TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN NGHIÊNG CHỊU MÔMEN UỐN

Một phần của tài liệu Kết cấu bê tông ứng suất trước-Bài 6: Tính toán cấu kiện chịu uốn theo tiết diện nghiêng ppt (Trang 26 - 31)

Tính toán cấu kiện theo tiết diện nghiêng chịu mômen uốn (hình 6.7) được tiến hành theo điều kiện.:

М ≤ (Rs Asp + Rs As) zs + Σ Rsw Asw zsw + Σ Rsw As,inc zs,inc (6.31)

М là mômen do ngoại lực đặt ở một phía của tiết diện đang xét đối với trục vuông góc với mặt phẳng tác dụng của mômen và đi qua điểm đặt của hợp lực trong vùng nén (hình 6.7);

Σ Rsw Asw zsw, Σ Rsw As,inc zs,inc lần lượt là tổng mômen đối với trục này của các nội lực trong cốt thép đai và cốt thép xiên cắt qua vùng chịu kéo của tiết diện nghiêng;

zs, zsw, zs,inc – khoảng cách từ mặt phẳng của cốt dọc, cốt thép đai và cốt thép xiên đến trục nói trên.

Hình 6.8: Xác định giá trị mô men khi tính theo tiết diện nghiêng

а – cho dầm tựa tự do; b – cho côngxon

Chiều cao vùng nén của tiết diện nghiêng được tính thẳng góc với trục dọc cấu kiện và được xác định từ điều kiện cân bằng hình chiếu nội lực trong bêtông vùng nén và trong cốt thép cắt qua vùng kéo của tiết diện nghiêng lên trục cấu kiện (Chương 5), Trong đó lấy γs6 = 1,0. Trường hợp cấu kiện có cốt thép xiên, trong biểu thức tính toán giá trị х cần bổ sung thêm biểu thức

ΣRsAs,inccosθ (ở đây θ là góc nghiêng của thanh xiên đối với trục dọc cấu kiện).

Đại lượng zs cho phép lấy bằng h0 - 0,5х, nhưng không lớn hơn h0−а′, nếu giá trị của х được tính toán có xét đến cốt thép chịu nén.

Đại lượng Σ Rsw Asw zsw khi cốt thép đai có bước không đổi được xác định theo công thức:

Σ Rsw Asw zsw = 0,5 qsw c2 (6.32)

qsw là khả năng chịu lực cắt của cốt thép đai (hay còn gọi là nội lực trong cốt thép đai) trên một đơn vị chiều dài cấu kiện trong khoảng tiết diện nghiêng (xem phần trên);

с là chiều dài hình chiếu tiết diện nghiêng lên trục dọc cấu kiện, bằng khoảng giữa các điểm đặt của hợp lực cân bằng trong cốt thép vùng kéo và vùng nén;

Đại lượng zs,inc cho mỗi mặt phẳng của thanh xiên được xác định theo công thức

zs,inc = zs cos θ + (с − a) sin θ (6.33)

а là khoảng cách từ điểm đầu của tiết diện nghiêng đến chỗ bắt đầu uốn trong vùng kéo (hình 6.7).

Tính toán tiết diện nghiêng chịu mômen uốn phải được thực hiện ở đầu gối tựa tự do và ở đầu tự do của côngxon khi cốt dọc không được neo, cũng như ở các vị trí cắt hoặc uốn cốt dọc ở trong nhịp.

Ngoài ra, tính toán tiết diện nghiêng chịu mômen được thực hiện tại các vị trí thay đổi đột ngột hình dạng cấu kiện (chỗ cắt giảm tiết diện, góc cấu kiện ...).

Nếu tiết diện nghiêng cắt vào vùng kéo có cốt thép căng không có thiết bị neo trên chiều dài vùng truyền ứng suất hoặc cốt thép thường không có neo trên chiều dài đoạn neo, giá trị cường độ tính toán Rs của cốt thép được giảm đi bằng cách nhân nó với hệ số điều kiện làm việc γs5.

Tính toán tiết diện nghiêng chịu mômen uốn không cần thực hiện nếu đảm bảo điều kiện đối với cấu kiện không có cốt ngang.

Một phần của tài liệu Kết cấu bê tông ứng suất trước-Bài 6: Tính toán cấu kiện chịu uốn theo tiết diện nghiêng ppt (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)