Trương Hòa Bình – Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 2, tháng 5/2012 – Trang 4.

Một phần của tài liệu định hướng thành lập tòa sơ thẩm khu vực đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 37 - 39)

kinh tế, lao động, hành chính, đã được giải quyết đúng pháp luật, hạn chế được những

sai sót so với những năm trước đây.43

Bên cạnh đó, thẩm quyền xét xử của mỗi Toà án hiện đang được xác định vừa theo lãnh thổ, vừa theo tính chất các vụ việc và thủ tục giải quyết, xét xử các vụ án. Theo quy định của pháp luật tố tụng, thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Trên thực tế, mặc dù đã từng bước tăng thẩm quyền xét xử cho các Toà án nhân dân cấp huyện, nhưng các Toà án nhân dân cấp tỉnh vẫn phải giải quyết số lượng không nhỏ các vụ án theo thủ tục sơ thẩm mà lẽ ra các vụ án này phải được xét xử, giải quyết ở Toà án cấp huyện với tư cách là Toà án sơ thẩm trong hệ thống Toà án. Các bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh, về mặt lý thuyết và cả trên thực tế vẫn có thể bị huỷ bởi Toà án nhân dân tối cao nên làm hạn chế ý nghĩa pháp lý của chế định giám đốc thẩm; tái thẩm. Đối với Toà án nhân dân tối cao vẫn tiếp tục giải quyết, xét xử phúc thẩm đối với các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị và trên thực tế, không ít các bản án, quyết định phúc thẩm của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã bị kháng nghị và bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bởi chính Toà án nhân dân tối cao vô hình trung đã làm ảnh hưởng đến vai trò, uy tín pháp lý của Toà án nhân dân tối cao với tư

cách là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống Toà án.44

2.1.5. Mối quan hệ của Tòa án nhân dân cấp huyện với địa phƣơng

Các Toà án nhân dân cấp huyện hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính, chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp nên thực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ và Hội đồng nhân dân quan tâm theo hướng tích cực và đúng quy định của pháp luật đến công tác tư pháp thì Toà án nơi đó có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện nhiệm vụ xét xử được giao. Ngược lại, nơi nào cấp uỷ, Hội đồng nhân dân không quan tâm đúng mức tới công tác Toà án hoặc để xảy ra tình trạng buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát hay can thiệp quá sâu vào việc xét xử của Toà án thì công tác Toà án gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, vấn đề chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp làm cho nguyên tắc đề cao và tuân thủ triệt để tính độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử chưa được bảo đảm. Tương ứng với Toà án cấp huyện Hội đồng nhân

43

Trần Quang Huy – Đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân cấp huyện đáp ứng được yêu cầu thành lập tòa án sơ thẩm khu vực – Báo công lý số 44 (954) - Thứ sáu, Ngày 01/6/2012 - Trang 5.

44

Nguyễn Quang Hiền - Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp_Một trong những giải pháp khắc phục án hình sự tồn đọng - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/33261-Doi-moi-to-chuc-va-hoat-dong-cua-toa-an-nhan-dan-theo-yeu- cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-XHCN [Truy cập 19/09/2012].

dân cùng cấp nên cách tổ chức Toà án theo đơn vị hành chính hiện nay giải quyết được vấn đề giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, vấn đề bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán toà án và vấn đề bầu Hội thẩm nhân dân. Như vậy, để vận dụng quan điểm Toà án được bố trí theo khu vực mà Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra thì thực tiễn tổ chức lại Toà án nhân dân các cấp phải giải quyết được vấn đề xác định toà án cấp sơ thẩm có thể bao gồm nhiều huyện, vậy chế độ báo cáo và chịu sự giám sát trước Hội đồng nhân dân được thực hiện như thế nào? Đây là vấn đề đòi hỏi phải có sự bổ sung về những quy định pháp luật để xác định trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm của Chánh án Toà cấp sơ thẩm (khi tổ chức thành toà án sơ thẩm khu vực).45

2.2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP TÒA ÁN SƠ THẨM KHU VỰC Trong thực tế hiện nay, có nhiều vấn đề gây bất cập trong tổ chức và hoạt động Trong thực tế hiện nay, có nhiều vấn đề gây bất cập trong tổ chức và hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đơn cử là việc có nhiều án tồn đọng tiêu biểu là án xét xử quá hạn theo luật định là loại án vi phạm nghiêm trọng các quy định về thời hạn xét xử. Đây là một tồn tại, một vấn đề bức xúc cần được khắc phục kịp thời nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì vậy, việc khắc phục tình trạng án tồn đọng, án quá hạn theo luật định là một vấn đề cần thiết. Nếu cứ để tình trạng tồn đọng, án quá hạn theo luật định tồn tại, sẽ gây ảnh hường rất xấu đến trật tự xã hội, giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Trên thực tế, ngoài bất cập nêu trên còn nhiều bất cập khác đã được đề cập ở phần trên, mà nguyên nhân lớn của việc này một phần là do thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện còn quá ít, những vụ việc phức tạp thì quá nhiều, cần phải xác định lại thẩm

quyền của Tòa án các cấp một cách rõ ràng.46

Do đó, theo yêu cầu cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49, đặc biệt là thành lập tòa án sơ thẩm khu vực, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách tư pháp với trọng tâm xây dựng ngành Tòa án thì đòi hỏi cần có những thay đổi về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện. Điều này là cần thiết nhằm phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp như hiện nay.

45Đào Trí Úc - Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay- tạp chí Đảng cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=1781&print=true [Truy cập ngày cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=1781&print=true [Truy cập ngày 19/09/2012].

Một phần của tài liệu định hướng thành lập tòa sơ thẩm khu vực đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 37 - 39)