CHƯƠNG 5: HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC – ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
MA TRẬN TOWS Những điểm mạnh S
Những điểm mạnh S
1.Các phòng ban có chuyên môn, hoạt động hiệu quả.
2.Doanh thu tăng đều và cao mỗi năm.
3.Dây chuyền sản xuất tân tiến, bảo vệ môi trường.
4.Dây chuyền sản xuất hiện đại trên toàn quốc.
5.Lãnh đạo và nhân viên có sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến lẫn nhau.
6.Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
7.Chiến lược giá hấp dẫn, phù hợp với thị trường.
8.Chiến lược phân phối hợp lý, hệ thống phân phối mạnh.
9.Chiến lược xúc tiến hỗn hợp thành công, tăng sự nhận biết của khách hàng.
Những điểm yếu W
1.Cơ cấu kiểu chức năng chưa phù hợp với công ty. 2.Nguyên vật liệu nhập tốn kém, chi phí cao.
3.Công ty hoạt động chưa có lãi.
4.Hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay (vốn từ công ty mẹ). 5.Scandal trốn thuế làm mất lòng tin người tiêu dùng
Các cơ hội O
1.Gia nhập, ký kết nhiều Hiệp hội, Hiệp đinh quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. 2.Nhà nước có các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
3.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang được hồi phục và có xu hướng tăng.
4.Thu nhập bình quân đầu người tăng qua mỗi năm. 5.Lạm phát được kiềm chế, lãi suất có xu hướng giảm. 6.Cơ cấu dân số vàng, nguồn lao động trẻ dồi dào. 7.Đặc điểm người tiêu dùng trẻ, năng động.
8.Doanh thu, tốc độ tăng trưởng ngành cao.
Các chiến lược SO
- Chiến lược kết hợp về trước
- Chiến lược thâm nhập thị trường
Các chiến lược WO
- Chiến lược kết hợp về sau
Các mối đe dọa T
1.Thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài làm tăng sự cạnh tranh. 2.Bắt đầu bước vào thời kì già hóa dân số.
3.Đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng nóng, trong tương lai sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm lại.
4.Nhu cầu khách hàng thay đổi, quan tâm đến sức khỏe hơn.
5.Đối thủ cạnh tranh truyền kiếp Pepsi (nhóm thức uống có gas).
6.Thị phần nước giải khát không gas bị Tân Hiệp Phát chiếm lĩnh.
7.Nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ, doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường. 8.Nhập khẩu nguyên, hương
Các chiến lược ST
- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
- Chiến lược phát triển sản phẩm
Các chiến lược WT
- Chiến lược phát triển thị trường
liệu tốn kém.
9.Tỉ trọng doanh thu nước ngọt có gas giảm.
10.Các mặt hàng nước giải khát không gas được yêu thích hơn, đặc biệt là trà xanh, vượt lên chiếm tỉ trọng cao.
Các chiến lược SO
- Chiến lược kết hợp về trước
Mặc dù công ty Coca Cola Việt Nam đã có một hệ thống phân phối chặt chẽ từ Bắc chí Nam nhưng trước tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, công ty nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân phối. Công ty nên khuyến khích, áp dụng thêm nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu và hỗ trợ cho các nhà phân phối của mình để sản phẩm của công ty có thể có mặt trên mọi nẻo đường, góc phố từ các thị trường thành phố lớn đến các vùng sâu xa, nhỏ hẹp. Đặc biệt là các công ty thức ăn nhanh vì đây là những nhà phân phối mạnh và ổn định nhất.
Cho đến nay, các mặt hàng sản phẩm của công ty Coca Cola Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm chủ đạo nước ngọt có gas Coca Cola đều đã có mặt và phủ rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống của mỗi vùng miền mà thị phần của Coca Cola chỉ chiếm ưu thế ở miền Bắc. Nguyên nhân là do thói quen của người miền Nam thích ăn ngọt, vì vậy hương vị ngọt đậm đà hơn của Pepsi đã chiếm ưu thế, giúp Pepsi chiếm thị phần cao hơn tại đây. Với ưu thế của mình trong lĩnh vực Marketing, công ty Coca Cola Việt Nam nên đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị bằng cách quảng cáo, khuyến mãi, nhấn mạnh vào các điểm mạnh của mình như thương hiệu số một trên thế giới, hương vị từ lúc bắt đầu cho đến nay hơn 100 năm không đổi… Ngoài ra, công ty cũng chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng để giành lấy thị phần.
Các chiến lược WO
- Chiến lược kết hợp về sau
Với các nguồn nguyên liệu đơn giản, công ty đã lấy từ các nguồn cung cấp ở Việt Nam để thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hương liệu của Coca Cola là độc nhất và chỉ có thể nhập khẩu từ công ty mẹ, vì vậy công ty không thể thay thế nhà cung cấp khác để tiết kiệm chi phí. Nhưng trong tương lai, với sự hội nhập trên thế giới, ký kết các hiệp ước quốc tế, tiêu biểu là TPP, sẽ giúp cho việc xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. Được cắt giảm thuế thì nguồn hương liệu sẽ được nhập khẩu với giá thấp hơn, giảm bớt chi phí để công ty có thể hoạt động kinh doanh có lãi trong tương lai, giúp doanh nghiệp dập tắt scandal trốn thuế, lấy lại lòng tin của khách hàng.
Các chiến lược ST
- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, phát triển sản phẩm
Do nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, các mặt hàng nước giải khát không gas đang dần chiếm ưu thế hơn trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm chủ đạo của Công ty Coca Cola Việt Nam lại là mặt hàng nước ngọt có gas. Công ty nên chú trọng vào mặt hàng nước giải khát không gas, đặc biệt là hai dòng sản phẩm nước tinh khiết và trà xanh. Vì đây là hai dòng sản phẩm đang chiếm tỉ trọng cao trong thị trường,
công ty nên đẩy mạnh sản xuất, quảng cáo, khuyến mãi giảm giá để sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng dễ dàng hơn. Ngoài ra, công ty cũng có thể nghiên cứu thị trường, cho ra đời thêm các sản phẩm như nước tăng lực, nước uống bổ sung khoáng chất cho những người yêu thể thao, nước ép hoa quả dinh dưỡng, đẹp da cho các phái nữ, sữa với nhiều tính năng phát triển cho trẻ em… Đối với những sản phẩm nước giải khát không gas hiện có như nước khoáng Dasani, nước suối đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai và trà xanh Real Leaf , công ty nên phát triển sản phẩm bằng cách thêm hương vị, thay đổi bao bì sản phẩm tươi mới, bắt mắt hơn, quảng cáo, nhấn mạnh các tính năng để thu hút khách hàng.
Các chiến lược WT
- Chiến lược phát triển thị trường
Ở các thị trường lớn đều bị Tân Hiệp Phát chiếm lĩnh thị phần trong mặt hàng nước giải khát không gas. Bên cạnh sản phẩm chủ đạo của mình, công ty nên đẩy mạnh các mặt hàng nước giải khát không gas của mình đến những thị trường nhỏ hơn. Ở các vùng quê, người tiêu dùng không có cơ hội tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin, công ty nên sử dụng cách tiếp thị trực tiếp truyền thống để giới thiệu sản phẩm mới mẻ của mình đến với khách hàng.
2. MA TRẬN QSPM
Căn cứ vào kết quả phân tích từ ma trận TOWS, em xin đề xuất một số chiến lược phù hợp với Công ty Coca Cola Việt Nam:
- Chiến lược 1: Kết hợp về trước
- Chiến lược 2: Thâm nhập thị trường
- Chiến lược 3: Đa dạng hóa đồng tâm và phát triển sản phẩm
Sau đây, để lựa chọn được chiến lược tối ưu nhất cho công ty, cần phải xây dựng ma trận QSPM. Trong ma trận này, cần phải:
- Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài, bên trong đã được phân tích, đánh giá ở các chương trước.
- Phân loại mức độ hấp dẫn tới công ty:
Không hấp dẫn: 1 Ít hấp dẫn: 2 Khá hấp dẫn: 3 Rất hấp dẫn: 4
- Cho điểm mức độ phản ứng của công ty:
Phản ứng rất yếu: 1 Ít phản ứng: 2 Phản ứng ở mức trung bình: 3 Phản ứng mạnh: 4
- ĐHD: số điểm hấp dẫn TSĐ: tổng số điểm hấp dẫn