Mối quan hệ giữa sự chêch lệch lãi suất bình quân và tăng trƣởng lợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh châu thành a hậu giang (Trang 71)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.2.4. Mối quan hệ giữa sự chêch lệch lãi suất bình quân và tăng trƣởng lợ

trƣởng lợi nhuận của ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay và đi vay, nên nguồn thu và chi của ngân hàng chịu ảnh hƣởng nhiều bởi sự thay đổi lãi suất. Do đó, chênh lệch thu - chi của ngân hàng phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, khi sự chênh lệch lãi suất càng cao chứng tỏ sự chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi càng cao làm sự chênh lệch thu – chi của ngân hàng theo đó cũng tăng theo. Ngƣợc lại, khi chênh lệch lãi suất cho vay và huy động có xu hƣớng giảm thì chênh lệch thu chi cũng thu hẹp dần.

Bảng 4.11: Sự chênh lệch giữa lãi suất bình quân và lợi nhuận của ngân hàngtừ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6th2013 6th2014 2011-2012 2013-2012 6th2014-6th2013 LS cho vay BQ (%/năm) 18,21 17,39 14,94 8,27 7,35 (0,82) (4,5) (2,45) (14,09) (0,92) (11,12) LS huy động BQ (%/năm) 10,79 9,46 8,35 5,20 4.74 (1,33) (12,33) (1,11) (11,73) (0,46) (8,85) Chênh lệch lãi suất BQ (%/năm) 7,42 7,93 6,59 3,07 2,61 0,52 6,87 (1,34) (16,90) (0,46) (14,98) Lợi nhuận 9.037 13.656 18.386 11.517 15.151 4.619 51,12 4.730 34,63 3.634 31,56

Qua bảng số liệu ta thấy, chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân ngày càng thu hẹp dần kéo theo sự tăng trƣởng về chênh lệch thu – chi của ngân hàng giảm theo. Năm 2012 lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân giảm lần lƣợt còn 17,39%/năm và 9,46%/năm. Chênh lệch lãi suất bình quân ngân hàng đƣợc hƣởng là 7,93% (tăng 6,87% so với năm 2011) do đó kéo sự chêch lệch thu - chi của ngân hàng tăng theo 51,12% so với năm trƣớc. Sang năm 2013, chênh lệch lãi suất bình quân giảm còn 6,59% (do lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân giảm còn 14,94%/năm và 8,35%/năm), chênh lệch lãi suất giảm 16,90% so với năm trƣớc đó, làm cho khoản chênh lệch thu - chi của ngân hàng có sự tăng trƣởng chậm lại ở mức 34,63%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân chỉ còn 2,61% so với cùng kỳ năm trƣớc là 3,07%, giảm 14,98%, do đó tốc độ tăng trƣởng chênh lệch thu - chi của ngân hàng trong thời gian này là 31,56% so với cùng kỳ năm 2013.

Qua sự phân tích trên, ta thấy sự chêch lệch lãi suất bình quân có quan hệ rất mật thiết với sự tăng trƣởng của chênh lệch thu - chi. Khi sự chênh lệch lãi suất bình quân càng cao thì tốc độ tăng trƣởng của chênh lệch thu - chi càng nhanh và ngƣợc lại tốc độ tăng trƣởng của chênh lệch thu - chi giảm dần theo sự thu hẹp của chênh lệch lãi suất bình quân. Đồng nghĩa với việc, chênh lệch thu - chi của ngân hàng ảnh hƣởng rất nhiều bởi sự chênh lệch lãi suất bình quân tại ngân hàng. Do đó, ngân hàng càng quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng kèm theo nhƣ vấn tin SMS Banking, nhắc nợ qua tin nhắn SMS, … qua đó giúp ngân hàng nâng cao các nguồn thu nhập khác, nhằm hạn chế sự ảnh hƣởng của lãi suất đến nguồn thu, chi của ngân hàng tác động trực tiếp đến chênh lệch thu - chi của ngân hàng.

4.2.5 Dự báo rủi ro lãi suất trong 6 tháng cuối năm 2014

Dự báo lãi suất là việc làm mang tính tƣơng đối, dựa vào sự thay đổi của các yếu tố ảnh hƣởng tới lãi suất; lạm phát, cung cầu tiền tệ, chu kì kinh doanh, chính sách của nhà nƣớc,... dự báo lãi suất làm cơ sở để ngân hàng phòng ngừa rủi ro về lãi suất thông qua việc điều chỉnh lại cơ cấu tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm sao cho phù hợp với diễn biến lãi suất nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức thấp, chỉ số lạm phát chỉ ở mức 1,38% so với tháng 12 năm 2013. Mức lạm phát 6 tháng đầu năm 2014 chỉ bằng 19,7% trong mục tiêu lạm phát 7% của cả năm. Theo

xu hƣớng này, trong 6 tháng cuối năm, lãi suất có thể giảm nhẹ 0,5%, tỷ giá tiếp tục ổn định. Nguyên nhân cốt lõi là động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ NHNN. Vì vậy lãi suất trong 6 tháng cuối năm đƣợc dự đoán tiếp tục ổn định hoặc có thể giảm nhẹ 0,5%/. Trần lãi suất huy động có thể đƣợc NHNN điều chỉnh xuống mức 5,5%/năm, nếu lãi suất cuối năm đƣợc kiểm soát ở mức thấp, đảm bảo lãi suât tiền gửi thực dƣơng.

Dựa vào những nhận định trên, ta sẽ xem xét khi lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn cùng tăng hoặc giảm ở mức 0,25%, 0,5% thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ thay đổi nhƣ thế nào trong 6 tháng cuối năm, trong điều kiện các yếu tố khác (GAP) không đổi. Ta quan sát bảng 4.12 sau:

Bảng 4.12: Dự báo rủi ro lãi suất tại ngân hàng trong 6th cuối năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự báo rủi ro lãi suất 6th cuối năm 2014 khi LS không đổi LS tăng 0,25%/năm LS tăng 0,5%/năm LS giảm 0,25%/năm LS giảm 0,5%/năm GAP (110.551) (110.551) (110.551) (110.551) (110.551)

Sự thay đổi thu

nhập lãi thuần 0 (138) (276) 138 276

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang

Nếu xu hƣớng dự báo trên là đúng, đồng nghĩa với lãi suất cho vay và lãi suất huy động giảm trong thời gian tới thì đây là một thuận lợi cho ngân hàng. Do ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm với nguồn vốn nên khi lãi suất giảm ngân hàng sẽ có lợi. Qua bảng số liệu phân tích trên cho thấy, khi lãi suất giảm 0,25% thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ tăng 138 triệu đồng, nếu giảm 0,5% thì thu nhập lãi thuần sẽ tăng 276 triệu đồng. Ngƣợc lại nếu lãi suất nằm ngoài dự kiến, nghĩa là khi lãi suất có xu hƣớng tăng từ 0,25% - 0,5% thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ bị giảm khoảng từ 138 triệu đồng đến 276 triệu đồng.

Tuy nhiên, lãi suất là một yếu tố tiềm ẩn nên khó có thể dự báo đƣợc chính xác chiều hƣớng biến động của nó. Bên cạnh duy trì khe hở nhạy cảm âm thì ngân hàng cũng nên thu hẹp khe hở càng gần 0 càng tốt, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng nếu lãi suất có biến động theo chiều ngƣợc lại.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A

5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHÂU LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A TRONG THỜI GIAN QUA

Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác quản trị rủi ro lãi suất là rất phức tạp và hết sức cần thiết trƣớc tình hình lãi suất thay đổi liên tục nhƣ hiện nay. Ngân hàng đã bƣớc đầu thực hiện đƣợc một số giải pháp nhằm hạn chế RRLS cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó đến hoạt động của ngân hàng. Mặc dù cũng còn gặp nhiều khó khăn nhƣng ngân hàng cũng đã đạt đƣợc những mặc tích cực trong công tác quản trị rủi ro lãi suất góp phần quan trọng trong việc cân đối tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng.

-Tuy phải đối mặt với sự biến động phức tạp của lãi suất trong thời gian qua, nhƣng nhờ sự linh hoạt trong công tác điều hành lãi suất, điều chỉnh lãi suất đầu vào và đầu ra hợp lý theo sự biến động của lãi suất thị trƣờng. Nên nguồn vốn huy động và cho vay của ngân hàng vẫn tăng trƣởng. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện tốt những quy định về lãi suất do NHNN thông báo.

-Lãi suất trong xu hƣớng giảm dần và ngân hàng luôn trong trạng thái nhạy cảm với nguồn vốn. Đây là điều tốt đối với ngân hàng, bởi khoản giảm của thu nhập luôn thấp hơn khoản giảm của chi phí vì vậy lợi nhuận của ngân hàng luôn có sự tăng trƣởng qua thời gian.

- Công tác huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn thực hiện khá hiệu quả, làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng, tạo đƣợc sự chủ động trong việc cân đối tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Đồng thời, giúp ngân hàng giảm bớt một khoản chi phí đáng kể trong việc trả lãi cho nguồn vốn điều chuyển khi nguồn vốn huy động tăng.

Bên cạnh đó, dù đang hoạt động trong môi trƣờng với nhiều sự thay đổi, nhƣng ban lãnh đạo ngân hàng vẫn cố gắng và duy trì sự tăng trƣởng về thu nhập, hạn chế trong các khoản chi phí giúp cho ngân hàng luôn đạt đƣợc lợi nhuận và luôn có sự tăng trƣởng trong thời gian qua. Từ đó, ngân hàng càng tạo đƣợc lòng tin cho khách hàng và kh ng định vị thế của mình trong lòng khách hàng.

5.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn:

- Ngân hàng phải tuân thủ chính sách lãi suất của ngân hàng NHNN và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang nên khó linh hoạt trong điều hành chính sách lãi suất.

- Hoạt động chủ yếu của ngân hàng vẫn là huy động vốn và cho vay truyền thống, nên lợi nhuận chịu sự chi phối nhiều bởi sự biến động của lãi suất. Cƣ dân trên địa bàn chƣa tiếp cận nhiều với những dịch vụ hiện đại của ngân hàng nên các nghiệp vụ khác của ngân hàng chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.

- Ngoài ra, ngân hàng còn có một số khoản cho vay trung hạn nhƣng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Bởi nguồn vốn huy động trung và dài hạn của ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

- Ngân hàng chƣa có điều kiện và chƣa đủ khả năng để thực hiện dự báo chiều hƣớng thay đổi của lãi suất để có thể kịp thời điều chỉnh kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn nhạy lãi theo hƣớng có lợi cho ngân hàng

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A

5.3.1 Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất

Hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Châu thành A, đang trong trạng thái nhạy cảm với nguồn vốn, nghĩa là ngân hàng có nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất. Do đó, khi lãi suất tăng thì ngân hàng sẽ gặp bất lợi vì thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm.

Theo xu hƣớng hiện nay, tỷ lệ lạm phát giảm dần kéo theo lãi suất thị trƣờng giảm. Đây là một điều thuận lợi cho ngân hàng, bởi ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Khi lãi suất giảm thì các khoản chi phí trả lãi của ngân hàng sẽ giảm nhanh hơn khoản giảm của thu nhập từ lãi kéo theo thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng lên góp phần làm tăng sự chênh lệch thu – chi của ngân hàng. Do đó ngân hàng nên tiếp tục duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm để hƣởng lợi khi lãi suất có xu hƣớng giảm.

Mức độ rủi ro lãi suất tùy thuộc vào mức độ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng. Hiện tại, với khe hở nhạy cảm âm, ngân hàng có thể điều chỉnh giảm nguồn vốn nhạy cảm hoặc tăng tài sản

nhạy cảm nhằm đảm bảo cân bằng giá trị giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm hạn chế thấp nhất rủi ro khi lãi suất diễn biến theo chiều hƣởng bất lợi cho ngân hàng.

Nếu ngân hàng tin tƣởng vào khả năng dự báo lãi suất của mình, thì nhà quản trị sẽ điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất phù hợp với diễn biến lãi suất. Mục tiêu quản lý khe hở nhạy cảm rủi ro lãi suất là nhằm bảo vệ mức thu nhập dự kiến ở mức tƣơng đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất. Khi đó, ngân hàng cần phối hợp song song giữa quản trị tài sản và nguồn vốn, nhất là các khoản có nhạy cảm với lãi suất, mới có thể bảo vệ đƣợc thu nhập dự kiến của ngân hàng tránh khỏi rủi ro lãi suất.

Phƣơng pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất có thể tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 5.1: Phƣơng pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất trong thời gian tới

Dự đoán sự thay đổi lãi suất của NH

GAP Phản ứng của nhà

quản lý

Kết quả đạt đƣợc (nếu dự đoán đúng)

LS thị trƣờng tăng >0

- Tăng giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất - Giảm giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

Thu nhập từ lãi sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi => Thu nhập lãi thuần tăng

LS thị trƣờng giảm <0

- Giảm giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất - Tăng giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suát

Chi phí trả lãi sẽ giảm nhiều hơn thu nhập từ lãi => Thu nhập lãi thuần tăng

Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro về lãi suất ngân hàng nên cố gắng thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất càng gần bằng 0 càng tốt. Điều này làm tăng tính ổn định trong thu nhập lãi thuần của ngân hàng và đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất biến động. Bởi, khả năng dự đoán đúng theo chiều hƣớng thay đổi của lãi suất là rất thấp, vì vậy rủi ro lãi suất luôn tiềm ẩn trong mỗi ngân hàng.

5.3.3 Nâng cao trình độ và nhận thức cho cán bộ nhân viên ngân hàng trong quản trị rủi ro lãi suất

Một trong những hạn chế của ngân hàng là mặc dù trong thời gian qua, ngân hàng không gặp phải rủi ro về lãi suất nhƣng công nhân viên trong ngân

hàng chƣa có khả năng chuyên môn trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng rất dễ dàng gặp rủi ro khi lãi suất biến động theo chiều hƣớng ngoài dự kiến của NHNN. Việc quản trị rủi ro lãi suất hiện nay đối với các ngân hàng chi nhánh thực sự còn rất mới mẽ, công nhân viên trong ngân hàng chƣa thực sự nắm rõ. Nên việc nhận dạng, đánh giá và phòng ngừa rủi ro lãi suất còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Trong giai đoạn lãi suất luôn thay đổi nhƣ hiện nay, việc nhận dạng và đo lƣờng rủi ro là rất quan trọng. Có thể, tính toán đƣợc mức thiệt hại do sự thay đổi lãi suất gây ra và ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến thu nhập thuần của ngân hàng từ đó đƣa ra các giải pháp phòng chóng rủi ro lãi suất phù hợp.

Để làm đƣợc điều này, đội ngũ công nhân viên ngân hàng phải am hiểu kỹ thuật đo lƣờng rủi ro lãi suất để ứng phó với sự biến đổi lãi suất theo chiều hƣớng tiêu cực. Vì vậy, việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn có khả năng quản trị rủi ro lãi suất là rất cần thiết đối với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nhƣ ngân hàng. Đặc biệt là trong công tác quản lý tài sản, nguồn vốn nhạy cảm lãi suất,… Do đó ngân hàng nên:

-Thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng và phân tích rủi ro lãi suất cho công nhân viên ngân hàng.

-Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng.

-Cập nhật kiến thức quản trị rủi ro lãi suất và tập huấn các quy định mới

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh châu thành a hậu giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)