Biện pháp khống chế tác động tiêu cực do khai thác bauxite:
Ngành công nghiệp nhôm được xem là đạt tiêu chuẩn môi trường khi đảm bảo các yêu cầu sau :
− Giảm đến mức tối thiểu những tác động có tác hại đến môi trường. − Nghiên cứu những nguồn năng lượng sử dụng để giảm bớt sự phát
thải những chất độc hại.
− Các sản phẩm phế thải phải được loại bỏ một cách an toàn hoặc phải được nghiên cứu tìm các biện pháp để tái sử dụng trở lại.
− Phục hồi lại đất tự nhiên , các hoạt động nông nghiệp sau khi đã khai thác quặng và các tiến trình công nghiệp khác.
Các giải pháp quản lý khác:
− Giải pháp chung là xây dựng sơ đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của lãnh thổ. Qui hoạch mặt bằng khai thác bauxit, xây dựng các qui tắc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác chế biến, đồng thời tổ chức mạng lưới thực hiện
− Quản lí rừng, bảo tồn đồi núi và rừng cây, không mở mang khai thác và chặt phá rừng để phòng chống thành tạo trượt lở, xói mòn.
− Để bảo vệ nguồn nước cần có quy hoạch tổng thể việc khai thác và bảo vệ nguồn nước trên phạm vi toàn lãnh thổ.
− Cần có những quy hoạch rất cụ thể trong việc đổ thải đối với từng khu mỏ.
− Chấm dứt các hiện tượng khai thác bất hợp pháp tại các khu mỏ bằng cách quản lí chặt chẽ và xử lí nghiêm những hành vi vi phạm.
− Tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc monitoring môi trường cho toàn khu vực và ở những khu mỏ đặc trưng.
KẾT LUẬN
Dự án phát triển ngành công nghiệp bauxite ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng là một dự án nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho việc phát triển kinh tế vùng. Tuy nó mang lại những lợi ích tức thời cho nhân dân trong khu vực, nhưng trong tương lai sẽ là một hiểm họa khôn lường trước những vấn nạn về môi trường có thể xảy trên khu vực đôi khi có thể lan rộng trong cả khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Ảnh hưởng tới môi trường lớn nhất trong khu vực trước tiên là khi hoạt động khai khoáng xảy ra sẽ kéo theo nhiều vấn đề ô nhiễm tài nguyên đất, nước, làm biến mất đa dạng sinh học. Mạnh mẽ hơn là các tác động tiêu cực đến đời sống của toàn bộ dân cư trong khu vực khai khoáng. Nổi trội lên là các vấn đề về chất lượng cuộc sống, việc làm, phong tục tập quán thay đổi. Từ đó, nhiều vấn đề về an ninh xã hội sẽ xảy ra vì đây là một khu vực tương đối nhạy cảm trong vấn đề chính trị.
Với điều kiện Tây Nguyên hiện nay, tình trạng thiếu nước vẫn đang là vấn đề nhức nhối, lượng năng lượng thủy điện không đáp ứng đủ. Các điều kiện về vốn, khoa học kĩ thuật, và nhân lực chưa đáp ứng thì việc xây dựng ngành công nghiệp nhôm phát triển là một dự án tham vọng không tưởng, trong lúc giá nhôm trên thế giới, và nhu cầu nhôm không cao.
Với điều kiện của nước ta hiện nay khả năng xử lý các nguồn ô nhiễm trong quá trình hoạt động là không triệt để. Do vậy để không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực. Thiết nghĩ không nên thực hiện dự án này một cách rầm rộ trên quy mô lớn. Chỉ nên thực hiện thí điểm tại một vị trí nhất định có hệ thống quản lý chặt chẽ để đánh giá sát thực hơn những tác động mà hoạt động khai khoáng loại khoáng sản này mang lại.
VĂN LIỆU TRÍCH DẪN
1. La Thị Chích – Hoàng Trọng Mai, Khoáng vật học, 2001, NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
2. Trần Văn Trị và nnk, Tài Nguyên Khoáng Sản Việt Nam, 2000, Hà Nội.
Một số website đã tham khảo:
http://www.khcn-daknong.gov.vn/ http://www.daknongdpi.gov.vn/ http://www.griffith.edu.au/centre/cfhr/Gallery/trip2006.html http://image22.webshots.com/23/1/45/44/235214544gEBhct_fs.jpg http://picasaweb.google.com/poskar/KawardhaDaldaliMines#505468 0402085035154 http://www.web-provence.com/photos-3/sainte-victoire-fond-3.jpg http://www.pozzodellacomunione.it/wp-photos/20080824-190554- 1.jpg http://blog.al.com/pr/2007/09/escatawpa_river_photographs.html