- Phòng giao dịch Yên Thông
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nước Việt Nam
Là cơ quan thừa hành của Nhà nước, NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Nhà nước thông qua hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các NHTM Việt Nam thực hiện. Dưới đây là một vài kiến nghị đối với NHNN nhằm nâng cao tính an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam:
- Cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và đóng vai trò là người chủ trì liên kết các NHTM trong việc thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: về phí chuyển tiền, về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đường truyền thông tin.
- Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành:
để tư vấn giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở hoạch định chính sách tín dụng nhằm đảm bảo phát triển hợp lý và phòng ngừa đươc rủi ro.
Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các ngân hàng trong việc tuân thủ quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục rườm rà, phức tạp. Thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền gửi, hợp đồng quyền chọn và các chứng khoán phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Tiếp thu kinh nghiêm của các nước khác trong quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng để nâng cao chất lượng toàn hệ thống ngân hàng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát:
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của các ngân hàng vào đúng quỹ đạo.
Chương trình thanh tra cần xây dựng chi tiết, khoa học và kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức. Nội dung thanh tra phải đảm bảo thể hiện vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi vi trí cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.
Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh:trong thời gian qua đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn do đó nguy cơ rủi ro tín dung tăng cao. Vì thế, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu
quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự pháp triển bền vững an toàn.
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC )
Hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Vì vậy CIC cần cung cấp các thông tin về khách hàng phong phú và đa dạng hơn, các thông tin phải mang độ chính xác và tính pháp lý cao, và cập nhập thường xuyên. Ngoài việc cung cấp các báo cáo tài chính, tình trạng nợ quá hạn, dư nợ tại các tổ chức tài chính,… cần cung cấp thêm các thông tin về tình hình công ty mẹ, tình hình ngành nghề,… để giúp các NHTM thẩm định trước khi cấp tín dụng và phân loại nợ được tốt hơn.