Nguyễn Quang Hiền - Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp_Một trong những giải pháp khắc phục án hình sự tồn đọng - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
cũng là câu chuyện nan giải. Có thời điểm, ở Hà Nội có tới 04 Tòa án cấp huyện phải đi thuê trụ sở và chịu cảnh chật chội. Tòa đi đề nghị địa phương cấp đất thì địa phương nói quỹ đất công đã hết, còn nếu đi “mua” đất thì kinh phí của Tòa không thể kham nổi với giá đất rất cao ở các thành phố lớn. Mỗi năm, một Tòa cấp huyện xử gần 1.000 vụ án và số lượng án tăng lên hàng năm, nhưng vì trụ sở phải đi thuê, chật chội và không có kinh
phí nên nhiều Tòa không thể tuyển thêm nhân sự41
. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách đối với Toà án được cấp như định mức đối với cơ quan hành chính sự nghiệp chưa thực sự phù hợp với tính chất đặc thù của công tác xét xử. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác của các Toà án nói chung và tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng. Do đó, việc cải thiện cơ sở vật chất của tòa án là điều cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực ở cấp huyện theo chiến lược cải cách tư pháp hiện nay.
2.1.4. Thực trạng hoạt động xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện
Trong những năm gần đây, số lượng các loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án liên tục gia tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15% làm cho công việc của các Tòa án ngày càng quá tải. Tháng 10 năm 2006 đến tháng 10 năm 2010 toàn ngành tòa án nhân dân đã giải quyết 1.021.240 vụ án các loại. Trong tổng số 1.045.621 vụ án đã thụ lý. So với nhiệm kỳ trước, số vụ án phải giải quyết tăng 48.295 vụ, đã giải
quyết tăng 44.408 vụ42. Từ số liệu trên, cho thấy, số vụ án mà tòa án phải giải quyết là
rất lớn. Ở tòa án nhân dân cấp huyện chỉ tính riêng năm 2011, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý hơn 261.105 vụ án các loại, đã giải quyết 240.739 vụ, đạt tỷ lệ 92,2%. Hoạt động xét xử của Tòa án có nhiều chuyển biến tích cực, đã đẩy nhanh được tiến độ giải quyết được các loại án nên về cơ bản các vụ án được giải quyết theo thời hạn do luật định. Chất lượng giải quyết án nâng lên đáng kể, các vụ án hình sự được về cơ bản được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế được sự sai sót, không có việc xét xử oan sai. Đặc biệt trong thời gian qua, thực hiện việc tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, các Tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ này có nhiều chuyển biến về thủ tục xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị Quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị, đối với các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình,
41
Trung Nguyễn - Để Tòa án có vị thế “trung tâm” báo mới, http://www.baomoi.com/De-Toa-an-co-vi-the-trung- tam/144/9307969.epi [Truy cập ngày 19/09/2012].
42Trương Hòa Bình – Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 2, tháng 5/2012 – Trang 4.