vốn tăng chủ yếu là từ vốn huy động và vốn điều chuyển

và vốn khác do có sự giảm đáng kể của vốn điều chuyển và tăng một lượng lớn vốn huy động và vốn khác. Việc tăng lên của tỷ trọng vốn huy động và giảm xuống của vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn là một tín hiệu tốt cho sự tự

chủ về khả năng tài chính của chi nhánh, là nền tảng cho sự phát triển bền vững sau này của chi nhánh, tuy nhiên tỷ lệ 20,56% của vốn điều chuyển trong tổng vốn là còn tương đối cao, chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình này.

4.1.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng khoản mục vốn huy động là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn chính để các ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình. Vì vậy, việc phân tích nguồn vốn huy động có ý nghĩa

hết sức quan trọng, ta cùng xem xét tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh từnăm 2009 đến 2011 qua sơ đồ sau:

107987 124295 143916 67004 250492 550008 129401 79267 75806 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 2009 2010 2011 tr i u đ n g Không kỳ hạn Trung, dài hạn Ngắn hạn Hình 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ 2009 ĐẾN 2011

ĐVT: triệu đồng →Nhìn chung từ năm 2009 đến năm 2011, nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng. Cụ thể, từ bảng 4.1 ta thấy vốn huy động của chi nhánh năm

2009 là 304.392 triệu đồng, năm 2010 là 454.054 triệu đồng tăng 149.662 triệu

đồng so với năm 2009, sang năm 2011 tăng nhanh (hơn 2,5 lần so với năm 2009) và đạt 769.730 triệu đồng. Nguyên nhân là do tuy trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao, nhưng kinh tế Sóc Trăng trong năm 2011 vẫn gặt hái được nhiều thành công, như tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,04%, thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến thặng dư vốn trong xã hội

tăng, cùng với việc đẩy mạnh quan hệ, tiếp thị nên lượng vốn huy động của chi

nhánh tăng nhanh trong năm 2011. Để biết nguồn vốn huy động của chi nhánh

tăng từ những nguồn nào, ta cùng xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động qua bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2 TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 3 NĂM QUA

KHOẢN MỤC 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của các TCKT 144.819 143.703 179.046 (1.116) (0,77) 35.343 24,60 Tiền gửi tiết kiệm 158.976 309.128 586.867 150.152 94,40 277.739 89,80 Tiền gửi của các TCTD khác 597 1.223 3.817 626 105 2.594 212 Tổng 304.392 454.054 769.730 149.662 49,2 315.676 69,5

2009 52.23% 47.57% 0.20% 2010 68.08% 31.65% 0.27% 2011 23.26% 76.24% 0.50%

Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của các

TCKT

Tiền gửi của TCTD

khác

Hình 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011

→Từ bảng số liệu ta có một số nhận xét sau:

Tiền gửi của các TCKT: chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp trên địa bàn không nhằm mục đích sinh lãi mà là dùng để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Tình hình tăng trưởng của nguồn vốn này không

ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2010 là 143.703 triệu đồng giảm 1.116 triệu

đồng tương đương giảm 0,77% so với năm 2009. Tuy nhiên, tình hình đã được cải thiện khi sang năm 2011, nhờ sự phát triển của khối ngành thủy sản, cùng với việc mở rộng hoạt động của chi nhánh là khai trương phòng giao dịch Lê Lợi, và việc đẩy mạnh mở rộng quan hệ mới với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, làm cho nguồn tiền gửi này tăng

35.343 triệu đồng, tương đương tốc độtăng trưởng 24,6% so với năm 2010. Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc thu hút nguồn vốn này nhằm tăng lượng vốn lắng động từ tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng để cho vay với chi phí thấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Tiền gửi tiết kiệm: gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, đây

chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (trên 97%) của các cá nhân nhằm mục

đích sinh lời. Dựa vào hình 3, ta thấy tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và có xu hướng tăng từ năm 2009 đến 2011. Cụ thể, theo bảng 4.2 tiền gửi tiết kiệm năm 2009 là 158.976 triệu đồng, năm 2010 là 309.128 triệu đồng tăng

150.152 triệu đồng (tương đương tốc độ tăng 94,4%), không dừng lại ở đó,

nguồn vốn này còn gia tăng mạnh với tốc độ tăng hơn 89,8% so với năm 2010 và

đạt 586.867 triệu đồng vào năm 2011, mặc dù đây là năm mà các ngân hàng

thương mại gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do tình trạng lạm phát tăng cao (18,58%). Ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định tiền gửi tiết kiệm có

kỳ hạn là loại nguồn vốn có tính ổn định cao giúp chủ động hơn về năng lực tài chính của mình, đồng thời giúp tiết kiệm được chi phí đầu vào do có chi phí rẻ hơn nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, nên đã tập trung đẩy mạnh công tác huy

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh sóc trăng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)