ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG CÁI CUI

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cung cấp các dịch vụ của cảng cái cui trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 54)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG CÁI CUI

5.2.1 Mục tiêu

Hiện nay Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm xuất khẩu nông, thủy sản, nhưng do tàu trọng tải lớn không thể cập các cảng trong khu vực, nên nhiều năm qua các tỉnh trong vùng phải vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tập trung xuất khẩu tại các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Vì thế Cảng Cái Cui định hướng trong những năm tới mở rộng bến bãi, kiến nghị Chính phủ và các sở ban ngành đẩy nhanh tiến độ nạo vét các cửa biển để có thể đủ độ sâu để cho các tàu có trọng tải lớn cập bến vào cảng được dễ dàng.

đây là những mặt hàng có khối lượng lớn nên vận tải thủy, vận tải biển sẽ giữ vai trò quan trọng. Năm 2014 cảng thực hiện việc cổ phần hóa nên việc mở rộng quy mô là rất cần thiết cho cảng. Cảng đầu tư thêm các trang thiết bị cùng các hệ thống thiết bị bốc xếp, vận chuyển; cần trục chạy trên ray sức nâng 40 tấn, tầm với xa 35m kết hợp cần trục bánh hơi có sức nâng 80 tấn đảm bảo năng lực tiếp nhận cùng lúc 3 tàu tổng hợp loại có trọng tải 20.000 tấn đến giao và nhận hàng, mua thêm xe chụp, xe nâng container để bốc xếp hàng container tại cảng.

Khu hậu cần logistics có kho chứa và bãi chứa hàng container 3,5ha, bãi, kho hàng tổng hợp khoảng 3,6ha cùng gần 18ha hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng phục vụ quản lý sửa chữa, thiết bị công nghệ phục vụ khai thác cảng, hệ thống đường giao thông nội bộ...

Việc mở rộng cảng Cái Cui có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực, tích cực hỗ trợ thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long liên kết phát triển giao thương hàng hóa bằng đường thủy với thị trường trong và ngoài nước.

5.2.2 Phương hướng phát triển

Công tác duy tu nạo vét luồng Định An đảm bảo cho tàu có tải trọng từ 5.000 - 10.000 tấn (tùy theo thiết kế) giảm tải có thể ra vào thuận lợi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt, hiện tại Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng Hải Việt Nam đang tính toán thực hiện 3 giải pháp để tàu có tải trọng lớn ra vào 13 cảng khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thuận lợi hơn.

Thứ nhất, triển khai dự án đào kênh Quan Chánh Bố đạt độ sâu -6,5m đảm bảo tàu trên 10.000 DWT ra vào.

Thứ hai, mời gọi đầu tư nạo vét cửa Định An (ở một vị trí mới) theo hình thức BOT (độ sâu -4,5m đến -5,5m) để tạo điều kiện cho tàu 5.000 - 10.000 tấn ra vào.

Thứ ba, nạo vét thường xuyên luồng Định An hằng năm đảm bảo độ sâu -3,2m kết hợp với triều cường đạt độ sâu -6,8m đảm bảo cho tàu có tải trọng từ 5.000-10.000 tấn giảm tải ra vào thuận lợi...

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.3.1 Giải pháp về marketing

Cảng tiếp tục chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới để mở rộng thị trường đồng thời tạo mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với khách hàng, thực hiện marketing kết hợp với việc quảng bá hình ảnh của cảng để các doanh nghiệp biết đến cảng, tạo chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng về uy tín và chất lượng dịch vụ.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp các dịch vụ, giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn tư vấn cho các khách hàng khi gặp khó khăn.

Phát triển thêm các dịch vụ khác đặc biệt là dịch vụ logistics để cung cấp đa dạng các dịch vụ thu hút được nhiều khách hàng và tập trung vào các dịch vụ có doanh thu, lợi nhuận cao.

Thường xuyên theo dõi tình hình giá cả, điều chỉnh linh hoạt giá dịch vụ kịp thời hợp lý đảm bảo có lãi vừa cạnh tranh tạo lòng tin cho khách hàng.

5.3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng của cảng

Thực hiện việc mở rộng bến bãi, nạo vét thường xuyên cửa Định An để luồng tàu vào cảng sâu và thông thoáng hơn để cho các tàu có trọng tải lớn cập bến vào cảng được dễ dàng.

Cảng nên đầu tư thêm trang thiết bị cùng với hệ thống bốc xếp vận chuyển, thay thế những thiếc bị đã cũ để có thể nâng cao công suất hoạt động.

5.3.3 Giải pháp về chi phí

Cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình cảng hiện nay tránh lãng phí khi đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực không mang lại lợi nhuận.

Giảm chi phí để lợi nhuận của cảng tăng bằng cách thực hiện tiết kiệm, sử dụng tối đa hết năng suất của các trang thiết bị để đạt được hiệu quả cao, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của cảng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc kinh doanh của cảng cũng gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, tình hình kinh doanh các dịch vụ tăng giảm không ổn định làm cho doanh thu qua các năm giảm năm 2012 giảm 4.214 triệu đồng tỷ lệ giảm là 18,95% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1.452 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 8,06% còn 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu cũng giảm 513 triệu đồng với tỷ lệ giảm 6,37%. Doanh thu giảm cùng với chi phí tăng làm cho lợi nhuận của cảng giảm năm 2013 thì lợi nhuận của cảng bị âm 3.621 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng của cảng không ổn định làm sản lượng qua cảng cũng không ổn định, do điều kiện khách quan nên cảng Cái Cui không thể hoạt động hết công suất của mình, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng cho tàu có trọng tải lớn cập bến, nhưng do luồng cửa Định An bị bồi lắng nên tàu lớn không thể cập cảng được nhưng không vì vậy mà cảng Cái Cui đứng im, cảng Cái Cui đã chủ động tìm nguồn hàng mới, khách hàng mới đồng thời cũng xây dựng kế hoạch phát triển khi luồng Định An được khai thông hay, tạo luồng vào cho tàu có trọng tải lớn cập cảng.

Mặt khác cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các công ty đến cảng nên cũng gây khó khăn cho hoạt động của cảng, làm giảm lượng hàng hoá đến cảng.

6.2 Kiến nghị

- Kiến nghị đối với nhà nước

Hoàn thành nhanh việc xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông đường vào cảng để góp phần thu hút nguồn đầu tư của nước ngoài, hạ giá thành sản phẩm do chi phí vận chuyển thấp khi cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng góp phần thu hút khách hàng vận chuyển hàng hóa qua cảng.

Hỗ trợ cảng nạo vét khai thông luồng tàu vì hiện tại các cảng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Cảng Cái Cui nói riêng không hoạt động hết công suất, một phần lớn là do công suất thiết kế cho tàu có trọng tải lớn cập cảng nhưng do luồng tàu vào cảng cạn nên tàu có trọng tải lớn không thể vào cảng. Điều này làm cho các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long lãng phí một phần công suất thiết kế, còn các cảng như cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu,… thì lại bị quá tải, mặt khác việc vận chuyển hàng hoá lên cảng Sài Gòn cũng làm cho hệ thống giao thông đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh bị quá tải. Làm tăng chi phí vận chuyển, tốn nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá, uy tín của các doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

- Kiến nghi đối với cảng Cần Thơ

Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc công ty hỗ trợ thêm cho cảng Cái Cui vì cảng đang trong giai đoạn sau sáp nhập và thực hiện việc cổ phần hóa nên còn gặp nhiều khó khăn.

Điều chuyển phương tiện thiết bị tăng cường cho cảng các thiết bị nâng hạ, vận chuyển container, sửa chữa các thiết bị cũ để chất lượng phục vụ tốt hơn, cảng có thể đáp ứng các dịch vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Kiến nghị đối với cảng Cái Cui

Bố trí phân công nhân sự hợp lý để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực trong các lĩnh vực dịch vụ của cảng, thường xuyên cho nhân viên đi học các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tổ chức thi đua giữa các nhân viên với nhau nhằm tạo động lực để họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dịch vụ logistics là một dịch vụ đầy tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cho cảng vì thế cảng nên đào tạo nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực này để khai thác tốt lĩnh vực còn mới ở Việt Nam.

Cảng nên ứng dụng công nghệ trong quản lý quy trình khai thác cảng như trang thiết bị máy tính, phần mềm quản lý cont xuất nhập... do hiện nay các quy trình còn thực hiện thủ công nên chưa mang lại hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cảng Cái Cui, Ban kinh doanh – Khai thác, 2013. Bảng báo cáo sản lượng (năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014).

2. Cảng Cái Cui, Ban tài chính – Kế toán, 2013. Bảng báo cáo kết quả hoạt hoạt kinh doanh (năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014).

3. Cảng Cần Thơ <http://www.canthoport.com.vn> [Ngày truy cập: 18 tháng 8 năm 2014].

4. Cổng thông tin Bộ tư pháp, 2005. Bộ luật Hàng hải Việt Nam. <

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemI D=18150#Dieu_59 > [Ngày truy cập: 3 tháng 9 năm 2014].

5. Hiệp hội cảng biển Việt Nam <http://www.vpa.org.vn/indexvn.jsp> [Ngày truy cập: 18 tháng 8 năm 2014].

6. Lê Ngọc Diễm, 2012. Phân tích tình hình nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Cảng Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Bách Khoa và Nguyễn Hoàng Long, 2005. Marketing thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

8. Nguyễn Thị Mơ, 2005. Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị.

9. Tổ chức thương mại thế giới WTO, 1995. Tài liệu ký hiệu MTN.GNS/W/120. < www.wto.org/english/tratop_e/.../mtn_gns_w_120_e.doc > [Ngày truy cập: 3 tháng 9 năm 2014].

10. Tổng công ty hàng hải Việt Nam <http://www.vinalines.com.vn> [Ngày truy cập: 18 tháng 8 năm 2014]

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cung cấp các dịch vụ của cảng cái cui trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 54)