Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam và tình hình thẻ ngân hàng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng cá nhân (Trang 32 - 35)

thời gian qua

3.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Cho đến nay, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất: Nếu như đầu những năm 1990, tại Việt Nam, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) chiếm gần như toàn bộ thị trường tiền gửi và cho vay ở Việt Nam thì cho đến nay, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện cả nước có hơn 100 ngân hàng hoạt động, chia làm 5 nhóm là NHTM nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đi cùng với sự tăng lên của số lượng, các ngân hàng thương mại đều mở thêm nhiều các phòng giao dịch hay các chi nhánh phú rộng toàn quốc với mục đích đáp ứng đầu đủ hơn nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.

2006 2008 2010 2014 2015

NHTM Nhà nước 5 5 5 1 3

NHTM cổ phần 36 40 42 37 31

NHTM liên doanh 5 5 5 4 3

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 34 45 48 46 55

NH 100% vốn nước ngoài 0 5 5 5 6

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Bảng 3.1: Số lượng của các loại hình NHTM tại Việt Nam qua các năm

Năm 2008, thực hiện các cam kết với WTO, Ngân hàng Nhà nước đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2010 nhà nước tiến hành tái cơ cấu ngành ngân hàng, đến năm 2014 đã xóa tên 5 NHTM cổ phần. Năm 2015 đánh dấu sự gia nhập của ngân hàng 100% vốn nước ngoài thứ 6 là Public Bank Berhad.

Quy mô tổng tài sản của các NHTM đều tăng lên qua các năm đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế. Các công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực và công tác quản trị điều hành ngày càng phù hợp với chuẩn mực của quốc tế. Dịch vụ của hệ thống

NHTM ngày càng hiện đại, phong phú và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là các dịch vụ về thanh toán thẻ hay thanh toán quốc tế được tiện ích và chuyên nghiệp hóa thông qua việc nâng cấp hệ thống ATM và áp dụng máy móc, thiết bị mới. Đi kèm với chất lượng dịch vụ thì năng lực cạnh tranh cũng cải thiện nhờ sự gia tăng vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới các ngân hàng thương mại cổ phần. Nếu từ những năm 2005 trở về trước, ở tỉnh lẻ hay các vùng nông thôn chỉ xuất hiện chủ yếu 4 ngân hàng lớn như: Agribank, BIDV, Viettinbank và Vietcombank thì đến nay đã có thêm rất nhiều sự có mặt của các NHTM cố phẩn khác như: Techcombank, ACB, MB...

Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền . Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng 140% GDP. Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, các NHTM VN đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.

3.2.2. Tình hình thẻ ngân hàng trong thời gian qua

Trong hơn 25 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện TTKDTM khác đang có xu hướng tăng lên.

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Biểu đồ 3.1: Số lượng thẻ ngân hàng qua các năm (đơn vị: triệu thẻ)

Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, tính tới cuối năm 2015 đã có 99,52 triệu thẻ ngân hàng được phát hành

Hiện tại, tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 11,6% trong tổng số các giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trong số các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (với tên gọi phổ thông là thẻ ATM) chiếm gần 92%, tiếp theo là thẻ ghi nợ (debit card) quốc tế với 4%, thẻ tín dụng (credit card) quốc tế chiếm 2,5% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 1,5%.Tuy còn chưa đồng đều về tỷ trọng, song điều này cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và có một số dư tiền gửi nhất định trong đó.

Theo số liệu của hiệp hội Thẻ Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2015, cho thấy số thẻ tín dụng quốc tế tăng 31%, trong khi số lượng thẻ nội địa chỉ tăng 20%. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng 22,5% so cùng kỳ (hơn 700.000 tỉ đồng) trong khi doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tăng đến 38% (24.000 tỉ đồng).

Đến cuối năm 2015, trên 16.900 ATM và trên 223.300 POS/EDC được lắp đặt (tăng lần lượt 5,5% và 29,6% so với cuối năm 2014). Đồng thời, NHNN tiếp tục chỉ đạo, xử lý kết nối liên thông hệ thống POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS, qua đó chủ thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng thẻ để thanh toán tại POS của những ngân hàng khác tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

Trong năm 2015, số lượng và giá trị thanh toán qua ATM, POS tiếp tục tăng nhanh, số lượng giao dịch qua ATM đạt hơn 176.5 triệu lượt, tăng 10.9% so với năm 2014. Giá trị giao dịch qua ATM đạt hơn 416 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2014.

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng giá trị giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ năm (đơn vị:

nghìn tỷ đồng)

Nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương. Tỷ trọng thanh toán qua POS chiếm 11,6% tổng giá trị giao dịch không dùng tiền mặt. tính đến cuối năm 2015, đã có hơn 17.3 triệu máy POS được lắp đặt, tổng giá trị thanh toán qua POS tăng lên hơn 54 nghìn tỷ đồng. Việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn.

Mặc dù quy mô thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam tương đối nhỏ, nhưng đây là một trong những thị trường năng động nhất thế giới. Đó là nhận định của các chuyên gia thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets khi đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam. Quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card), phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây.

Nguồn: Hội thẻ ngân hàng Việt Nam Biểu đồ 3.3: Thị phần thẻ của một số ngân hàng lớn năm 2015 (đơn vị: phần trăm)

Xu hướng thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam đang ngày càng nở rộ với tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng đẩy mạnh phát hành ra thị trường. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã rất nhanh chóng nhận ra được cơ hội dành cho mình, không ngừng đầu tư phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị, nguồn tài chính và nhân lực để phát triển các dịch vụ thẻ

Các ngân hàng lớn như Vietinbank, Agribank, Vietcombank, Đông Á, BIDV vẫn là các ông lớn đang dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam. với sự gia nhập và nhiều ưu đãi của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc cạnh tranh hấp dẫn và điều quan trọng, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi sử dụng thanh toán qua thẻ. cuộc chiến giành thị phần thanh toán qua thẻ bắt đầu, khi mà các ngân hàng nhỏ tiếp tục phát triển sau quá trình sàng lọc của hệ thống ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ tín dụng. Ngay cả những ngân hàng mới tham gia vào thị trường thẻ tín dụng cũng đưa ra các chương trình ưu đãi khá hấp dẫn với khách hàng mở thẻ không thua kém các ngân hàng tham gia thị trường thẻ tín dụng lâu năm

Ngày 25/12/2014, Công ty CP Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty CP Dịch vụ Thẻ Smartlink đã ký kết hợp đồng sáp nhập, để xây dựng Trung tâm Chuyển mạch Thẻ thống nhất. Việc liên kết các mạng lưới thanh toán thẻ đã thúc đẩy sự ra đời của các tiêu chuẩn vận hành chung giữa các mạng lưới thẻ khác nhau, mở rộng mạng lưới của từng tổ chức phát hành thẻ, thu hút thêm sự tham gia của các tổ chức phát hành thẻ, những người bán và các nhà cung cấp dịch vụ. Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Toàn Thắng, việc sáp nhập hai công ty thành một hệ thống tập trung, thống nhất sẽ giúp giảm chi phí xã hội, chi phí cho các ngân hàng, cho khách hàng và tạo thuận lợi cho người sử dụng. Việc sáp nhập này mở ra triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của công nghệ thanh toán thẻ nói riêng và công nghệ bán lẻ nói chung.

Công ty Research and Markets khẳng định thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác nhiều và đây là cơ hội lớn cho các công ty phát hành thẻ, các nhà cung cấp cũng như các nhà sản xuất tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng cá nhân (Trang 32 - 35)