2.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Trong giai đoạn này cùng với sự phát triển của kinh tế, hệ thống pháp luật nước ta đã được hình thành và phát triển tương đối đồng bộ, đã tạo dựng được khung pháp luật phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 41 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
xã hội chủ nghĩa, từng bước thay thế cho hệ thống pháp luật được sinh ra trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh hành chính trước đây, đồng thời tạo cơ sở pháp lí cho việc đổi mới toàn diện đất nước. Những nét nổi bật có thể nhận thấy là:
Thứ nhất, pháp luật đã tạo hành lang pháp lí cho việc pháp triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xác định chế độ và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lí của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, khuyến khích và bảo đảm đầu tư; giảm dần sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại; xóa bỏ chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương.
Thứ hai, pháp luật đã tạo được cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.
Thứ ba, pháp luật đã tạo được cơ sở pháp lí cho việc mở rộng dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhân dân đã thể hiện sự quan tâm và tham gia ngày càng tích cực vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.
Thứ tư, pháp luật đã tạo cơ sở pháp lí cho việc từng bước thực hiện công bằng xã hội, phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc và du lịch.
Thứ năm, pháp luật đã tạo cơ sở pháp lí cho việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, từng bước phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Nhà nước, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, chức năng của các tổ chức phi nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp để Nhà nước tập trung thực hiện chức năng quản lí vĩ mô, phát huy quyền tự chủ của các tổ chức và doanh nghiệp.
Thứ sáu, điều ước quốc tế đang dần dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật, góp phần để Việt Nam chủ động thực hiện quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trong những năm đổi mới, Việt Nam đã kí hơn một nghìn điều ước quốc tế song phương và là thành viên của hơn 180 điều ước quốc tế đa phương, ngoài ra Việt Nam còn là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới.
Kĩ thuật lập pháp đã có nhiều cải tiến và đã mang lại kết quả rõ nét. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trở thành một trong những mặt hoạt động quan trọng không chỉ của Quốc hội, Chính phủ mà còn của nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức, thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều giới, kể cả người nước ngoài. Việc đề ra chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có nhiều cải tiến nhằm phát huy dân chủ, phát hiện và đề xuất các vấn đề cần thiết cho việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật. Quốc hội, Chính phủ, các
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 42 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
ngành và các cấp đều chú trọng công tác lập chương trình, kế hoạch lập pháp, lập quy. Vấn đề phân tích chính sách, khảo sát tổng kết thực tiễn để làm cơ sở cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được chú trọng hơn. Hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được triển khai trên quy mô rộng và trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; hoạt động pháp điển hóa hệ thống pháp luật được chú trọng. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ pháp lí và tăng cường cán bộ cho các cơ quan xây dựng văn bản pháp luật cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kĩ thuật xây dựng văn bản pháp luật12.
Với những thuận lợi đó, Luật quốc tịch Việt Nam 1998 ra đời đã phát huy được vai trò và hiệu quả thiết thực điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến vấn đề quốc tịch Việt Nam.
2.2.2 Bố cục và nội dung của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998
Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Việt Nam khoá 10, kì họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 thay thế cho luật quốc tịch năm 1988. Luật gồm 6 chương 42 điều quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến quốc tịch Việt Nam.
Chương 1 vẫn là những quy định chung từ Điều 1 đến Điều 13 quy định những vấn đề cơ bản nhất về quốc tịch như quyền đối với quốc tịch, nguyên tắc một quốc tịch, quan hệ giữa Nhà nước với công dân, bảo hộ đối với người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, quản lí Nhà nước về quốc tịch…Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những quy định ở phần này đã rộng hơn, chi tiết hơn so với quy định của luật quốc tịch 1988.
Điểm mới dễ thấy nhất trong luật quốc tịch 1998 là Điều 2 giải thích các từ ngữ được sử dụng trong luật này. Theo đó 8 khái niệm trong luật quốc tịch đã được hiểu là Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. Người Việt Nam ở nướcngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
12
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 43 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó. Tước quốc tịch là việc công dân bị mất quốc tịch theo quyết định có tính chất chế tài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với những khái niệm này đã giúp cho những người tiếp cận luật có được phương hướng nhận định cụ thể, tạo điều kiện để các quy định khác có tính khả thi. Thế nhưng, trong đó lại chứa đựng ba từ ngữ gây nhằm lẫn đối với cách hiểu của người đọc. Ba từ đó là cư trú, thường trú và tạm trú. Theo khái niệm tại Khoản 5 Điều 2 chúng ta có thể tạm hiểu cư trú là hành vi thường trú hoặc tạm trú của một cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, cư trú theo cách hiểu này là bao gồm cả thường trú và tạm trú. Thế nhưng đến Khoản 6 Điều 2 lại có cách định nghĩa khác là thường trú được hiểu là hành vi cư trú. Đến đây các khái niệm dường như quay lại từ đầu.
Mặt khác trong chương này đã có một quy định mới rất cần thiết so với Luật 1988 là căn cứ để chứng minh người có quốc tịch Việt Nam là các giấy tờ sau giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; giấy chứnh minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam; giấy khai sinh của đương sự kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ, nếu không có các giấy tờ nêu trên.
Quy định này chẳng những giúp cho các đương sự thuận tiện hơn trong các giao dịch của mình mà còn góp phần vào việc quản lí nhà nước về quốc tịch.
Theo tinh thần của luật, Nhà nước ta cũng khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong luật này. Và quy định về việc thay đổi quốc tịch của vợ hoặc chồng thì luật quy định việc vợ
hoặc chồng nhập hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia. Đây là những quy định phù hợp với các nguyên tắc chung của luật quốc tế nhằm hạn chế tình trạng một cá nhân cùng một lúc có hai quốc tịch hoặc không có quốc tịch nào.
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 44 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
Và một điều không hề thay đổi so với Luật quốc tịch 1988 là việc quy định nguyên tắc một quốc tịch. Tại Điều 3 Luật quốc tịch 1998 một lần nữa khẳng định: “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Đối chiếu với Luật quốc tịch 1988 thì nội dung của nguyên tắc một quốc tịch chỉ khác là thiếu đi một chữ duy nhất là “chỉ” công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Những ưu điểm và hạn chế của nó cũng đã được thực tiễn áp dụng chứng minh trong suốt 9 năm luật quốc tịch 1998 có hiệu lực thi hành.
Xét về nội dung lẫn hình thức thì ở chương này Luật quốc tịch 1998 đã có sự tiến bộ hơn hẳn so với luật quốc tịch 1988. Nó quy định nhiều vấn đề hơn, cụ thể hơn và cũng hợp lí hơn.
Kế đến là chương 2 quy định về các điều kiện có quốc tịch Việt Nam từ Điều 14 đến Điều 22. Nếu như Luật quốc tịch 1988 quy định điều kiện để công dân nước ngoài và người không quốc tịch được vào quốc tịch Việt Nam chỉ có 3 điều kiện thì luật quốc tịch 1998 đã có thêm hai tiêu chí nữa đó là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam và có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Các điều kiện còn lại cũng được Luật quốc tịch 1998 quy định rõ ràng, cụ thể hơn như tại điểm a khoản 1 Điều 20 quy định có năng lực dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; tiếp đến điểm c của Điều này quy định phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam.
Còn về quy định trở lại quốc tịch Việt Nam thì Luật quốc tịch 1998 cũng quy định thêm vào hai tiêu chí nữa, đó là xin hồi hương về Việt Nam và việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như thế Luật quốc tịch 1998 đã mở rộng khả năng trở lại quốc tịch Việt Nam của người Việt Nam. Đây là một trong những chính sách thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta.
Về việc xác định quốc tịch cho trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì Luật quốc tịch 1998 cũng quy định đứa trẻ này có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ đứa trẻ có sự thoả thuận bằng văn bản về việc cho con mình hưởng quốc tịch Việt Nam. Sự thoả thuận bằng văn bản là một yêu cầu mới. Nó giúp cho các đương sự tránh được những rắc rối nếu có tranh chấp xảy ra sau này.
Việc xác định quốc tịch cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam cũng có quy định thêm một điểm mới đó là nếu tìm thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 45 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
quốc tịch nước ngoài thì đứa trẻ đó không còn quốc tịch Việt Nam. Nếu đứa trẻ này đã đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của bản thân họ về việc thay đổi quốc tịch. Quy định này nhằm tránh tình trạng hai quốc tịch của đứa trẻ.
Điều 22 của luật quốc tịch 1998 có quy định về việc cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam cho người có nhu cầu và chứng minh được rằng họ có quốc tịch Việt Nam. Điều luật này nhằm đáp ứng nguyện vọng của công dân Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến quốc tịch và đây cũng là yêu cầu thiết yếu trong đời sống chính trị của công dân hiện nay.
Mất quốc tịch được đề cập đến ở chương 3 từ Điều 23 đến Điều 27. Luật quốc tịch 1998 đã giảm bớt đi một trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam là đang làm nghĩa vụ quân sự mà thay vào quy định là cán bộ công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch Việt Nam. Khoản 2 Điều 24 quy định người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong các trường hợp là đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam. Quy định này đã được mở rộng so với Luật quốc tịch 1988, theo đó công dân Việt Nam sẽ không được thôi quốc tịch Việt Nam khi còn đang nợ thuế hay bất kì một nghĩa vu tài sản nào đối với Nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào trên lãnh thổ Việt Nam. Hay nói cách khác, công dân Việt Nam chỉ được thôi quốc tịch Việt Nam khi và chỉ khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ công dân của mình; Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này cũng được mở rộng hơn so với “Đang bị khởi tố về hình sự”; “Đang phải thi hành một bản án” đã được thay bằng “Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án Việt Nam”.
Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam đã được quy định cụ thể. Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ tư pháp quy định và kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau bản khai lí lịch theo mẫu do Bộ tư pháp quy định; Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài đối với người đang có quốc tịch nước ngoài; giấy xác nhận hoặc đảm bảo người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này; giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự đang cư trú cấp; đối với người trước đây là cán bộ công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hay giải ngũ chưa quá 5 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 46 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân
quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác định việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam; Phiếu xác nhận lí lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng