Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh châu thành a hậu giang (Trang 28)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

►Phƣơng pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp chủ yếu dùng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích. Trong đó, có 2 kỹ thuật phân tích: kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và kỹ thuật so sánh bằng số tƣơng đối.

Kỹ thuật so sánh

-Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Y = Y1 – Y0

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc Y1 : Chỉ tiêu năm sau

Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối là phƣơng pháp sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

-Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

%Y

Y Y0

Trongđó:

y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu % Y: Tốc độ tăng trƣởng

Đây là phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu. So sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Điều kiện so sánh

-Phải xác định số gốc để so sánh: khi phân tích sự biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc.

-Các chỉ tiêu dùng để so sánh phải thống nhất về nội dung của chỉ tiêu. -Phải đảm bảo thống nhất về đơn vị tính của các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

-Các chỉ tiêu cần so sánh phải sử dụng cùng một phƣơng pháp tính toán. -Các chỉ tiêu cần phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.

►Phƣơng pháp thay thế liên hoàn

Phƣơng pháp thay thế liên hoàn là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố bằng số tƣơng đối và số tuyệt đối.

 Nội dung và trình tự của phƣơng pháp thay thế liên hoàn

- Xác định số lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định đƣợc công thức tính của chỉ tiêu phân tích.

- Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lƣợng sang nhân tố chất lƣợng; Trƣờng hợp có nhiều nhân tố số lƣợng (chất lƣợng) cùng ảnh hƣởng thì nhân tố chủ yếu xếp trƣớc, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đƣợc đảo lộn trình tự.

- Tiến hành lần lƣợt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào đƣợc thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chƣa đƣợc thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.

- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố phải bằng với đối tƣợng phân tích.

- Lần lƣợt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần thay thế tính ra đƣợc chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bƣớc trƣớc. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố vừa thay thế.

Giả sử có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hƣởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã đƣợc sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lƣợng đến chất lƣợng bằng công thức sau:

Q = a x b x c Trong đó:

Q: Chỉ tiêu phân tích

a, b, c: Trình tự các nhân tố ảnh hƣởng đến kỳ phân tích

Ta quy ƣớc kỳ kế hoạch ký hiệu là K còn kỳ thực tế ký hiệu là T. Từ quy ƣớc này chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và thực tế lần lƣợt đƣợc xác định nhƣ sau:

Kỳ kế hoạch: QK = aK x bK x cK Kỳ thực tế: QT = aT x bT x cT

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 3 bước sau:

Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng phân tích. ∆Q = QT – QK

Bƣớc 2: Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố. + Thay thế lần 1: thay aK = aT

Chỉ tiêu phân tích trong trƣờng hợp này là: QK1 = aT x bK x cK

 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích Q: ∆Qa = QK1 – QK

+Thay thế lần 2: thay bK = bT

Chỉ tiêu phân tích trong trƣờng hợp này là: QK2 = aT x bT x cK

 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích Q: ∆Qb = QK2 – QK1

Thay thế lần 3: thay cK = cT

Chỉ tiêu phân tích trong trƣờng hợp này chính là chỉ tiêu phân tích thực tế (QT):

∆Qc = QT – QK2

Bƣớc 3: Tổng hợp:

∆Q = ∆Qa + ∆Qb+ ∆Qc.

Ví dụ: Phân tích mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở tài liệu sau:

Bảng 2.4: Chi phí nguyên vật liệu

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

1. Số lƣợng sản phẩm sản xuất (sản phẩm) 2.000 2.400 2. Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị

(kg/sp) 20 15

3. Đơn giá nguyên vật liệu (1.000 đồng/kg) 100 120

Nguồn: Phân tích hoạt động kinh doanh. PGS.TS. Phạm Văn Dược

Giải:

Gọi:

- q: Khối lƣợng sản phẩm sản xuất;

- m: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm; - s: Đơn giá nguyên vật liệu;

- C: Chi phí nguyên vật liệu. * Xác định đối tƣợng phân tích: ∆C = CT – CK CT = 2.400 x 15 x120 = 4.320 (triệu đồng) CK = 2.000 x 20 x100 = 4.000 (triệu đồng) ∆C = 4.320 - 4.000 = 320 (triệu đồng) * Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố: +Thay thế lần 1: (Thay qK = qT)

Chi phí nguyên vật liệu trong trƣờng hợp này là: CK1 = 2.400 x 20 x 100 = 4.800 ( triệu đồng)

Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng sản phẩm sản xuất đến chi phí nguyên vật liệu là

∆Cq = 4.800 - 4.000 = 800 (triệu đồng)

Nhận xét: Do số lƣợng sản phẩm sản xuất tăng 400 sản phẩm nên làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng 800 triệu đồng.

Chi phí nguyên vật liệu trong trƣờng hợp này là: CK2 = 2.400 x 15 x100 = 3.600 ( triệu đồng)

 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm đến chi phí nguyên vật liệu là:

∆Cm = 3.600 - 4.800 = - 1.200 (triệu đồng)

Nhận xét: Do mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm giảm 5 kg/sản phẩm nên làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm 1.200 triệu đồng.

+Thay thế lần 3: (Thay sK = sT)

Chi phí nguyên vật liệu trong trƣờng hợp này chính bằng chi phí nguyên vật liệu thực tế:

CT = 4.320 (triệu đồng)

Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố đơn giá nguyên vật liệu đến chi phí nguyên vật liệu là:

∆CS = 4.320 - 3.600 = 720 (triệu đồng)

Nhận xét: Do đơn giá nguyên vật liệu tăng 20.000 đồng/kg nên làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng 720 triệu đồng.

* Tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố:

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A TỈNH HẬU GIANG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2004, tỉnh Hậu Giang tách khỏi Thành phố Cần Thơ, Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định 64/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 01 tháng 03 năm 2004 để thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang, là ngân hàng thƣơng mại quốc doanh trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang gồm có Hội Sở tỉnh và 8 chi nhánh trong tỉnh. Trong đó, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A là 1 trong những chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang.

Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A là chi nhánh loại ba, đƣợc thành lập vào ngày 24/12/2002, có trụ sở tại khu hành chính ấp Thị Tứ, Thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ.

Từ khi ra đời đến nay, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A đã và đang không ngừng nỗ lực phát triển về qui mô và chất lƣợng, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của địa phƣơng cũng nhƣ đất nƣớc. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự tại ngân hàng Đơn vị tính: Ngƣời Năm Số lƣợng Giới tính Độ tuổi Trình độ Nam Nữ 20 - 25 25 - 30 30 - 35 35 - 40 40 - 45 45 - 50 Đại học 2011 18 12 6 2 2 4 6 3 1 18 2012 20 14 6 3 2 5 6 3 1 20 2013 21 15 7 - 5 4 7 2 3 21 6th2014 23 15 8 2 5 4 7 2 3 23

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ

PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH KINH DOANH

TRƢỞNG PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ

TRƢỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

NHÂN VIÊN KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ

NHÂN VIÊN KINH DOANH

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thƣơng mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan hiếm. Ngân hàng thƣơng mại hoạt động với mục đích thu lợi nhuận từ hoạt động huy động và cho vay vốn: trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, phần chênh lệch lãi suất chính là lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại phục vụ cho nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.

Ban giám đốc gồm ba thành viên: một Giám Đốc, hai Phó Giám Đốc.

-Giám đốc chi nhánh là ngƣời phụ trách và chịu trách nhiệm với giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hậu Giang về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

-Phó Giám Đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp giám đốc điều hành hoạt động của ngân hàng, đƣợc giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng tín dụng khi giám đốc vắng mặt. Có quyền đề xuất các phƣơng án kinh doanh với cấp trên để đƣợc xem xét.

Phòng kế hoạch kinh doanh:

Tham gia xây dựng chiến lƣợc kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ đầu tƣ, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể.

Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn.

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quý định của ngân hàng cấp trên.

Phòng kế toán ngân quỹ:

Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ vay theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nƣớc.

Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi quyết toán tiền lƣơng với các đơn vị trực thuộc.

Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban Giám đốc phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hằng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên ngân hàng cấp trên.

Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay, và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng.

Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản và giao dịch của ngân hàng; Quản lý tiền Mặt

Quản lý tài sản cố định và đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, máy móc công cụ dụng cụ cần thiết.

Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đƣờng.

Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá. Cuối ngày phải đối chiếu tiền mặt và sổ sách phải khớp đúng, hoặc điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện báo cáo theo qui định.

Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng.

Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản, theo dõi tham mƣu cho cấp trên về tình hình hoạt động tại đơn vị.

3.1.4 Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển Mục tiêu Mục tiêu

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Châu Thành A xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Ƣu tiên đầu tƣ cho “tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ cho lĩnh vực này.

Tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, NHNo&PTNT không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa.

Phƣơng hƣớng phát triển

Với phƣơng châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng” toàn thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên ngân hàng thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khác hàng;

- Tăng cƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế,

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh châu thành a hậu giang (Trang 28)