của hộ gia đình
CĐCCCT giúp hộ gia đình giảm bớt thời gian, công lao động trong trồng trọt làm cho thời gian nông nhàn nhiều hơn, tạo ra nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp. Điều đó đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình chuyển nguồn lao động dôi dư sang làm việc trong những ngành nghề khác hoặc có thể tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp với thời gian nông nhàn nhiều hơn. Với những loại cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây ăn quả, việc chăm sóc những loại cây mới
này phần lớn do nam giới trong gia đình đảm nhiệm từ việc trồng cây, chăm sóc cho đến thu hoạch, phần lớn những người phụ nữ chỉ phụ giúp cho nam giới những công việc đó và tiếp tục đảm nhiệm các công việc ở phần diện tích chưa CĐCCCT. Vì vậy sau CĐCCCT, người phụ nữ có điều kiện để chuyển sang làm việc phi nông nghiệp nhiều hơn. Từ đó có thể thấy, CĐCCCT không những làm thay đổi cơ cấu việc làm theo ngành mà còn làm thay đổi cơ cấu việc làm theo giới của hộ gia đình.
Bảng 4.5: Cơ cấu việc làm theo giới của các hộ gia đình
Nhóm 01 Nhóm 02 Tổng
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ T rư ớc C Đ C C C T NN 30 69,76 30 71,43 16 69,57 17 70,38 46 69,69 47 71,21 PNN 7 16,28 5 11,90 4 17,39 3 12,50 11 16,67 8 11,12 HH 6 13,96 7 16,67 3 13,04 4 16,67 9 13,64 11 16,67 Tổng 43 100 42 100 23 100 24 100 66 100 66 100
S au C Đ C C C NN 17 34,69 13 26,00 7 29,16 6 27,28 24 32,88 19 26,39 PNN 12 24,49 19 38,00 8 33,34 8 36,36 20 27,40 27 37,50 HH 20 40,82 18 36,00 9 37,50 8 36,36 29 39,72 26 36,11 Tổng 49 100 50 100 24 100 22 100 73 100 72 100 (Nguồn: Điều tra bảng hỏi)
Sau CĐCCCT, cơ cấu việc làm theo giới có sự thay đổi trong từng ngành nghề. Trong ngành nông nghiệp, trước khi CĐCCCT tỷ lệ việc làm của nam giới (69,69%) thấp hơn không đáng kể so với tỷ lệ việc làm của nữ giới (71,21%) nhưng sau khi CĐCCCT, tỷ lệ việc làm của nam giới lại cao hơn tỷ lệ việc làm của nữ giới (32,88% so với 26,39%). Sự thay đổi này xuất phát từ nguyên nhân nam giới là người đảm nhiệm chủ yếu trong việc trồng, chăm sóc những loại cây mới chuyển đổi. Trong hoạt động phi nông nghiệp, tỷ lệ việc làm của nam giới cao hơn so với nữ giới (16,67% so với 11,12%) trước khi CĐCCCT. Nguyên nhân là do trước đây phụ nữ đảm nhiệm công việc trong sản xuất nông nghiệp có phần nhiều hơn nam giới, hơn nữa họ lại là người đảm nhiệm phần lớn những công việc nội trợ vì vậy nam giới có điều kiện để làm việc trong khu vực phi nông nghiệp nhiều hơn. Sau CĐCCCT, việc chăm sóc những loại cây trồng mới chủ yếu do nam giới đảm nhiệm nên người phụ nữ có cơ hội để chuyển sang những ngành nghề khác, chính vì vậy tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp của phụ nữ lớn hơn tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp của nam giới (37,50% so với 27,40%). Cũng chính từ những lý do đó mà tỷ lệ việc làm hỗn hợp của nữ giới (16,67%) cao hơn của nam giới (13,64%) trước CĐCCCT vì phụ nữ đảm nhiệm các công việc của gia đình nhiều hơn nên họ chỉ có thể tìm thêm việc làm trong những ngành nghề khác vào thời gian rảnh rỗi, vừa làm nông nghiệp vừa làm phi nông
nghiệp. Tương tự, sau CĐCCCT, nam giới đảm nhận chủ yếu hoạt động trồng trọt do vậy họ chỉ có thể làm việc trong những ngành nghề khác vào thời gian nông nhàn chứ không có điều kiện để chuyển hẳn sang nghề phi nông nghiệp như phụ nữ. Do vậy, tỷ lệ việc làm hỗn hợp của nam giới (39,72%) nhiều hơn so với tỷ lệ việc làm hỗn hợp của nữ giới (36,11%) sau CĐCCCT. Như vậy, việc CĐCCCT đã làm tăng tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp đồng thời giảm tỷ lệ việc làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp của nam giới, tương ứng tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp của nữ giới giảm đi, tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp của nữ giới tăng lên.
Cơ cấu việc làm theo giới còn có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ sau CĐCCCT. Trước CĐCCCT, tỷ lệ việc làm trong các ngành của nam giới ở hai nhóm hầu như không có sự khác biệt nhưng sau CĐCCCT có thể nhìn thấy sự chênh lệch về tỷ lệ việc làm của nam giới trong các ngành giữa nhóm 01 và nhóm 02. Sau CĐCCCT, tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp của nam giới ở nhóm 01 là 34,69% cao hơn so với tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp của nam giới ở nhóm 02 là 29,16%. Có sự khác biệt này là do tỷ lệ diện tích CĐCCCT của nhóm 01 cao hơn so với tỷ lệ diện tích CĐCCCT của nhóm 02 mà nam giới lại là người đảm nhận chính công việc trồng trọt đối với những loại cây trồng mới. Cũng vì điều này mà nam giới ở nhóm 01 ít có cơ hội chuyển sang làm các ngành nghề phi nông hơn nam giới ở nhóm 02 khi mà CĐCCCT đã giúp hộ gia đình giảm bớt công lao động trong trồng trọt. Tỷ lệ việc làm trong các ngành nghề phi nông của nam giới nhóm 01 là 24,49% trong khi tỷ lệ này của nam giới ở nhóm 02 là 33,34% sau CĐCCCT. Đối với nghề hỗn hợp, tỷ lệ việc làm của nam giới ở nhóm 01 (40,82%) cao hơn so với tỷ lệ việc làm của nam giới ở nhóm 02 (37,50%). Nguyên nhân là do nam giới ở nhóm 01 phải đảm nhiệm các công việc trong trồng trọt nhiều hơn so với nam giới ở nhóm 02 nên họ ít có cơ hội chuyển hẳn sang các ngành nghề phi nông hơn mà họ chỉ có cơ hội để tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp vào thời gian nông nhàn. Cũng tương tự như
nam giới, trước CĐCCCT, tỷ lệ việc làm trong các ngành của nữ giới ở hai nhóm hầu như không có sự khác biệt nhưng sau CĐCCCT cũng có thể nhìn thấy sự chênh lệch về tỷ lệ việc làm của nữ giới trong các ngành giữa nhóm 01 và nhóm 02. Sau CĐCCCT, tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp của nữ giới ở nhóm 01 (38,00%) cao hơn so với tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp của nữ giới ở nhóm 02 (36,36%). Nguyên nhân là do hộ gia đình ở nhóm 01 đã CĐCCCT trên phần lớn diện tích đất nông nghiệp của mình trong khi đó nam giới lại là người đảm nhận chính việc chăm sóc các loại cây trồng mới nên nữ giới ở nhóm 01 có điều kiện để chuyển sang các ngành nghề phi nông nhiều hơn. Sau CĐCCCT, tỷ lệ việc làm trong các ngành nghề của nữ giới ở hai nhóm có sự khác biệt tuy nhiên mức chênh lệch này không nhiều. Lý giải cho điều này có thể thấy rằng dù CĐCCCT trên tỷ lệ diện tích lớn hơn hay nhỏ hơn thì CĐCCCT đã giúp hộ gia đình giảm đáng kể công lao động trong trồng trọt, hơn nữa việc chăm sóc những loại cây trồng mới nói riêng, việc đảm nhiệm hoạt động trồng trọt nói chung do nam giới đảm nhiệm nhiều hơn, do vậy nữ giới ở cả hai nhóm đều có điều kiện để chuyển sang làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Ngay cả ở những hộ trước đây làm phi nông nghiệp chuyển sang nghề hỗn hợp sau khi CĐCCCT người đàn ông trong phần lớn các hộ gia đình này (chiếm 80%) là người đảm nhiệm việc chăm sóc những loại cây trồng mới, người phụ nữ vẫn đảm nhiệm các hoạt động phi nông nghiệp trước đó, chỉ có số ít những hộ có phụ nữ đảm nhiệm việc trồng trọt (20%). Nhìn chung có thể thấy rằng, càng CĐCCCT trên diện tích lớn thì tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp của nam giới càng lớn, đồng thời tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp của nữ giới càng tăng.
Trong ngành trồng trọt, trước đây cả phụ nữ và nam giới đều đảm nhiệm các công việc trong hoạt động sản xuất với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, đỗ, lạc,… Sau CĐCCCT, với các loại cây chuyển đổi chủ yếu là cây ăn quả thì người đàn ông trong gia đình là người đảm nhiệm các công việc trong trồng trọt nhiều hơn. Từ việc chọn giống, trồng cây, chăm sóc cây cho tới thu hoạch
đối với những loại cây trồng mới chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Phần lớn những người phụ nữ chỉ phụ giúp những công việc đó cho nam giới và tiếp tục đảm nhiệm các công việc trồng trọt những loại cây trồng cũ trên phần diện tích chưa CĐCCCT.
Hộp 4.7: Nam giới đảm nhiệm các công việc trong trồng trọt nhiều hơn.
“Làm ruộng thì cả hai vợ chồng cô vẫn cùng làm nhưng chú ấy đảm nhận 4 sào nhãn với bưởi còn cô chỉ chủ yếu làm 1,7 sào đất 1 màu 1 lúa. Hầu hết công đồng ruộng do chú ấy làm, cô chỉ đi cấy với phụ giúp chú thôi. Vì cô đi làm công nhân nên công việc ngoài đồng cô chỉ cùng chú làm vào những ngày nghỉ hay tranh thủ lúc cô đi làm ca về”.
PVS nữ, 42 tuổi
(Nguồn: Phỏng vấn sâu)
Với những loại cây trồng mới chủ yếu là cây ăn quả như bưởi, nhãn, chuối, đu đủ,… nam giới là người đảm nhận chính việc trồng và chăm sóc những loại cây này.
Biểu đồ 4.4: Sự đảm nhiệm hoạt động trồng trọt với những cây trồng mới
(Nguồn: Thảo luận nhóm)
Từ biểu đồ trên cho thấy, nam giới trong các hộ gia đình là người đảm nhiệm chính trong phần lớn các công việc của hoạt động trồng trọt với các loại cây trồng mới. Trong các hộ gia đình, nam giới được đánh giá là người thích hợp hơn, có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật hơn để đảm nhiệm các công việc trong hoạt động trồng trọt những loại cây ăn quả, nữ giới chỉ là người phụ giúp cho họ trong phần lớn các công đoạn. Nam giới vốn là người quyết định các công việc trong gia đình, do vậy việc quyết định trồng loại cây nào, giống cây gì cũng chủ yếu do người đàn ông quyết định. Hay như việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây, đây vốn là một công việc rất độc hại, từ trước công việc này vẫn do nam giới làm là chính. Do là người có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc các loại cây ăn quả hơn nữ giới nên nam giới trong gia đình cũng là người đảm nhiệm chính việc trồng cây (bao gồm cả việc sử dụng một số kỹ thuật cho cây ra hoa, đậu quả nhiều hơn hay tỉa cành, chiết ghép cây,…). Những hộ gia đình phải thuê thêm lao động cho một số công việc như chiết ghép, lai tạo cây,… cho biết những lao động đến làm thuê đó đều là nam giới.
Hộp 4.8: Nam giới đảm nhiệm chính hoạt động trồng trọt với những loại cây trồng mới
“Bác chủ yếu làm những việc như làm cỏ, xới đất, trồng thêm cây địa liền ở dưới tán cây ăn quả, rồi cùng bón phân với chồng bác thôi. Với những loại cây trồng mới, bác không có kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc nên hầu hết
những việc quan trọng như bón bao nhiêu phân cho cây, phun thuốc gì để phòng trừ bệnh gì cho cây hay vào thời điểm nào có thể làm cho cây ra hoa, giữ quả nhiều hơn... do bác trai làm. Thời gian rảnh rỗi nhiều hơn nên bác nhận làm vàng mã thuê, kiếm thêm thu nhập”.
PVS nữ, 53 tuổi.
“Từ ngày nhà chú lấy lại ruộng để trồng cây ăn quả, các công việc ngoài đồng đều do chú làm, thỉnh thoảng nhờ anh trai chú làm cùng vì bác ấy có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả hơn còn vợ chú thì vẫn buôn bán như trước đây”.
PVS nam, 38 tuổi.
(Nguồn: Phỏng vấn sâu)
Trong gia đình, nam giới là người có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật và có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc những loại cây trồng mới hơn do vậy họ là người đảm nhiệm chính các công đoạn trong việc chăm sóc những loại cây trồng mới chuyển đổi. Cũng vì lý do này mà việc xác định thời điểm tác động vào cây để cây ra hoa, đậu quả nhiều hơn hay tỉa hoa, tỉa cành đề do nam giới đảm nhiệm. Nữ giới trong phần lớn các gia đình chỉ là người phụ giúp các công việc như bón phân, thu hoạch,…, họ chỉ là người đảm nhiệm chính việc làm cỏ, làm đất hay khi trồng cây. Vì vậy mà nữ giới đảm nhiệm hoạt động trồng trọt ít hơn, có điều kiện chuyển sang làm việc trong các ngành nghề phi nông. Cũng vì nữ giới chuyển sang các ngành nghề khác nhiều hơn nên cả việc thu hoạch và bán nông phẩm cũng do nam giới đảm nhận nhiều hơn.
Hộp 4.9: Nguyên nhân nam giới là người đảm nhiệm chính hoạt động trồng trọt với những loại cây trồng mới.
1. Việc chăm sóc những loại cây mới phù hợp với nam giới hơn. Chẳng hạn việc trèo lên cao để tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả hay trèo lên cao để thu hoạch không phù hợp với phụ nữ, những công việc này phù hợp với người đàn ông
hơn. Hay như việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đây vốn là một công việc rất độc hại, từ trước công việc này vẫn do nam giới đảm nhiệm chính.
2. Nam giới có mối quan hệ rộng hơn, có thể học hỏi các kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cây mới tốt hơn.
3. Trong gia đình, nam giới vốn là người có quyền quyết định nhiều hơn lại có kỹ thuật chăm sóc cây trồng mới chuyển đổi. Do vậy, việc quyết định trồng loại cây gì, phun thuốc trừ sâu nào, bón bao nhiêu phân, khi nào,… hầu hết đều do nam giới quyết định.
4. Phụ nữ là người dễ tìm kiếm việc làm khác hơn khi thời gian nông nhàn của gia đình nhiều hơn, dôi dư lao động sau CĐCCCT. Phụ nữ có thể dễ dàng vào làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp hay buôn bán, làm thuê tự do…
(Nguồn: Thảo luận nhóm)
Như vậy sau khi CĐCCCT, hoạt động trồng trọt với các loại cây trồng mới nói riêng, hoạt động trồng trọt nói chung do nam giới đảm nhiệm nhiều hơn, do đó nữ giới được tạo điều kiện chuyển sang các ngành nghề khác nhiều hơn. Từ đó, tỷ lệ việc làm của nam giới trong nông nghiệp mà ở đây là trong trồng trọt lớn hơn tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp của nữ giới sau khi CĐCCCT, nữ giới có tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp hoặc hỗn hợp nhiều hơn so với nam giới.