Tính đến thời điểm này, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 chỉ còn không quá hai tháng nữa là có hiệu lực thi hành. Cùng với những thay đổi khác, nguyên tắc một quốc tịch mới sẽ được áp dụng vào thực tiễn xã hội Việt Nam.
Để Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được thi hành có hiệu quả và thực sự đi vào cuộc sống, cần phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tuyên truyền, phổ biến Luật quốc tịch; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; chỉ đạo việc giải quyết nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực; chỉ đạo đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam cho những công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; xây dựng phần mềm quản lí quốc tịch;
kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quốc tịch; kiểm tra việc thực hiện và sơ kết hai năm thực hiện Luật quốc tịch năm 2008. Cụ thể từng giải pháp chúng ta phải tiến hành một cách thận trọng và hết sức kĩ lưỡng.
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch 2008.Để triển khai thực hiện Luật quốc tịch năm 2008, Bộ Tư pháp dự kiến xây dựng 01 Nghị định, 02 thông tư liên tịch và 01 Quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp, cụ thể là nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch năm 2008. Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước,Văn phòng Chính phủ, Bộ ngoại giao, Bộ công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập nghị định để xây dựng dự thảo nghị định trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2009; Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao và Bộ công an hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ ngoại giao và Bộ công an thành lập tổ biên tập soạn thảo thông tư. Dự kiến trong tháng 5 sẽ hoàn thiện và trình lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao và Bộ công an kí ban hành Thông tư liên tịch; Thông tư liên tịch của Bộ tài chính, Bộ tư pháp và Bộ ngoại giao hướng dẫn mức thu nộp, quản lí và sử dụng lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch. Bộ tài chính
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 82 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao thành lập tổ biên tập xây dựng dự thảo thông tư để trình lãnh đạo Bộ tài chính, Bộ Tư pháp và Bộ ngoại giao kí ban hành thông tư liên tịch.
Việc ban hành các văn bản trên phải dựa trên cơ sở rà soát Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao; Thông tư số 134/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính, 3 Bộ sẽ thống nhất mức thu mới đối với các việc về quốc tịch cho phù hợp với điều kiện và tình hình hiện nay, đồng thời thống nhất quy định việc quản lí, sử dụng lệ phí quốc tịch ở trong nước và ngoài nước.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam. Theo đó, Vụ hành chính tư pháp (Bộ tư pháp) phối hợp với Cục lãnh sự, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ ngoại giao); Cục A-18 (Bộ công an) rà sóat, thíet kế, xây dựng các loại mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam cho phù hợp với quy định của Luật quốc tịch năm 2008. Các mẫu giấy tờ về quốc tịch gồm 5 nhóm như: Mẫu giấy tờ về nhập quốc tịch; Mẫu giấy tờ về thôi quốc tịch; Mẫu giấy tờ về trở lại quốc tịch; Mẫu giấy tờ về đăng kí giữ quốc tịch; Mẫu giấy tờ về thống kê quốc tịch.
Công tác tuyên truyền phổ biến Luật quốc tịch 2008. Nhanh chóng triển khai tuyên truyền phổ biến Luật quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Mở chuyên mục giới thiệu Luật quốc tịch và thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Chỉnh giáo trình Luật quốc tế đang được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong trường Đại học Luật Hà Nội cho phù hợp với Luật quốc tịch Năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phải được nhanh chóng triển khai. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên viên làm công tác quốc tịch ở trong nước và cán bộ làm công tác quốc tịch tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung của công tác tập huấn là giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành; kĩ năng nghiệp vụ giải quyết yêu cầu về nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/07/2009 (đối với cán bộ làm công tác quốc tịch ở trong nước) và kĩ năng, nghiệp vụ giải quyết yêu cầu về đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài (đối với cán bộ làm công tác quốc tịch ở nước ngoài).
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 83 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
Xây dựng sổ tay nghiệp vụ về công tác quốc tịch dung cho các cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lí, giải quyết các vấn đề về quốc tịch ở trong nước và nước ngoài.
Công tác chỉ đạo giải quyết nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực. Sau khi có Nghị quyết của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch 2008, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ công an xây dựng chương trình chi tiết và chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát, lập hồ sơ theo quy định của Nghị định để giải quyết nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực (Dự kiến sẽ thực hiện trong ba năm, bắt đầu từ quý III của năm 2009 đến hết quý II năm 2012).
Công tác đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam cho những công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sau khi có Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch 2008, Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ công an xây dựng chương trình chi tiết chỉ đạo việc đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam cho những người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/07/2009 (thực hiện từ 01/07/2009 đến hết ngày 30/06/1014).
Xây dựng phần mềm quản lí quốc tịch. Cục công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) chủ trì, phối hợp với Vụ hành chính tư pháp, Vụ kế hoạch- Tài chính, Văn phòng Bộ xây dựng phần mềm quản lí quốc tịch, bao gồm các nghiệp vụ quản lí xin nhập quốc tịch Việt Nam; quản lí tước quốc tịch Việt Nam; đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam.
Tổ chức bộ máy làm công tác quốc tịch. Vụ hành chính tư pháp tổ chức cán bộ tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy của Vụ hành chính tư pháp, đề xuất chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các phòng chuyên môn trong đó có phòng quốc tịch. Tại các sở tư pháp và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bố trí đủ cán bộ làm công tác quốc tịch.
Kiểm tra việc thực hiện và sơ kết hai năm thực hiện Luật quốc tịch năm 2008. Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ ngoại giao, Bộ công an, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tiến hành kiểm tra việc thực hiện và sơ kết hai năm thực hiện Luật quốc tịch 200825.
25
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 84 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
Với sự chuẩn bị trên chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng sẽ đón nhận được những hệ quả tốt đẹp từ sự tác động của văn bản Luật quốc tịch 2008 vào các quan hệ quốc tịch Việt Nam. Riêng về “nguyên tắc một quốc tịch” chúng ta cũng cần xây dựng một tư duy mới trong cái nhìn của quần chúng đối với quy phạm pháp luật mới được ban hành.
Cũng như Luật quốc tịch 2008, “nguyên tắc môt quốc tịch”, mặc dù là một quy định chứa bên trong văn bản Luật quốc tịch 2008, thế nhưng nó cũng cần có một chuẩn bị chu đáo khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Như đã phân tích, “nguyên tắc một quốc tịch” có một vai trò không nhỏ thúc đẩy quan hệ xã hội về quốc tịch Việt Nam phát triển. Điều 4 Luật quốc tịch năm 2008 quy định cụ thể: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Chính những “quy định khác” đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải có những bước chuẩn bị thật kĩ lưỡng trước khi đưa “nguyên tắc một quốc tịch” của Luật quốc tịch 2008 vào thực tiễn áp dụng.
Như đã biết nguyên nhân của việc thay đổi Luật quốc tịch nói chung cũng như việc thay đổi và chấp nhận một số ngoại lệ cho phép công dân Việt Nam có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài là đáp ứng nguyện vọng của đông đảo kiều bào ở nước ngoài. Lợi ích của công dân Việt Nam luôn được xem là nguyên nhân chủ yếu của chủ trương, chính sách và hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kì. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng không nằm ngoài mục đích đó. Vì thế bất cứ một quy phạm pháp luật nào cũng phải được sự “chấp nhận tối thiểu”của công dân.
Ở đây người viết muốn nói đến nguyện vọng của người dân. Người dân mà người viết nói đến, không phải là tầng lớp, một giai cấp, một bộ phận hay một nhóm người đặt biệt nào đó mà toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt bởi bất kì một tiêu chuẩn nào cả. Vì quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung của toàn thể xã hội (do Nhà nước ban hành), nó được áp dụng với bất cứ cá nhân nào là công dân Việt Nam (có thể áp dụng với người nước ngoài…). Do đó, việc sửa đổi nguyên tắc một quốc tịch tại Điều 4 Luật quốc tịch năm 2008 cần được sự ưng thuận của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Việc thay đổi trên là hoàn toàn với mục đích tốt, và ở một khía cạnh nào đó, nó cũng hoàn toàn đúng. Thế nhưng, nó đã thật sự đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân hay không. Chúng ta chưa hề có một phép thử nào để đảm bảo “sự ưng thuận” của người dân, đối với ngoại lệ của nguyên tắc một quốc tịch ở Điều 4 Luật quốc tịch 2008, là ở hệ số có thể chấp nhận được. Đúng là những
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 85 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
ngoại lệ này đã đáp ứng được nguyện vọng của đa số kiều bào ở nước ngoài nhưng so với tổng thể công dân Việt Nam thì nó còn là một ẩn số. Vì hiện nay, kiều bào ở nước ngoài là khoảng hơn 3,6 triệu người còn công dân sống trên lãnh thổ Việt Nam là hơn 82 triệu người. Con số này chênh lệch khá lớn. Nguyên vọng của kiều bào ở nước ngoài thật sự cần phải được quan tâm. Và đương nhiên tâm tư, tình cảm của nhân dân cả nước cũng không thể nào sao lãng được.
Các Bộ, Ngành liên quan kiến nghị sửa đổi Luật quốc tịch, Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước kí lệnh công bố Luật quốc tịch mới, Nhà nước triển khai các bước chuẩn bị áp dụng Luật quốc tịch năm 2008. Trong toàn thể quy trình này không hề có sự xuất hiện vai trò của quần chúng mà chúng ta chỉ toàn nghe “để đáp ứng nguyện vọng của đa số kiều bào” sống xa đất nước. Vâng! Điều đó đúng. Nhưng nó chỉ đúng với tỷ lệ 3,6/82. Tỷ lệ này nói lên rằng kết quả mà chúng ta nhìn thấy (việc thay đổi nguyên tắc quốc tịch) là chưa đáng tin cậy (nếu xét theo phương pháp biểu quyết). Ở đây người viết chỉ muốn trình bày sự chưa hoàn chỉnh của vấn đề. Bởi vì đây là chuyện “đã rồi”.
Luật quốc tịch được xem là văn bản luật gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhất. Nó là căn cứ đầu tiên để xác lập quyền và nghĩa vụ của công dân. Thế nên nguyện vọng của người dân phải được xem là điều kiện tiên quyết cho quá trình áp dụng nó vào thực tiễn. Bên cạnh đó, lợi ích của quốc gia phải được đặt lên hàng đầu. Vì chỉ khi nào lợi ích của quốc gia được giữ vững thì lợi ích của công dân mới được đảm bảo một cách chắc chắn (Lợi ích của công dân phải do quốc gia của công dân đó mang quốc tịch đảm bảo thực hiện). Và như thế, khi xem xét trường hợp đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải cân nhắc so sánh và phải đảm bảo được cả hai lợi ích của công dân (muốn trở lại quốc tịch Việt Nam) và của quốc gia (Nhà nước Việt Nam).
Theo quy định thì người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài nhưng trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép thì có thể giữ quốc tịch nước ngoài. Quy định này còn thiếu. Vì những người xin trở lại quốc tịch Việt Nam trong trường hợp được quy định tại Khoản 5 Điều 23 này là những người đã không còn quốc tịch Việt Nam vì nhiều lí do khác nhau. Họ hoặc tự nguyên xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam do có những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam nghiêm trọng. Việc cho phép họ được trở lại quốc tịch Việt Nam nên đòi hỏi phải có từ hai điều kiện trở lên. Một là, người này “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam” và hai là phải “có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 86 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
Việt Nam”. Hoặc là, người này “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam” và sự trở lại quốc tịch Việt Nam của họ phải “có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông bà ta có câu “đánh người chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Dù thế, đối với những người muốn trở lại quốc tịch Việt Nam, chúng ta cũng cần phải đảm bảo rằng đây thật sự là nguyên vọng của họ và họ phải chứng minh điều đó bằng cách góp tay chung sức xây dựng quê hương. Và việc làm đó phải đòi hỏi là những biểu hiện cụ thể chứ không thể là những lời nói suông. Đây cũng là cách để bảo đảm công bằng với những trường hợp phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam và những công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam.
Sau khi đã đáp ứng được một trong hai trường hợp trên thì mới được Chủ tịch nước cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam.Và người xin trở lại quốc tịch ViệtNam này, trong thời gian mất quốc tịch Việt Nam phải chưa từng có hành vi nào làm phương hại đến lợi ích và cũng như nền độc lập của Việt Nam thì mới được xem xét đơn.
Trường hợp người nước ngoài có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì họ cũng có thể không cần xin thôi quốc tịch gốc. Nếu ngoài các điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam, họ còn đáp ứng một trong các điều kiện sau họ là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam hoặc họ có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cho Tổ quốc Việt Nam hoặc việc nhập