4.2.1.1 Tuổi
Tuổi của đáp viên được thể hiện qua hình 4.2 như sau:
12 15 17 26 0 5 10 15 20 25 30 <30 30 - 40 41 - 50 >50 Tuổi Số n gư ời
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra mẫu thực tế, 2014)
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tuổi của đáp viên
Kết quả trên bảng 4.7 đã thể hiện phần lớn đáp viên chủ yếu ở độ tuổi từ 41 trở lên chiếm 61,4%. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm, suy nghĩ chính chắn và có vai trò chủ đạo quyết định trong gia đình.
41
4.2.1.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của đáp viên được thể hiện qua bảng 4.7 Bảng 4.7: Cơ cấu trình độ học vấn của đáp viên
Trình độ học vấn Tần số (người) Tỷ lệ (%) Cấp 1 17 24,3 Cấp 2 12 17,1 Cấp 3 10 14,3 Trên cấp 3 31 44,3 Tổng 70 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra mẫu thực tế, 2014)
Từ bảng 4.7 cho thấy phần lớn những người trả lời phỏng vấn có trình độ học vấn cao từ cao đẳng, đại học trở lên (trên lớp 12) chiếm 44,3%. Cấp 3 chiếm 14,3%. Còn lại là chủ hộ có học vấn thuộc cấp 1 và cấp 2 lần lượt chiếm 24,7% và 17,1% trong tổng mẫu. Nhìn chung người dân thuộc quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều có học thức, có ý thức và phần lớn đáp viên từ độ tuổi 30 trở lên nên vì thế đòi hỏi về chất lượng phục vụ của họ cũng nghiêm khắc hơn. 4.2.1.3 Nghề nghiệp 47,1% 24,3% 2,9% 12,9% 12,9%
Kinh doanh, buôn bán Công chức nhà nước Nội trợ
Làm ruộng
Khác (công nhân, thợ may…)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra mẫu thực tế, 2014)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nghề nghiệp của đáp viên
Trong các hộ gia đình được phỏng vấn, có nhiều nhóm ngành nghề khác nhau cụ thể như sau: đa số là những người kinh doanh, buôn bán, chiếm đến 47,1% tổng mẫu. Do chủ yếu các hộ gia đình được phỏng vấn sinh sống ở thành thị nên rất thuận lợi cho ngành nghề kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, công chức nhà nước cũng chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 27%, tiếp theo là làm
42
ruộng 12,9%, nội trợ chiếm 2,9% và cuối cùng chiếm 12,9% trong tổng mẫu là các hộ có nghề nghiệp khác (làm vườn, công nhân, thợ may, ...).
4.2.1.4 Thu nhập
Thu nhập của các hộ gia đình có sự chênh lệch nhau. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.8.
Bảng 4.8: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập Tần suất (hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 3 triệu 8 11,4 Từ 3 đến 5 triệu 23 32,9 Từ 6 đến 8 triệu 5 7,1 Trên 8 triệu 34 48,6 Tổng 70 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra mẫu thực tế, 2014)
Do đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau cả về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú… dẫn đến thu nhập của hộ gia đình cũng khác nhau: thu nhập hàng tháng của các hộ sử dụng nước sạch của nhà máy trên 8 triệu chiếm tỷ lệ rất cao chiếm 48,6%, vì đa số họ đều là dân kinh doanh, buôn bán, công chức nhà nước và gia đình có nhiều người đi làm nên thu nhập của hộ khá cao. Số hộ có thu nhập từ 3 đến 5 triệu chiếm 23%, những hộ này chủ yếu là làm ruộng nên thu nhập chỉ ở mức trung bình. Còn thu nhập từ 6 đến 8 triệu chiếm 7,1% và cuối cùng 8 hộ có thu nhập không tới 3 triệu trên một tháng chiếm 11,4%.
4.2.1.5 Số thành viên của hộ gia đình
Quy mô nhân khẩu của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện thông qua bảng 4.9. Cụ thể như sau:
Bảng 4.9: Số thành viên trong gia đình
Số thành viên trong gia đình Tần suất (hộ) Tỷ lệ (%)
Dưới 3 người 5 7,1
Từ 3 đến 5 người 56 80,0
Từ 6 đến 8 người 8 11,4
Trên 8 người trở lên 1 1,4
Tổng 70 100
43
Thông qua bảng 4.9 cho thấy số nhân khẩu của các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy. Các hộ gia đình có từ 3 đến 5 thành viên chiếm hơn ½ số hộ (80%) trong mẫu điều tra, tiếp theo đứng thứ 2 là các hộ có 6 đến 8 thành viên chiếm 11,4% hộ, có 7,1% hộ có dưới 3 thành viên và thấp nhất là hộ có 1 trên 8 thành viên chiếm 1,4% hộ. Nhìn chung quy mô nhân khẩu ở 2 khu vực tương đối nhỏ, chủ yếu các gia đình chỉ có 1 đến 2 con.