3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ với diện tích 1401.6km2, có mật độ dân số là 1.139.900 người, Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Như vậy, hiện nay thành phố Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính là 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.
20
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ, đặc biệt là vào tháng 9 hàng năm.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 280C, thấp nhất không dưới 170C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa.
3.1.1.4 Cơ sở hạ tầng
- Đường bộ: Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh:
+ Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang + Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang
+ Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Đường thủy: Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No – Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.
Cần Thơ có 3 bến cảng: Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui.
- Đường hàng không: sân bay Trà Nóc được nâng cấp và sẽ mở rộng thành cảng hàng không quốc tế.
- Điện: Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã
hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW.
- Nước: Cần Thơ hiện có 12 nhà máy, trạm cấp nước bố trí đều khắp các quận huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Tổng công suất theo thiết kế là 166.320 m3/ngày, hiện đang khai thác khoảng 85% - 90% công suất.
Hiện nay, ngoài Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ còn 4 công ty cấp nước thành viên tham gia thực hiện các dịch vụ cấp nước.
21
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ cấp nước 10 phường của quận Ninh Kiều, khu vực Nam sông Hậu quận Cái Răng và huyện Phong Điền.
Công ty TNHH MTV Cấp nước Số 2 chịu trách nhiệm cấp nước quận Bình Thủy và 3 phường còn lại của quận Ninh Kiều.
Công ty CP Cấp nước Trà Nóc đảm nhận cấp nước Khu Công nghiệp Trà Nóc và dân cư khu vực phường Trà Nóc.
Công ty CP Cấp nước Ô Môn cung cấp nước các quận huyện Ô Môn, Thới Lai và Cờ Đỏ.
Công ty CP Cấp nước Thốt Nốt phụ trách cấp nước địa bàn quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh.
Ngoài ra, còn đang khởi công xây dựng thêm 3 hệ thống cấp nước ở 3 xã nông thôn gồm Thạnh An, Thạnh Thắng và Thạnh Lợi.
- Viễn thông: Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm
1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới.
Hệ thống hạ tầng viễn thông, internet được đầu tư phát triển mạnh, đến cuối năm 2013, Cần Thơ đã triển khai xong mô hình “một cửa điện tử” cho tất cả các cơ quan nhà nước từ thành phố đến các xã, phường và có internet cùng các dịch vụ viễn thông tại 100 ấp trong thành phố... Hoạt động khoa học - công nghệ ngày càng đi vào chiều sâu, trên địa bàn đã có một số trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mang quy mô vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kết cấu hạ tầng của Thành phố ngày càng được hoàn thiện, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh, góp phần để thành phố Cần Thơ được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2009. Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đã được đầu tư như công trình cầu Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ; nhiều tuyến giao thông được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng tạo điều kiện kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dụng như Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện Ô Môn. Hệ thống các siêu thị ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu thương mại cho thành phố và cả vùng, giúp cho bộ mặt đô thị Thành phố từng bước được cải tạo, nâng cấp...
22
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa có trên 14,6 vạn ha, chiếm 49,6% diện tích tự nhiên, hình thành một vùng rộng lớn, trải dài từ Thốt Nốt qua Ô Môn đến thành phố Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ còn một số loại đất khác, trong đó có đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn nhưng không nhiễm mặn. Nhìn chung, khí hậu và thổ nhưỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn Cần Thơ bước đầu cũng đã tìm thấy một số loại khoáng sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp. Than bùn có ở các quận, huyện Ô Môn và Thốt Nốt. Riêng than bùn ở Ô Môn đã có trữ lượng 150 nghìn tấn. Sét gạch ngói đã phát hiện được 3 điểm lớn, chất lượng tốt với tầng đất dày 1 – 2 m và tổng trữ lượng khoảng 16,8 triệu m3. Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế. Nước khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lưu áp 16 lít/s.
3.1.3 Điều kiện kinh tế
3.1.3.1. Tiềm năng du lịch
Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2013, thành phố tiếp đón 1,25 triệu khách du lịch lưu trú, doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2004. Tính chung trong giai đoạn 2004 - 2013, tổng số lượt khách lưu trú tại đây tăng bình quân 13,4%/năm.
3.1.3.2. Nông nghiệp
Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.
3.1.3.3 Công nghiệp
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công
23
nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Giá trị công nghiệp giai đoạn 2004 - 2013 tăng bình quân 17,3%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tăng bình quân 24,8%/năm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ tăng bình quân 19,6%/năm. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3.1.3.4 Thương mại - Dịch vụ
- Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Big C, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, siêu thị Điện máy Nguyễn Kim, khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, khu Thương Mại Tây Đô, trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống), khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza ở khu đô thị mới Hưng Phú và dự án siêu thị Lotter Mark khu mua sắm lớn nhất Tp.Cần Thơ đang được xây dựng trên đường Mậu Thân, phường An Hòa.
- Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại thành phố Cần Thơ như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Eximbank, Sacombank, Trustbank, Giadinhbank.
- Hiện quận Ninh Kiều đã triển khai loại hình chợ đêm hoạt động từ 18h đến 4h sáng hôm sau.
3.1.3.5 Văn hóa, Xã hội
Giáo dục: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cấp, mở rộng, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo của vùng. Trong 10 năm qua, ngoài trường Đại học Cần Thơ, đến nay đã có them 4 trường đại học mới được xây dựng (Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại học Y Dược) và nhiều phân hiệu, cơ sở của các trường đại học trong cả nước mở tại thành phố, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được nâng lên thành trường cao đẳng, thu hút trên 185.000 sinh viên.
Y tế: Mạng lưới y tế cũng được củng cố và tăng cường. Đến nay, 100% số xã có trạm y tế; số bác sĩ/vạn dân tăng từ 5,46 bác sĩ năm 2004 lên 10,55
24
bác sĩ vào năm 2013. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12,7% năm 2013. Nhiều công trình y tế quan trọng, có khả năng phục vụ cho cả vùng được đầu tư và đưa vào hoạt động như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, Bệnh viện Phụ sản quốc tế Phương Châu...góp phần đư thành phố cần Thơ trở thành trung tâm y tế của vùng ĐBSCL.
Xã hội: Hơn 433.000 lao động đã được giả quyết việc làm trong giai đoạn 2004 – 2013, tăng bình quân 7,2%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20,5% năm 2004 lên 48,89% năm 2013. Trong 10 năm, Thành phố Cần Thơ đã xây dựng trên 20.000 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo, giả quyết cơ bản nhà ở cho các đối tượng khó khăn về nhà ở. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm còn 11.867 hộ chiếm 3,95% tổng số hộ.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội của Thành phố cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng; công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách được quan tâm; xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá tốt; chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện; các loại hình văn hóa - nghệ thuật, thể thao phát triển với nhiều loại hình phong phú. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
3.1.4 Đơn vị hành chính
Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP). Bao gồm: Quận Bình Thủy, Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng, Quận Ôn Môn, Quận Thốt Nốt, Huyện Phong Điền, Huyện Cờ Đỏ, Huyện Thới Lai và Huyện Vĩnh Thạnh.
3.1.5 Mục tiêu phát triển hướng đến thành phố công nghiệp trước năm 2020. năm 2020.
Các chỉ tiêu đề ra cần đạt được:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 15%/năm giai đoạn 2016 – 2020; GDP bình quân đầu người đạt 6.480 USD; kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 2.640 USD.
- Vốn đầu tư khoảng 493.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2020
25
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 80%, tiểu học 90-100%, trung học cơ sỏ 80%, trung học phổ thông 60%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch tập trung đạt 80 – 85%.
Các giải pháp thực hiện:
- Cải thiện môi trường đầu tư: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển Thành phố vào khoảng 206.800 tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015 và 493.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020. Để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn này, song song với việc đề xuất, kiến nghị trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, trọng yếu trên địa bàn, Thành phố sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư từ ngân sách nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ; công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu; tăng cường huy động vốn đầu tư; đẩy mạnh thu hút vốn thông qua phát hành trái phiếu công trình; thuế nhà đất; hình thành, mở rộng các quỹ phát triển đô thị, quỹ phát triển hạ tầng đô thị, quỹ phát triển nhà ở đô thị...
- Cải tiến cơ chế chính sách: Đề xuất trung ương cho phép thành phố Cần Thơ có các cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách, phát triển nông nghiệp công nghệ cao tương xứng với vai trò của một địa phương có nguồn thu cao và là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long; bổ sung có mục tiêu kinh phí giải phóng mặt bằng đối với các dự án đặc biệt của Nhà nước trên địa bàn thành phố phục vụ cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ về kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, nhân lực, công nghệ và cơ chế, chính sách ưu đãi để hình thành mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao, tạo bước đột phá, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của Thành phố và các tỉnh trong vùng; hỗ trợ các doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, đào tạo nhân lực, ứng dụng công nghệ mới, bảo vệ môi trường...