Tác động tới các môi trường thành phần: 1 Môi trường đất:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG (Trang 30 - 33)

2. Mô tả tác động:

1.1.Tác động tới các môi trường thành phần: 1 Môi trường đất:

1.1.1. Môi trường đất:

Tác động tới môi trường đất trước tiên là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đó một lượng lớn diện tích đất rừng, cây công nghiêp, cây nông nghiệp hoa màu thực phẩm sẽ mất đi thay vào đó là những mảnh đất trơ sỏi đá của hoạt động khai khoáng ( ở Đắc Nông, Bauxite phân bố trên 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh). Một khi lượng đất trên mặt bị bốc đi sẽ đồng thời làm giảm độ ẩm của đất nên không có khả năng tái phủ xanh sau khi khai thác.

Như đã có đề cập ở trên, do sự phong hóa và phủ lên đá mẹ là basalt trên một diện tích rộng lớn nên nếu công tác khai khoáng được điễn ra sẽ tạo nên sự ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất. Sau khi lượng đất mất đi công với thảm thực vật bị phá hủy hoàn toàn sẽ tạo ra một cảnh quan, địa hình thuận lợi cho việc xói mòn mặt đất theo thời gian. Trong quá trình đó cũng làm cho thành phần, tính chất của đất thay đổi đi it nhiều do quá trình xói mòn rửa trôi. Đất sẽ mau chóng mất đi các thành phần cần thiết cho việc sinh trưởng của cây trồng phủ xanh đất trống trong giai đoạn hậu khai khoáng của dự án. Ngoài ra, sau quá trình khai khoáng là quá trình tuyển quặng kết quả của hoạt động này thải ra một lượng bùn đỏ khá lớn. Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan,… và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Đây là hợp chất vô cùng độc hại. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Với quy hoạch phát triển Bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1.15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Với một lượng lớn bùn đỏ cộng với lượng hóa chất dư thừa trong quá trình tuyển quặng là nguy cơ lớn cho môi trường đất nếu có sự cố trong công tác che

chắn chôn lấp loại chất thải này. Sự vận chuyển bùn đỏ trong các lưu vực sông còn làm tăng độ đục của các dòng chảy ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh và các loài cây sống trong thủy vực. Lượng chất lơ lửng trong dòng chảy cao cũng làm cho tốc độ bồi lắng tại nơi các cửa sông gia tăng làm cạn đáy sông thay đổi dòng chảy có thể gây xói lở bờ sông trên các đoạn xung yếu.

Quá trình xử lý để chế biến bauxite thành alumina sẽ tạo ra các đuôi quặng không hoà tan chứa các thành phần gồm các oxid sắt, silic, titanium và các nguyên tố đi kèm như kẽm, phôtpho, nickel và vanadium. Các thành phần này trong chất thải không phân huỷ kể cả trong điều kiện nhiệt độ cao.

Các chất thải này tuy không độc hại nhưng rất bền vững về mặt hoá học nên có tác động xấu đến môi trường đất. Tỷ lệ chất thải (đuôi quặng) này rất lớn. Tuỳ thuộc vào chất lượng của bauxits và công nghệ chế biến có thể lên tới 2,5 tấn/ 1tấn sảm phẩm alumina. Việc bảo quản các chất thải này để không gây ô nhiễm cho môi trường đất và nước là rất tốn kém. Đôi khi trong điều kiện ở Tây Nguyên là không khả thi.

Từ những nguy có thể làm thay đổi tính chất hóa học của đất thì một khi tính chất vật lý thay đổi sẽ có nhiều nguy cơ xảy ra những tai biến địa chất khó lường trước do hoạt động của những khối đất trong pham vi rộng và không có vật cản sau khi khai thác. Những nguy cơ có thể xảy ra

từng ngày như trượt đất, lở đất, và hiện tượng lũ bùn đá cũng có khả năng xảy ra.

Các nguy cơ trên là không thể tránh khỏi nếu có dự án được khởi động trên vùng đất này. Và một điều không thể tránh khỏi là sự suy giảm chất lượng môi trường đất sẽ gây ra hậu quả khó lường cho cư dân cũng như việc phát triển kinh tế địa phương sau khi kết thúc dự án.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG (Trang 30 - 33)