Dự báo triển vọng và quan điểm thúc đẩy hành vi sử dụng thẻ ngân hành của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng cá nhân (Trang 39 - 41)

khách hàng cá nhân

Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển thị trường thẻ. Theo nhận định chung, mảng dịch vụ thẻ ở Việt Nam còn khá màu mỡ, có nhiều tiềm năng để các ngân hàng khai

phá và khối ngân hàng đã nắm thời cơ, không ngừng tập trung phát triển dịch vụ thẻ, nhất là thẻ tín dụng. Các NHTM, bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ cũng đang ngày càng được hoàn thiện, phần lớn đều đã liên kết với các tổ chức, như: trường học, hãng taxi, hãng hàng không, siêu thị… trong thanh toán. Đồng thời, độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán ngày càng được cải tiến, như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, hay phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV.

Các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam gồm một số yếu tố sau:

Thứ nhất, NHNN đang nỗ lực giảm bớt các giao dịch tiền mặt. và NHNN đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Thực tế hiện nay, các chương trình an sinh xã hội, những khoản chi tiêu của Chính phủ vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt. Vì vậy, để chính sách và chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt đi vào cuộc sống, Chính phủ phải là người đi đầu. Chính phủ cũng cần tuyên truyền và có các chính sách hỗ trợ để các chủ cửa hàng, đơn vị kinh doanh thấy lợi ích của việc chấp nhận thẻ, thay vì tiền mặt như hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt mà Việt Nam đề ra, đòi hỏi trước hết là phát triển được dịch vụ thẻ. Hành lang pháp lý để kích thích việc sử dụng thẻ cũng không ngừng được hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

Thứ hai, Việt Nam là nước có có tỷ lệ người dùng Internet, điện thoại di động thuộc loại cao trên thế giới và ngày càng có nhiều người lựa chọn kênh mua bán trực tuyến. Điều đó cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ trở thành xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm thẻ của người tiêu dùng ngày một gia tăng và khác nhau, nên việc phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng khá đa dạng.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán thẻ cũng tạo động lực cho thị trường thẻ tăng trưởng và phát triển. Ví dụ đối với các dịch vụ vận tải, hiện tại, một số hãng taxi đã có hệ thống chấp nhận dịch vụ thẻ. . Một lĩnh vực bán lẻ xăng dầu và thanh toán hóa đơn điện, Internet, nước… cũng là những lĩnh vực tiềm năng là cơ hội cho ngành thẻ. Bên cạnh đó, các hãng bảo hiểm lớn có đội ngũ thu phí hàng ngàn người và vẫn đang thu phí bằng tiền mặt, điều này có một số rủi ro nhất định khi di chuyển trên đường, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu thực hiện thu phí qua thẻ. Các kênh mua sắm truyền thống như chợ, cửa hàng nhỏ lẻ cũng có cơ hội để ngành thẻ khai thác nhờ việc chấp nhận thanh toán thẻ tại các cửa hàng bán lẻ. Lĩnh vực bán lẻ xăng dầu và thanh toán hóa đơn điện, Internet, nước… cũng là những lĩnh vực tiềm năng để phát triển thị trường thẻ ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia tài chính nước ngoài cũng cảnh báo, thách thức đối với thị trường mới nổi là dân số tăng nhanh, nên đối với thẻ, nhất là thẻ tín dụng, nếu ngân hàng không kiểm soát tốt, rủi ro sẽ rất lớn. Mặt khác, đối với khách hàng cá nhân, các sản phẩm, dịch vụ đưa ra phải có sự cam kết dài hạn, nếu không, sẽ khó đem lại thành công, để phát triển được dịch vụ thẻ và đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, có 2 điểm quan trọng là làm thế nào thay đổi được hành vi của người tiêu dùng và phát triển được hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ liên tục của chính phủ và sự gia tăng dân số nhanh chóng đã đóng góp đáng kể cho việc giảm thanh toán tiền mặt ở nước này và khuyến khích người dân sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng cá nhân (Trang 39 - 41)