7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
4.2.2 Đánh giá tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
ngân hàng thông qua các chỉ tiêu cụ thể
Thông thƣờng ngân hàng gặp phải 2 loại rủi ro có liên quan đến lãi suất, đó là rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tƣ. Rủi ro về giá xảy ra khi lãi suất thị trƣờng tăng, làm giảm giá các khoản cho vay với lãi suất cố định trƣớc đó của ngân hàng. Ngƣợc lại, rủi ro tái đầu từ xuất hiện khi lãi suất thị trƣờng giảm làm cho các khoản vay mới của ngân hàng có thu nhập thấp hơn so với trƣớc đây, làm cho thu nhập kỳ vọng của ngân hàng giảm. Để có thể đánh giá đƣợc tình hình rủi ro lãi suất của ngân hàng cần phải xem xét các chỉ số đo lƣờng rủi ro lãi suất nhƣ khe hở rủi ro lãi suất, hệ số rủi ro lãi suất để biết đƣợc trạng thái nhạy cảm của ngân hàng. Từ đó, sẽ dự đoán đƣợc khi lãi suất biến động theo chiều hƣớng nào thì sẽ có lợi cho ngân hàng và chiều hƣớng nào thì ngân hàng có thể gặp rủi ro về lãi suất.
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất tại ngân hàng giai đoạn năm 2011 đến 6th2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Thời hạn (t) Tổng t < 3th 3th ≤ t < 6th 6th ≤ t < 12th 2011 TSNC - - 266.753 266.753 NVNC 150.848 13.242 164.200 328.290 GAP (150.848) (13.242) 102.553 (61.537) Hệ số NCLS - - - 0,813 2012 TSNC - - 337.632 337.632 NVNC 223.556 4.181 185.196 412.933 GAP (223.556) (4.181) 152.436 (75.301) Hệ số NCLS - - - 0,818 2013 TSNC - - 387.016 387.016 NVNC 189.357 77.529 202.539 469.425 GAP (189.357) (77.529) 184.477 (82.409) Hệ số NCLS - - - 0,824 6th2013 TSNC - - 365.132 365.132 NVNC 259.199 5.126 193.926 458.251 GAP (259.199) (5.126) 171.206 (93.119) Hệ số NCLS - - - 0,797 6th2014 TSNC - - 443.588 443.588 NVNC 169.492 88.822 295.825 554.139 GAP (169.492) (88.822) 147.763 (110.551) Hệ số NCLS - - - 0,801
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang
Khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP)
Khe hở nhạy cảm lãi suất hay còn gọi là chênh lệch nhạy cảm lãi suất là sự chênh lệch giữa tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của ngân hàng. Khi khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0, tức tài sản nhạy lãi và nguồn vốn nhạy lãi của ngân hàng bằng nhau, khi đó rủi ro lãi suất sẽ không xảy ra với ngân hàng khi lãi suất thị trƣờng biến động. Vì vì khi lãi suất tăng hay giảm thì thu nhập từ tài sản NCLS và chi phí từ nguồn vốn NCLS tăng hay giảm cùng chiều. Nhƣng trong thực tế để duy trì con số này bằng 0 là điều rất khó khăn và khó có ngân hàng nào có thể thực hiện đƣợc.
Qua bảng số liệu đƣợc tính toán trên cho thấy khe hở rủi ro lãi suất tại ngân hàng luôn mang dấu âm qua 3 năm từ 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Đồng nghĩa với việc ngân hàng có tài sản nhạy cảm lãi suất luôn nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn.
Trong giai đoạn 2011-2013, NHNo&PTNT chi nhánh Châu Thành A luôn trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn và khe hở nhạy cảm lãi suất có xu hƣớng cách xa dần. Năm 2011 có khe hở nhạy cảm là -61.537 triệu đồng sang năm 2012 do khoảng tăng của tài sản nhạy cảm nhỏ hơn khoảng tăng của nguồn vốn nhạy cảm (tài sản nhạy cảm tăng 70.879 triệu đồng trong khi nguồn vốn nhạy cảm tăng 84.643 triệu đồng) nên khe hở NCLS năm 2012 di chuyển đến mức -75.301 triệu đồng. Đến năm 2013 khe hở có xu hƣớng cách xa hơn ở mức -82.409 triệu đồng (tài sản tài sản nhạy lãi tăng 49.384 triệu đồng và nguồn vốn nhạy lãi tăng 56.492 triệu đồng). Do trong giai đoạn này, mức tăng của tài sản nhạy cảm luôn chậm hơn mức tăng trƣởng của nguồn vốn nhạy cảm nên khe hở NCLS dần càng ngày càng ra xa hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 khe hở NCLS lại tiếp tục nới rộng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do giai đoạn này tốc độ tăng trƣởng của tài sản nhạy cảm chậm hơn tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn nhạy cảm so với 6 tháng đầu năm 2013 do mức tăng của tài sản nhạy cảm tăng 78.456 triệu đồng trong khi nguồn vốn nhạy cảm tăng 95.888 triệu đồng đã làm khe hở nhạy cảm trong 6 tháng đầu năm 2014 cách xa hơn so với cùng kỳ năm trƣớc.
Nhìn chung, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 vì ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn nếu nhƣ lãi suất trên thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng tăng và các yếu tố khác không đổi thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro. Bởi thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm xuống vì thu nhập từ lãi sẽ tăng ít hơn mức tăng của chi phí lãi.
Thực tế thì trong thời gian qua lãi suất luôn giảm xuống do chính sách điều hành tiền tệ của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất, vì vậy ngân hàng không gặp rủi ro về lãi suất. Vì khi lãi suất giảm thì khoản thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm ít hơn khoản chi phí lãi dẫn đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng lên. Bằng chứng là năm 2012 thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng lên 54,3%, năm 2013 tăng 25,1% so với năm trƣớc đó. Đồng thời, đây cùng là sự nổ lực cố gắng của ngân hàng đã dự đón đƣợc chiều hƣớng thay đổi của lãi suất và kịp thời cân đối kỳ hạn của các tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất phù hợp theo hƣớng có lợi cho ngân hàng.
Hệ số nhạy cảm lãi suất
Hệ số nhạy cảm lãi suất (hệ số rủi ro) là hệ số chỉ ra rủi ro khi có biến động lãi suất. Hệ số rủi ro đƣợc xác định bằng cách lấy tài sản nhạy cảm lãi suất chia cho nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Hệ số này cho biết, giá trị của 1 đồng tài sản nhạy cảm lãi suất đƣợc đảm bảo bao nhiêu đồng bởi nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Khi hệ số này bằng 1 thì rủi ro lãi suất sẽ không xảy ra, tuy nhiên việc thiết lập hệ số nhạy cảm lãi suất bằng 1 là một điều khó có thể thực hiện đƣợc.
Từ bảng số liệu ta thấy trong thời gian từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng có hệ số nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1. Cụ thể, năm 2011 hệ số này là 0,813, năm 2012 là 0,818, năm 2013 là 0,797 và 6 tháng đầu nă 2014 là 0,801. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm. Nếu lãi suất tăng lên thì thu nhập từ lãi sẽ tăng ít hơn khoản chi phí trả lãi làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng và dẫn đến chênh lệch thu - chi của ngân hàng giảm xuống và rủi ro có thể xảy ra.
Thực tế thời gian qua lãi suất liên tục giảm vì vậy thu nhập lãi thuần của ngân hàng luôn tăng bởi chi phí trả lãi của ngân hàng giảm nhanh hơn khoản giảm của thu nhập, ngân hàng không có rủi ro khi lãi suất giảm. Tuy thời gian qua hệ số rủi ro luôn nhỏ hơn 1 nhƣng ngân hàng luôn cố gắng thu hẹp khoản cách để duy trì ở mức gần bằng 1, ở mức này ngân hàng sẽ ít gặp rủi ro về lãi suất hơn khi lãi suất thị trƣờng có sự biến động.
Nhìn chung, trong giai đoạn này ngân hàng không gặp phải tình trạng rủi ro lãi suất. Nhƣng ngân hàng luôn trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ngân hàng luôn trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn là ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho một số khoản vay trung hạn, do trong thời gian này nguồn vốn huy động trung và dài hạn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Lúc này, khi lãi suất
giảm xuống, các khoản huy động vốn ngắn hạn sẽ có chi phí huy động vốn giảm theo lãi suất thị trƣờng, mặc khác các khoản vay trung và dài hạn đƣợc áp dụng lãi suất cố định, do đó thu nhập của ngân hàng về các khoản này cũng tăng lên.