Nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịchViệt Nam năm 2008

Một phần của tài liệu nguyên tắc một quốc tịch những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 67 - 75)

Nguyên tắc một quốc tịch được quy định tại Điều 3 Luật quốc tịch năm 1998: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.Tuy nhiên, do thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện nguyên tắc này (cơ chế đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam khi đương sự chọn hoặc nhập quốc tịch nước ngoài) nên trên thực tế đã nảy sinh hệ quả là công dân Việt Nam định cư ở một số nước mà ở đó khi nhập quốc tịch pháp luật của nước sở tại không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam đã dẫn đến một số lượng khá đông người Việt Nam định cư ở nước ngoài rơi vào tình trạng vừa có quốc tịch nước sở tại, vừa có quốc tịch Việt Nam. Thêm vào đó, trong khi Việt Nam quy định nguyên tắc xác định quốc tịch theo huyết thống thì luật quốc tịch một số nước lại xác định quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh, sự xung đột pháp lí này cũng là lí do làm tăng thêm số người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch. Vì vậy, sự cứng nhắc của nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch 1998 đã làm cho các cơ quan Nhà nước Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lung túng, thậm chí bó tay khi giải quyết các vụ việc cụ thể có liên quan đến quốc tịch.

Hơn nữa, “nguyên tắc một quốc tịch” trong Luật quốc tịch 1998 thực sự chưa phản ánh đúng nguyện vọng của người Việt Nam định ở nước ngoài. Đại đa

20

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 68 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân

số kiều bào ta dù phải rời Tổ quốc do các hoàn cảnh khác nhau, nhưng vẫn có nguyện vọng thiết tha được gắn bó với quê hương nên không muốn mất quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước sở tại.

Từ những vấn đề đã nêu ở trên, yêu cầu bức xúc đặt ra là cần phải cân nhắc sửa đổi “nguyên tắc một quốc tịch” được quy định tại Điều 3 Luật quốc tịch 1998 cho phù hợp với tình hình thực tế hơn21. Kết quả là “nguyên tắc một quốc tịch” trong Luật quốc tịch 1998 đã được đổi thành “Nguyên tắc quốc tịch” trong Luật quốc tịch 2008. Cụm từ bổ sung thêm “trừ trường hợp Luật này có quy định khác”

(Điều 4 Luật quốc tịch 2008) đã mở ra hàng loạt các vấn đề mới liên quan đến quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc cho phép có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc cho mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, việc hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được Chủ tịch nước cho phép khi xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ quốc tịch cũ (Khoản 3 Điều 19), xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải từ bỏ quốc tịch hiện có (Khoản 5 Điều 23), trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37) và trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam (Khoản 2 Điều 13).

Luật quốc tịch 2008 cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng được áp dụng với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay có lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Trong trường hợp nếu không thuộc những diện trên thì công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn trở thành công dân Việt Nam phải có các điều kiện sau tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, biết tiếng Việt để có thể hòa nhập vào cộng đồng, thường trú từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch, có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật Việt Nam.

Luật cũng quy định, người mang quốc tịch Việt Nam có tên gọi Việt Nam. Người đã mất quốc tịch nay muốn xin trở lại thì phải làm đơn và thuộc một trong các diện sau xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

21

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 69 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân

Việc đăng kí giữ quốc tịch cũng được đề cập trong đạo luật này. Theo đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam tính đến trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Và trong 5 năm kể từ thời điểm trên, họ phải đến đăng kí với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam. Nếu không đăng kí thì sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Quy định chủ yếu được áp dụng với các trường hợp người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài trước đây. Còn từ ngày 01/7/2009, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng kí. Tuy nhiên, có thực tế rằng không phải nước nào cũng cho phép công dân nước họ mang hai quốc tịch22.

Như vậy, Luật quốc tịch Việt Nam 2008 xác định một cá nhân là công dân Việt Nam (cá nhân có quốc tịch Việt Nam ) căn cứ vào các quy định sau người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực (01/07/2009) và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch 2008. Những người đang có quốc tịch Việt Nam bao gồm: Những người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 cho đến trước ngày 15/07/1988; Những người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 1988 cho đến ngày 31/12/1998; Những người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 1998 cho đến ngày 01/07/2009.

Những người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008 bao gồm có quốc tịch Việt Nam do sinh ra. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam; trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, và sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam; có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận được bằng văn bản (cho con của họ có quốc tịch Việt Nam ) thì đứa trẻ có quốc tịch Việt Nam, nếu sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được (cho con của họ hưởng quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài) thì đứa trẻ có quốc tịch Việt Nam; trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam; và nếu không rõ cha là ai mà mẹ là người không quốc tịch và có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam;

22

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 70 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân

Được nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 19 của luật này; nếu những người này có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam hoặc họ công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc nhập quốc tịch của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chỉ cần họ có năng lực hành vi đầy đủ, tuân thủ Hiến pháp pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam sẽ được xét cho nhập quốc tịch Việt Nam. Điều đáng lưu ý là người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Được trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm người đã mất quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tịch Việt Nam; việc trở lại quốc tịch này có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện đầu tư tại Việt Nam; đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam; Khi cha mẹ được nhập quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng cha mẹ cũng được nhập quốc tịch Việt Nam; Trẻ em là công dân nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi; Ngoài ra, nếu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về việc có quy định một người có quốc tịch Việt Nam thì người đó có quốc tịch Việt Nam. Người được thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch, người không đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam, trẻ em dưới 15 tuổi tìm thấy cha mẹ là người nước ngoài, trẻ em cùng sinh sống với cha mẹ mà cha mẹ mất quốc tịch Việt Nam thì không còn quốc tịch Việt Nam nữa.

Như thế, những trường hợp nêu trên thì có quốc tịch Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Về nguyên tắc công dân Việt Nam cũng chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ 4 trường hợp ngoại lệ và phải được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam cho phép thì mới được đồng thời có quốc tịch nước ngoài.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 71 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân

Trường hợp thứ nhất, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép thì có thể đồng thời giữ quốc tịch cũ. (Khoản 3 Điều 19). Trường hợp này chỉ áp dụng khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam. Đây là quy định nhằm giúp cho những kiều bào có thể đoàn tụ với gia đình. Vì những lí do chính đáng mà họ không thể từ bỏ quốc tịch mà mình đang có để xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng họ lại có người thân đang là công dân Việt Nam. Và họ mong muốn đoàn tụ với gia đình. Họ là người đã có một sự gắn kết mật thiết với đất nước Việt Nam và mong muốn có quốc tịch Việt Nam để chung tay đóng góp xây dựng Tổ quốc tịch Việt Nam. Vì thế, đây là trường hợp đặc biệt cần được xem xét để được đồng thời có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài; Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tịch Việt Nam. Đây là một trong các hình thức “đền ơn đáp nghĩa” của Nhà nước Việt Nam đối với những cá nhân đã có đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tịch Việt Nam; Việc nhập quốc tịch của người này có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng được xem xét để đồng thời có hai quốc tịch.

Trường hợp thứ hai, người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài (Khoản 5 Điều 23). Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp như trên và được Chủ tịch nước cho phép thì có thể không cần thôi quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp thứ ba, quốc tịch của con nuôi chưa thành niên (Điều 37). Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nếu trong trường hợp này pháp luật của nước mà cha mẹ nuôi có quy định đứa trẻ đó phải nhập quốc tịch của cha mẹ nuôi thì đứa trẻ này sẽ mang hai quốc tịch, quốc tịch Việt Nam và quốc tịch của cha mẹ nuôi.

Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày cơ quan có thẩm của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi. Tương tự như trường hợp nêu trên, nếu pháp luật của nước mà con nuôi mang quốc tịch không quy định đứa trẻ sẽ mặc nhiên mất quốc tịch khi nhập quốc tịch nước khác thì đứa trẻ này sẽ có hai quốc tịch: quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài.

Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi. Đứa trẻ này có thể sẽ mang ba quốc tịch, quốc tịch Việt Nam, quốc tịch của nước mà đứa

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 72 SVTH: Nguyễn Hồng Ngân

trẻ là công dân, quốc tịch của nước mà cha nuôi hoặc mẹ nuôi mang quốc tịch. Nếu pháp luật của nước mà đứa trẻ là công dân và pháp luật của nước mà cha nuôi hoặc mẹ nuôi (người không phải là công dân Việt Nam) mang quốc tịch cũng có quy định tương tự như hai trường hợp trên, thì khả năng đứa trẻ mang ba quốc tịch là hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế khi Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành. Đây là một thực trạng mà chúng ta cần có cái nhìn thẳng thắn và đúng đắn nhất để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tinh thần pháp luật Việt Nam. Chúng ta đã chấp nhận công dân Việt Nam đồng thời có hai quốc tịch là trường hợp ngoại lệ của Luật quốc tịch Việt Nam thì chúng ta phải luôn trong tinh thần sẵn sàng ứng phó với những hệ quả phát sinh từ sự chấp nhận này. Vì bên cạnh những biểu hiện tích cực thì vẫn không thiếu những biểu hiển tiêu cực khi triển khai áp dụng ngoại lệ này. Chúng ta chấp nhận ngoại lệ này và đưa nó vào một trong những quy định của Luật quốc tịch Việt Nam vì những biểu hiện tích cực mà nó mang lại, những hiệu quả mà phát huy không nhỏ (thu hút đầu tư, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc…) nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta có thể phủ nhận hoặc lãng trách những biểu hiện tiêu cực, những hệ quả có thể dẫn đến những rắc rối trong thực tiễn giải quyết các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp thứ tư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn năm năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng kí với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam (Khoản 2 Điều 13). Đây là quy định mới đáp ứng nguyện vọng của đa số kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, là một trong những yêu cầu bức thiết nhất dẫn đến việc thay đổi nguyên tắc một quốc tịch cũng như việc sửa đổi một số quy định của Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành. Người Việt Nam vì rất nhiều hoàn cảnh khác nhau phải xa quê hương, ra nước ngoài làm ăn sinh sống và nhập quốc tịch nước sở tại để hòa nhập vào cộng đồng nơi cư trú thế nhưng họ dường như chẳng bao giờ quên mình là người Việt Nam. Lúc nào họ cũng mong muốn mình vẫn còn có thể quay về quê hương, về nơi đã sinh ra mình. Quê hương là cội nguồn, là nơi bắt đầu sự sống của mỗi con người và cũng là nơi mà người ta muốn trở về khi sắp kết thúc đường đời. Đó là tâm linh là tinh thần của mỗi tâm hồn người Việt Nam xa quê. Nắm bắt được nguyện vọng đó của đồng bào xa quê,

Một phần của tài liệu nguyên tắc một quốc tịch những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 67 - 75)