Từ những ưu điểm và hạn chế trong áp dụng nguyên tắc một quốc tịch đã tạo ra tiền đề cho việc thay đổi nguyên tắc này theo hướng phù hợp hơn. Và đó cũng là một bước hợp thức hóa thực trạng xã hội thành những quy phạm pháp luật. Lợi ích của việc công nhận công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài là những điểm dễ thấy nhất.
Trước hết là tăng sức cạnh tranh cho người lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới. Vì đối với người Việt Nam ở trong nước, việc cho phép vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài mở ra cho họ cơ hội tốt hơn để hội nhập thị trường lao động quốc tế, tăng sức cạnh tranh của người lao
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 76 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
động Việt Nam có trình độ cao. Nó loại bỏ hoàn toàn các chi phí xuất nhập cảnh, thủ tục xin giấy phép lao động, các hạn chế nhằm ưu tiên lao động trong nước tại các thi trường lao động nước ngoài. Đồng thời mở ra khả năng tăng mạnh số học sinh đi du học nước ngoài, vì thủ tục dành cho thân nhân là công dân nước sở tại (nước ngoài) được đơn giản hóa rất nhiều.
Tuy nhiên, việc cho phép công dân Việt Nam mang nhiều quốc tịch cũng chỉ có ý nghĩa đối với những nước chấp nhận đa quốc tịch. Vì như vậy, Việt Nam đã gián tiếp chấp nhận nguyên tắc điều chỉnh theo thông lệ quốc tế về đa quốc tịch. Đối với người Việt Nam sống ở nước ngoài, việc công nhận hay cho phép họ vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam sẽ mang lại một số thuận lợi trước mắt là được xuất nhập cảnh Việt Nam, mua và sở hữu bất động sản như người trong nước…họ sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân Việt Nam tại Việt Nam. Chẳng hạn sẽ phải nhập ngũ nếu đến tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh đó việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam, tất nhiên là phải được luật pháp của nước đó cho phép, sẽ rất thuận lợi cho các công dân này. Việc cho phép họ giữ quốc tịch Việt Nam, tức pháp luật vẫn coi họ là công dân Việt Nam nên họ có đầy đủ các quyền mà Hiến pháp quy định. Có quốc tịch Việt Nam sẽ giúp các Việt kiều thuận tiện hơn trong việc làm thủ tục đầu tư tại Việt Nam, quy trình xin phép đầu tư đơn giản hơn. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có quyền quan trọng là quyền sở
hữu tài sản tại Việt Nam, nhất là sở hữu nhà ở. Khi đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể mua nhà như các công dân trong nước, không bị hạn chế theo một số điều kiện của Luật nhà ở như được sở hữu một nhà ở, phải cư trú thời hạn 6 tháng, vấn đề đi lại giữa hai nước của Việt kiều cũng dễ dàng hơn vì không phải xin visa.
Về nguyên tắc khi được giữ quốc tịch Việt Nam, công dân có đầy đủ các quyền theo Hiến pháp quy định tự do cư trú, bầu cử, ứng cử…Tuy nhiên, có thể có nhiều công dân định cư ở nước ngoài khó thực hiện được do đó Quốc hội có thể đưa ra một số điều kiện khác chẳng hạn như cư trú tại Việt Nam trên 6 tháng mới thực hiện quyền bầu cử, ứng cử…
Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, khi công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài, đã được vợ hoặc chồng bảo lãnh cho nhập quốc tịch của quốc gia đó thì sẽ không còn được mang quốc tịch Việt Nam. Chính vì vậy mới có tình trạng nhiều người Việt Nam hay nguồn gốc Việt Nam sau khi kết hôn, nhập quốc tịch nước ngoài nhưng cùng gia đình trở về quê hương để sinh sống đầu tư
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 77 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
làm ăn bị coi là người nước ngoài, thực hiện theo quy định đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Dĩ nhiên khi trở thành người nước ngoài, công dân đó sẽ bị hạn chế nhiều quyền lợi so với công dân Việt Nam.
Như thế khi chúng ta chấp nhận công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài sẽ giảm bớt rất nhiều thủ tục cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc gìn giữ mối quan hệ với quê hương, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài…
Trước khi chúng ta thừa nhận ngoại lệ của nguyên tắc quốc tịch (trước ngày 01/07/2009), tức theo quy định của Luật quốc tịch 1998, Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, không chấp nhận bất cứ trường hợp ngoại lệ nào cho phép công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Nhưng trên thực tế vẫn có công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, như đã phân tích ở trên do thiếu cơ chế đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch nên thực trạng này thể hiện rất rõ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Và như thế đã xảy rất nhiều tình huống dở khóc dở cười đối với mối quan hệ giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với Nhà nước Việt Nam.
Thực tế cho thấy có một số quốc gia theo chế độ song tịch, đa tịch như Pháp, Thụy Sĩ nhất là Hoa Kì, nơi có khá đông Việt kiều sinh sống. Các nước này không buộc người muốn nhập tịch phải làm thủ tục từ bỏ quốc tịch cũ. Chính vì vậy, chuyện một người có hai ba quốc tịch là chuyện bình thường.
Do đó xảy ra trường hợp tréo ngoe đối với công dân Việt Nam như anh H.Anh H định cư tại Hoa Kì theo diện đoàn tụ gia đình. Vừa sang anh được cấp thẻ thường trú nhân, sau năm năm thì thi đậu quốc tịch, và được cấp hộ chiếu. Trong khi đó hộ chiếu Việt Nam của anh vẫn còn, hộ chiếu của anh có giá trị năm năm, sang Mỹ anh lại đến Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco gia hạn thêm một lần được ba năm nữa, thế là anh có hai hộ chiếu, cả hai đều còn giá trị sử dụng, và mặc nhiên anh là công dân của cả hai nước.
Khi anh H về Việt Nam mở công ty với gia đình bên vợ, đến cơ quan đăng kí kinh doanh, anh xuất trình hộ chiếu Việt Nam để được áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về khuyến khích đầu tư đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhưng bà trưởng phòng đăng kí kinh doanh cứ một mực từ chối cấp diện này, lí do là không có chuyện anh đã nhập quốc tịch Mỹ rồi mà vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Bà còn hung hồn tuyên bố anh mà đưa hộ chiếu Việt Nam ra thì thế nào cũng bị tịch thu, vì Việt Nam đâu có chấp nhận hai quốc tịch.
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 78 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
Thế nhưng khi anh H đến Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài xin cấp giấy chứng nhận người có gốc Việt Nam để bổ sung hồ sơ thì những người ở đây lại giải thích anh có hộ chiếu Việt Nam mà còn xác nhận “có gốc” làm gì nữa. Rõ là giải thích kiểu nào nghe cũng xuôi tai, nhưng cuối cùng anh H cũng phải xin bằng được giấy xác nhận “có gốc” kia để bổ sung vào hồ sơ mới được nhận giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Với những Việt kiều thế hệ lớn tuổi như đã nói ở trên, gặp rắc rối khi họ cần giải quyết về thừa kế theo Nghị quyết số 1037. Nghị định này quy định với trường hợp thừa kế nhà được mở trước ngày 01/07/1991 mà người thừa kế đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam thì được xác lập quyền sở hữu nhà đối với phần thừa kế đó. Do đó, nếu chứng minh được mình còn quốc tịch Việt Nam, họ mới được xác lập quyền sở hữu.
Một số văn bản dưới luật vẫn cho phép Việt kiều được xác nhận, làm hộ chiếu Việt Nam nhưng một số Việt kiều cho biết do thủ tục quá nhiêu khê nên họ nản chí quyết định bỏ lửng …quốc tịch của mình23.
Khi Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành (từ sau ngày 01/07/2009), Nhà nước Việt Nam chấp nhận bốn ngoại lệ mà công dân Việt Nam có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Đó là được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam (Khoản 3 Điều 19), được trở lại quốc tịch Việt Nam (Khoản 5 Điều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37), và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam (Khoản 2 Điều 13).
Với bốn ngoại lệ này, Nhà nước sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như bảo hộ công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài định cư ở nước ngoài, đảm bảo cho các công dân này hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình với Nhà nước Việt Nam…Đây là không phải vấn đề mà nước ta phải đợi đến ngày 01/07/2009 mới gặp. Nhà nước Việt Nam đã phải đối mặt với vấn đề này từ rất lâu nhưng vẫn chưa có cách giải quyết hoàn hảo. Và thế là các cơ quan có thẩm quyền hoặc là né tránh hoặc bó tay khi phải giải quyết các vụ việc có liên quan.
Từ trước đến nay (đến trước ngày Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực thi hành), chúng ta chỉ thừa nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch nhằm đảm bảo thực hiện công tác quản lí quốc tịch, bảo vệ quyền lợi cho đất nước (xác định công dân của mình)…Thế nhưng trên thực tế thì không thể nào tránh được tình
23
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 79 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Vì thế việc Luật quốc tịch 2008 quy định một số trường hợp công dân Việt Nam có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài là một bước hợp thức hóa, đưa một số quan hệ xã hội vào quy định của pháp luật.
Việc cho phép ngoại lệ đa quốc tịch là nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và tình cảm đối với Tổ quốc của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hiện nay, việc xác định rõ ràng về tình trạng quốc tịch của khoảng 3,6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài (ai đang còn mang quốc tịch Việt Nam, ai muốn giữ quốc tịch Việt Nam và ai không muốn giữ quốc tịch Việt Nam) đang gặp nhiều khó khăn.
Về nguyên tắc, mọi công dân của nước ta đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt bởi bất kì một lí do nào. Tuy nhiên, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài do hoàn cảnh sống xa đất nước không thuận lợi để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân bằng ở trong nước. Vì thế chúng ta cần có những quy định rõ ràng chi tiết hơn để đảm bảo quyền lợi công dân khi Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực thi hành, thông qua các văn bản hướng dẫn thi hành.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước sở tại thì việc quản lí thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân Việt Nam của họ như nghĩa vụ quân sự, lao động công ích, thuế, bầu cử…là vấn đề cần được quan tâm. Hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài đều muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Những người Việt kiều này có nhiều nỗi niềm day dứt về quốc tịch. Họ là những người Việt rời quê vì những lí do “nhạy cảm”, tính đến nay đã hơn 30 năm, giấy tờ mất hết nói chi là quốc tịch. Họ vừa muốn vẫn được coi là công dân Việt Nam, vừa lo không biết có bị khơi lại chuyện quá khứ nếu mình vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Như trường hợp của anh Tâm Nguyễn sống ở thị trấn Irving (bang Texas), anh tâm sự rằng: “Tôi về Việt Nam lấy vợ, sinh con cũng với mục đích cho con mình có nguồn gốc quốc tịch Việt Nam nhưng đồng thời hưởng quyền lợi trở thành công dân Mỹ theo quốc tịch của tôi.”. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1,7 triệu người Việt đang sinh sống tại Mỹ. Trong số này gần 50% đã nhập quốc tịch và chừng 30% thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra tại Mỹ. Như vậy, tổng cộng số người Việt mang quốc tịch Mỹ lên đến 80%. Đây cũng là cộng đồng có tỷ lệ quốc tịch Mỹ cao nhất trong các sắc dân trên toàn nước Mỹ.
Đối với người Việt, việc được nhập quốc tịch Mỹ là cần thiết để được bảo vệ về mặt pháp lí, thụ hưởng trợ cấp xã hội hoặc bảo lãnh thân nhân tiếp tục sang Mỹ sinh sống. Dù vậy, hầu hết người Việt nhập quốc tịch Mỹ đều vẫn còn giữ
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 80 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
quốc tịch Việt Nam. Đó là tình cảm gắn bó với quê hương, là tinh thần dân tộc. Họ nghĩ người Việt sinh ra ở Việt Nam tất nhiên phải mang quốc tịch Việt Nam cho dù vì lí do nào đó, hiện nay họ phải mang quốc tịch của một nước khác. Họ cũng muốn, với quốc tịch gốc Việt Nam, kiều bào sẽ được hưởng quyền lợi như công dân trong nước24.
Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước làm ăn sinh sống gặp những vướng mắc nhất định do một số người đội lốt Việt kiều yêu nước có hành động gây mất an ninh, trật tự. Đây là điều khiến cho các cơ quan chức năng của Việt Nam phải đau đầu.
Mặc dù tình hình nước ta đã ổn định, thế nhưng lực lượng phản động vẫn còn âm thầm hoạt động với nhiều hình thức khác nhau dưới sự hậu thuẫn của các nước có tư tưởng chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc hòa nhập, hợp tác là một xu thế chung của toàn thế giới, nước ta cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo phát triển đó được. Hội nhập là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn với nước ta. Nó không chỉ có tác động đến một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội của Việt Nam mà mọi lĩnh vực đều chịu tác động nhất định bởi tiến trình hội nhập vào kinh tế, văn hóa chung của thế giới. Ở đây người viết chỉ đề cập đến một mảng nhỏ đó là vấn đề quản lí quốc tịch Việt Nam. Chúng ta thừa nhận ngoại lệ của nguyên tắc quốc tịch, thì khi giải quyết trường hợp người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam có thể giữ quốc tịch cũ là chúng ta đã đồng thời phải gánh lây một nguy cơ. Nếu người này xin nhập quốc tịch Việt Nam với mục đích là âm mưu lập đổ chính quyền ở Việt Nam, khi sự việc xảy ra thì Nhà nước Việt Nam lại phải đương đầu với sự can thiệp của quốc gia mà người này mang quốc tịch với lí do quốc gia này “bảo hộ” công dân của họ trên đất nước Việt Nam.Vậy Việt Nam vừa phải giải quyết vấn đề về chính trị vừa phải đối mặt với lĩnh vực ngoại giao. Đây là vấn đề chúng ta đã từng gặp trong quá khứ và giờ đây nó vẫn là mối đe dọa trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngày nay điều kiện kinh tế, địa vị chính trị, uy tín và vị thế của Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trên trường quốc tế. Chúng ta đã và đang có đủ khả năng để đảm bảo cho công dân Việt Nam thụ hưởng quyền lợi tốt hơn. Và đó là một trong những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Quyền lợi của hơn 82 triệu người Việt sống trên quê hương luôn được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam thì không có lí do gì chúng ta lại bỏ xót quyền lợi của hơn 3,6 kiều bào đang sống ở nước ngoài. Họ là những người Việt xa quê nhưng luôn muốn được đóng
24
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 81 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
góp công sức xây dựng Tổ quốc. Việc cho họ có cơ hội giữ quốc tịch Việt Nam là đồng nghĩa với việc chúng ta cho họ góp sức chung tay xây dựng đất nước.
Vấn đề trên không còn chỉ là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nữa mà nó đã được luật hóa và sắp đi vào thực tiễn của đời sống của cộng