Môi trường nước:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG (Trang 33 - 35)

2. Mô tả tác động:

1.1.2. Môi trường nước:

Trước tiên ta điểm qua hoạt động của công tác khai khoáng, sau khi khai thác quặng thô sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện đến nơi rửa quặng. Giai đoạn chính cần dùng tới nước trong quy trình khai thác là giai đoạn rửa quặng. Quặng thô được nghiền nhỏ và đưa vào turbin quay tạo dòng nước để rửa sạch quặng, đây là giai đoạn tiêu tốn lượng nước cực lớn trong tất cả các giai đoạn. Trong giai đoạn này nước sau khi ra khỏi quy trình mang theo một lượng bùn đỏ khá lớn, chiếm gần 60% nguyên liêu thô đưa vào.

Tiếp theo là giai đoạn tan trong tinh chế cũng cần tới nước, trong giai đoạn tinh chế này gồm hai quá trình hòa tan làm sạch quặng và quá trình tách lọc cũng cần một lượng nước rất lớn, nước sau khi đi qua quá trình này mang theo một lượng dư chất trong quá trình hòa tan quặng lượng dư chất đó chủ yếu là NaOH.

Hình 9 – 10: Nước dòng chảy mặt trong khu vực khai thác tuyển quặng bauxite

Từ hai quá trình trên nước được đưa ra môi trường trong tình trạng hàm lượng một số nguyên tố vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường. Qua các quá trình hòa tan, các chất thải đó sẽ vào môi trường nước. Làm thay đổi thành phần môi trường nước, có thể làm cho sinh vật trong thủy vực có nguy cơ bị tiêu diệt. Mặt khác vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông nên khả năng lan truyền các chất thải xuống hạ lưu là trường hợp có thể xảy ra. Nếu khả năng tự làm sạch của nước không triệt để thì nước sông, nước ngầm trong lưu vực có thể chứa nhiều chất gây hại cho con người sử dụng nước sinh hoạt trong toàn lưu vực.

Ngoài ra trong quá trình tinh chế quặng giai đoạn điện phân thì các điện cực cần duy trì một nhiệt độ gần 1000oC nên tản nhiệt là vấn đề cần thiết nên trong giai đoạn này nước cũng có thể là một lựa chọn tối ưu. Nước sau khi được sử dụng sẽ thải ra môi trường vẫn còn giừ một nhiệ độ tương đối cao nên sẽ tàn phá hệ sinh thái dưới nước một lần nữa trong khu vực xung quanh khu tinh chế quặng.

Các tác nhân trên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước trong khu vực,làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm các lưu vực bắt nguồn từ

vùng Tây Nguyên. Thêm vào đó nếu một khi nguồn nước mặt không đủ cung cấp vào mùa khô thì nước ngầm có thể được dùng để thay thế. Với một nhu cầu nước lớn như vậy thì hiện tượng hạ mực nước ngầm trong khu vực là hệ quả tất yếu. sự hạ thấp mực nước ngầm cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc khan hiếm nước trong mùa khô. Vì vậy gây thiệt hại lớn cho cư dân trong khu vực.

Một vấn đề không thể không đề cập là hiện nay, lượng nước của vực Tây Nguyên đang cạn kiệt. Trong một số mùa khô trong các năm trước thì tình khan hiếm nước ở Tây Nguyên là một vấn đề đáng báo động. Nếu dự án này đi vào hoạt động thì sẽ có một lượng nước rất lớn mất đi. Gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cư dân trong vùng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w