- Phòng giao dịch Yên Thông
2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân hạn chế
* Các hạn chế
- Giống như các chi nhánh cấp 1,2,3 của NHNo&PTNT VN, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Định Hóa không có phòng quản lý rủi ro độc lập. Mỗi phòng ban thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và độc lập, rủi ro của bộ phận nào bộ phận ấy tự xử lý. Như vậy dẫn đến một hệ quả là quản trị rủi ro nằm rải rác và phân tán ở các phòng nghiệp vụ mà không có một đầu mối nào thực hiện việc liên kết và quản trị rủi ro một cách hệ thống. Thực ra ở đây chưa có “quản trị” rủi ro đúng nghĩa mà chỉ là các biện pháp rời rạc nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Việc quản lý rủi ro được quy định trong quy chế của phòng nhưng bản thân trong phòng cũng không có cán bộ nào được giao nhiệm vụ chuyên trách về rủi ro cả. Thực tế mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một hồ sơ vay vốn nào đó thì cũng chịu trách nhiệm với rủi ro của chính hồ sơ đó. Chính vì cách tổ chức quản trị rủi ro như trên nên trong kinh doanh không tính được rủi ro dự kiến ở các nghiệp vụ là bao nhiêu, cũng không xác định được rủi ro là giảm bao nhiêu lợi nhuận qua các năm, chỉ thấy được những biểu hiện của rủi ro hoặc những tổn thất khi mà rủi ro đã xảy ra rồi.
- Công cụ quản trị rủi ro tín dụng mà chi nhánh đang áp dụng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng là chấm điểm và xếp hạng khách hàng và xây dựng giới hạn tín dụng cho khách hàng mang tính định tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt mà chủ yếu dựa vào trực quan phán đoán của nhân viên chuyên môn.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng: Hiện tại mỗi cán bộ tín dụng đều có sổ tay tín dụng khác bài bản, nhưng thực hiện theo đúng chuẩn của bộ sổ tay này thì không phải cán bộ tín dụng nào cũng làm tốt. Trong sổ tay tín dụng có quy định về cơ cấu bộ máy tín dụng, chính sách tín dụng chung, quy trình cho vay, hệ thống bảng chấm điểm với khách hàng khi cấp
tín dụng, quản lý hạn mức tín dụng, quản lý nợ có vấn đề… Một số cán bộ chưa thực sự thực hiện chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, do vậy không đảm bảo được tính khách quan trong việc ra quyết định cho vay và dễ gặp phải trường hợp như cán bộ tín dụng cố ý làm sai quy trình, cán bộ tín dụng vay ké, cán bộ đi thu nợ của khách hàng nhưng không nộp vào ngân hàng.
- Công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế: NHNNo & PTNT chi nhánh huyện Định Hóa đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đầu tư công nghệ và triển khai áp dụng công nghệ chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao,trang thiết bị tin học còn thiếu thốn, do đó chưa có khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác.
- Chất lượng thẩm định chưa cao, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Khâu thẩm định là khâu rất quan trọng, là khâu tiên quyết trong quá trình tín dụng. Những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định đều do một cán bộ tín dụng làm. Khả năng thu thập thông tin, kết quả tổng hợp thông tin thu thập được và tính nhanh nhạy trong việc tiếp cận với những xu hướng pahst triển các ngành nghề đang có xu hướng nóng trong nền kinh tế để mở rộng quy mô tín dụng sẽ là rất hạn chế, điều này gây hạn chế rất nhiều cho các khâu tiếp theo trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Việc kiểm soát phần nhiều mang tính đối phó, Ngân hàng có tiến hành tổ chức, phân công cán bộ quản trị nhưng là khi rủi ro đã nhìn thấy dấu hiệu rõ ràng, các khoản nợ xấu được xử lý khi đã quá xấu. Mặc dù đến nay các rủi ro bị phát hiện đã được xử lý tương đối tốt, chưa có khoản nợ xấu nào gây hậu quả nghiêm trọng nhưng điều này không đảm bảo trong tương lai những khoản nợ xấu khác cũng được xử lý và an toàn như vậy.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên
- Việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề lớn đối với NHNNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNNo & PTNT chi nhánh huyện Định Hóa nói riêng. Hiện nay vẫn chưa áp dụng được một quy trình quản trị rủi ro tín dụng hoàn chỉnh. Các mô hình đo lường rủi ro khách hàng, xếp hạng tín dụng đã được các nước đi trước vận dụng hiệu quả nhưng muốn áp dụng được thì phải có cơ sở vật chất hiện đại, quản lý thông tin được hệ thống hóa và tin học hóa, phải có chương trình để chạy các phần mềm tính toán trên cơ sở các
dữ liệu khách hàng được thu thập chính xác. Đối với quản trị rủi ro thì cần thiết nhất chính là thông tin, khi ngân hàng chưa làm tốt được việc này thì quản trị chưa thể hiệu quả được.
- Chi nhánh chưa có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn về quản trị rủi ro. Các cán bộ tín dụng cũng mới chỉ được phổ biến những kiến thức chung nhất về quản trị rủi ro gần đây nên rõ ràng ngân hàng chưa có được nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn để thực hiện công việc này.
- NHNNo & PTNT chi nhánh huyện Định Hóa chưa chưa chủ động và sáng tạo xây
dựng một chiến lược hành động riêng cho mình trong quản trị rủi ro tín dụng, Việc quản lý vẫn còn rời rạc, thực hiện theo kinh nghiệm, theo thói quen đã có từ lâu.
- Quản lý khách hàng sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Xét cả về số lượng lẫn trình độ thì ngân hàng chưa có được cán bộ đủ năng lực để giám sát việc thực hiện dự án sử dụng vốn của khách hàng đến ngày đáo hạn.
Tóm lại
Trong thời gian qua NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Định Hóa luôn không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, tồn tại và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Qua việc xác định và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm rõ hơn nguồn gốc dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng làm giảm chất lượng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh.