Phố Hồ Chí Minh,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=230:tc2003so3qltqxstan d&catid=93:ctc20033&Itemid=106 [Truy cập 19/09/2012]).
Trong nội dung phần này, người viết sẽ tập trung đề cập đến định hướng thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực cũng như đề xuất triển khai mô hình này trên thực tế để chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta thật sự đi vào cuộc sống.
2.2.1. Quá trình triển khai đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực
Tòa án sơ thẩm khu vực được thành lập góp phần giải quyết những câu hỏi cho việc thành lập mô hình Tòa án mới theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Trong nội dung này, người viết sẽ tập trung nêu lên những vấn đề liên quan đến Tòa án sơ thẩm khu vực mà Nghị quyết 49 (đã dẫn) đã đề cập. Đồng thời nêu lên những ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu về mô hình thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực. Bên cạnh đó, người viết cũng nêu lên việc triển khai thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực ở một số địa phương trong cả nước. Qua đó, có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình Tòa án sơ thẩm khu vực.
2.2.1.1. Thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực theo Nghị quyết 49 năm 2005
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu như: chánh án Tòa án nhân dân
tối cao Trương Hòa Bình; phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Đặng Quang
Phương…, cách thức tổ chức và quản lý Tòa án nhân dân trước đây và hiện nay đã làm hạn chế khả năng hoạt động của các Tòa án cả ở địa phương và trung ương. Tòa án nhân dân địa phương chịu sự quản lý của nhiều cơ quan gồm Tòa án cấp trên, cơ quan nhà nước ở địa phương.... Điều này vừa không cần thiết, gây phiền hà cho các Tòa án địa phương, vừa hạn chế khả năng hoạt động của Tòa án, không khỏi làm ảnh hưởng
đến nguyên tắc độc lập xét xử.47
Trước tình hình đó, yêu cầu phải cải cách, đổi mới hệ thống Tòa án đang đặt ra như một nhu cầu bức thiết. Nghị quyết số 49 ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được ban hành và triển khai
nghiên cứu, xây dựng “Đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa phúc Thẩm, Tòa
thượng thẩm”. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, người viết chỉ tập trung về vấn đề
thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực và những vấn đề có liên quan.
Nghị quyết 49 năm 2005 nhận định đã đủ điều kiện để thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Theo Nghị quyết trên thì Tòa án sơ thẩm khu vực được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện. Đây là chủ trương đúng, là một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp. Nghị quyết 49 năm 2005 đã nhận thấy mô hình Tòa án cũ có nhiều bất cập nên cần phải tiến hành cải cách cụ thể. Hiện nay, Tòa án nhân dân cấp huyện do được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện
47
Lê Quang Thành, Về việc thành lập toà án sơ thẩm cấp khu vực những vấn đề cần trao đổi – tạp chí khoa học giáo dục cảnh sát nhân dân, http://www.pup.edu.vn/tap-chi-khoa-hoc-giao-duc-canh-sat-nhan-dan/tap-chi-so-8/ve- viec-thanh-lap-toa-an-so-tham-cap-khu-vuc-nhung-van-de-can-trao-doi [Truy cập ngày 19/09/2012].
nên bị dàn trải, nhiều đầu mối và tùy thuộc vào đặc điểm của dân số, địa lý, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ tội phạm, tranh chấp dân sự xảy ra trên từng địa bàn mà có nơi quá nhiều việc, có nơi lại quá ít việc. Các Tòa án thành phố, thị xã thuộc tỉnh, các Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố tiêu biểu tại Hà Nội, Hồ Chí Minh là những đơn vị luôn phải giải quyết một khối lượng công việc chuyên môn quá lớn và ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó, Tòa án nhân dân cấp huyện ở khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc lại có khối lượng công việc không đáng kể, nhưng vẫn bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu tổ chức bộ máy của tòa án theo quy định và yêu cầu phải có trụ sở, phương tiện làm việc như các đơn vị khác nên đã gây ra lãng phí không đáng có về nhân lực, vật lực. Thực tế này đã tạo ra những trở ngại, khó khăn trong việc
kiện toàn nâng cao năng lực, chất lượng công tác của các Tòa án nhân dân cấp huyện.48
Mặt khác, do được tổ chức theo đơn vị hành chính nên trong nhận thức và quan niệm của ngành, các cấp thì Tòa án nhân dân cấp huyện được coi như một cơ quan cấp phòng của huyện. Do đó việc xử lý giải quyết các vấn đề có liên quan đến tổ chức của các Tòa án, nhất là ở cấp huyện chưa thực sự thỏa đáng. Chẳng hạn, việc xác định biên chế, kinh phí, trụ sở, phương tiện và chế độ chính sách đối với các Tòa án cấp huyện cũng theo định mức, tiêu chuẩn giống như đối với các cơ quan hành chính cấp huyện. Vì vậy không đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử và không tương xứng với vị trí, vai trò, tính chất hoạt động quan trọng của cơ quan Tòa án trong bộ máy Nhà nước. Hiện tại, việc xây dựng, kiện toàn bổ sung đội ngũ cán bộ và cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Tòa án gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân một phần xuất phát từ những yếu tố bất cập mang tính khách quan nói trên. Với nhận định điều kiện để thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực đã chín muồi thì việc tổ chức lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính sẽ khắc phục được
những tồn tại, bất cập hiện nay trong tổ chức và hoạt động của Tòa án.49
Cũng theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, phương hướng, nguyên tắc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân là: “Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”. Tuy nhiên, những nội dung trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng, nên khi cụ thể hóa nguyên tắc này (ngành Tòa án đang tiếp tục hoàn thiện Đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa án Thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao) thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí