Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỚI CƠ CẤU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (Trang 35 - 42)

Việc CĐCCCT ở địa phương diễn ra cách đây khoảng 10 năm, trên địa bàn xã đã bắt đầu có những hộ gia đình chuyển đổi sang trồng nhãn, chuối ngay sau khi địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa (2003). Từ đó đến nay, các hộ gia đình trong xã tiếp tục chuyển sang trồng một số loại cây ăn quả, từ năm 2005 – 2008 đa số các hộ gia đình trong xã đã thực hiện CĐCCCT. Đặc biệt trong vòng 4 năm trở lại đây, việc CĐCCCT diễn ra mạnh mẽ cả về phương diện số hộ và diện tích chuyển đổi, trên tất cả các loại đất kể cả đất chuyên lúa với đa dạng các loại cây như: nhãn, cam, bưởi, chuối, đu đủ, ổi, ớt...

Bảng 4.1: Diện tích một số loại cây trồng chính xã Ông Đình

Đơn vị: mẫu (1 mẫu = 3600m2)

Loại cây trồng Diện tích

Năm 2013 Năm 2014 Lúa 120 74 Ngô 40 20 Đỗ 10 10 Lạc 40 30 Đu đủ 15 15 Chuối 15 25 Cam 10 17 Bưởi 43 56 Nhãn 140 186

(Nguồn: Báo cáo của HTXDVNN xã Ông Đình)

Diện tích các loại cây trồng mới ngày càng tăng đi đôi với việc giảm diện tích gieo trồng các loại cây trồng cũ như: lúa, ngô, lạc. Năm 2013, diện tích một số loại cây ăn quả mới chuyển đổi tăng từ 223 mẫu lên 299 mẫu (năm 2014), diện tích các loại cây trồng cũ là 210 mẫu (năm 2013) giảm còn 134 mẫu (năm 2014). Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã đã CĐCCCT và vẫn đang tiếp tục chuyển đổi. Từ kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 50 hộ được lựa chọn điều tra có tới 34 hộ (chiếm 68%) đã CĐCCCT từ 50% diện tích đất

nông nghiệp trở lên (nhóm 01) và 16 hộ (chiếm 32%) đã CĐCCCT dưới 50% diện tích đất nông nghiệp (nhóm 02).

Bảng 4.2: Tình hình chung của hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm 01 Nhóm 02 TB

Tuổi TB của chủ hộ (tuổi) 46,09 46,63 46,36

Số khẩu TB (khẩu) 4,07 3,83 3,95

Số lao động TB (lao động) 2,93 2,67 2,80

Tổng diện tích đất nông

nghiệp TB (sào) 4,64 4,51 4,58

Diện tích đất nông nghiệp

đã CĐCCCT TB (sào) 3,84 2,04 2,94

(Nguồn: Điều tra)

Qua bảng tình hình chung của 50 hộ được lựa chọn điều tra cho thấy chủ hộ trong phần lớn các hộ gia đình đang trong độ tuổi lao động. Với số khẩu trung bình là 3,95 khẩu và số lao động trung bình là 2,80 lao động cho thấy lượng “ăn theo” lực lượng lao động là khá nhỏ. Từ thực tế điều tra cũng cho thấy, phần lớn các hộ gia đình được lựa chọn để điều tra là những gia đình hai thế hệ. Lượng lao động khá lớn trong các hộ gia đình có thể đang làm việc trong nông nghiệp hay đang làm việc trong các ngành công việc, dịch vụ hoặc đang vừa làm nghề nông vừa làm các ngành nghề phi nông. Điều này cho thấy, lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay không còn chỉ tập trung vào ngành nông nghiệp mà họ đã chuyển sang làm việc cả trong khu vực phi nông nghiệp với đa dạng các ngành nghề. Ở hầu hết các chỉ tiêu có sự chênh lệch không đáng kể giữa hai nhóm hộ, riêng về diện tích đất nông nghiệp đã CĐCCCT trung bình ở hai nhóm có sự chênh lệch rõ rệt. trong khi diện tích trung bình mà nhóm 01 đã CĐCCCT là 3,84 sào thì diện tích trung bình mà nhóm 02 đã CĐCCCT chỉ là 2,04 sào, điều này là dễ hiểu do nhóm 01 là nhóm các hộ gia đình đã CĐCCCT trên tỷ lệ diện tích lớn hơn so với nhóm 02. Từ diện tích trung bình đã CĐCCCT của các hộ được điều tra là 2,94 sào trong tổng diện tích đất nông nghiệp trung

bình của các hộ là 4,58 sào cũng cho thấy hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã đã CĐCCCT trên phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Từ đây cũng có thể thấy được việc CĐCCCT ở địa phương diễn ra khá mạnh mẽ.

Đơn vị: %

Biểu đồ 4.1: Những loại cây trồng mới chuyển đổi

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi)

Từ biểu đồ 4.1 có thể thấy rằng những loại cây trồng mà người dân lựa chọn để CĐCCCT phần lớn là cây ăn quả. Nhãn, bưởi, chuối là những loại cây trồng có tỷ lệ hộ gia đình trồng cao nhất, cụ thể có tới 73,53% số hộ ở nhóm 01 và 75,00% số hộ ở nhóm 02 cho biết gia đình họ có trồng cây bưởi, 73,53% số hộ ở nhóm 01 và 68,75% hộ ở nhóm 02 trồng cây chuối, đặc biệt có tới 85,29% số hộ ở nhóm 01 và 87,50% số hộ ở nhóm 02 trồng nhãn, đây cũng là lý do chính quyền địa phương phải kêu gọi nhân dân ngừng trồng cây nhãn do diện tích loại cây này đã quá lớn trên địa bàn. Một số loại cây khác như: cam, đu đủ, táo, ổi, ớt, cỏ ngọt,.. cũng là những loại cây được người dân lựa chọn để thay thế những cây trồng cũ. Đây là những loại cây mà tỷ lệ các hộ gia đình ở nhóm 01

trồng nhiều hơn so với các hộ gia đình ở nhóm 02 bởi các hộ ở nhóm 01 CĐCCCT trên tỷ lệ diện tích lớn hơn nên có thể trồng nhiều loại cây hơn. Những loại cây được người dân lựa chọn trong quá trình CĐCCCT để thay thế cho những loại cây trồng cũ như lúa, ngô, đỗ, lạc,… chủ yếu là các loại cây ăn quả như nhãn, bưởi, chuối,cam,… đây là những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với lợi thế của địa phương.

Hộp 4.1: Cây trồng mới chủ yếu là cây ăn quả

“Nhãn là đặc sản của Hưng Yên, mà đất ở đây trồng nhãn vừa ngon, vừa năng suất, giá cả trong mấy năm nay cũng cao nên nhà tôi có bao nhiêu ruộng chuyển sang trồng nhãn tất cả”.

PVS nam, 48 tuổi.

“Nhà chú chuyển đổi cây trồng cách đây 7 năm rồi, trồng các loại cây ăn quả như nhãn, bưởi, chuối cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cấy lúa, trồng ngô,…”.

PVS nam, 52 tuổi.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu)

Quá trình CĐCCCT ở địa phương diễn ra nhanh, mạnh như vậy là do trước đây Ông Đình vốn là một xã thuần nông, chủ yếu là trồng trọt các loại cây lương thực như: lúa, ngô, lạc, đỗ kết hợp với chăn nuôi lợn, gà... Tuy nhiên, do sự biến động về giá cả và dịch bệnh, phần lớn các hộ gia đình đã bỏ chăn nuôi, chỉ còn một số lượng nhỏ các gia đình vẫn duy trì. Hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết hơn nữa, đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ. Do vậy, người nông dân thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh, mất mùa hay tình trạng thiếu việc làm theo thời vụ dẫn tới hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thậm chí người dân còn bỏ đồng ruộng, di cư tới các đô thị để tìm kiếm việc làm. Với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây có giá trị kinh tế cao không những

mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, mặt khác còn tạo ra nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp. Những điều đó tạo điều kiện cho lao động nông thôn dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp và có thể giúp họ đầu tư sản xuất, tạo thêm việc làm cho người dân nông thôn góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Từ chủ trương đổi mới của Nhà nước, cùng với sự hướng dẫn, chỉ đạo của UBND huyện Khoái Châu, UBND xã Ông Đình, quá trình CĐCCCT ở địa phương đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua. Nhu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói riêng và nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ gia đình nói chung; sự đồng tình, ủng hộ và học hỏi giữa các hộ gia đình là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng CĐCCCT ở địa phương.

Bảng 4.3: Lý do hộ gia đình CĐCCCT

Lý do Nhóm 01 Nhóm 02 Tổng

N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ

Những loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

23 67,65 11 68,75 34 68,00

Nhiều hộ gia đình khác

đã CĐCCCT 17 50,00 8 50,00 25 50,00

Hoạt động trồng trọt đỡ vất vả hơn, mất ít công lao động hơn sau CĐCCCT

28 82,35 13 81,25 41 82,00

cho hoạt động phi nông nghiệp

Nguyên nhân khác 5 14,71 1 6,25 6 12,00

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi)

Qua bảng 4.3 có thể thấy, việc các hộ gia đình thực hiện CĐCCCT xuất phát từ nhiều lý do. Những lý do từ hiệu quả mà việc CĐCCCT mang lại như: hiệu quả kinh tế cao hơn; giảm thời gian lao động, công lao động là những lý do chủ yếu khiến các hộ gia đình đã và đang CĐCCCT trên những mảnh ruộng của mình. Cụ thể, có tới 68,00 % những hộ được hỏi cho biết gia đình họ CĐCCCT do những loại cây trồng mới như: nhãn, bưởi, chuối,… mang lại thu nhập cao hơn so với cấy lúa, trồng lạc, trồng đỗ,… Đặc biệt có 41/50 hộ được điều tra (chiếm 82,00%) CĐCCCT vì với những loại cây trồng mới chuyển đổi, hoạt động trồng trọt mất ít thời gian lao động hơn, cần ít công lao động hơn để chăm sóc những loại cây trồng mới đó. Đối với những hộ trước đây hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc kết hợp sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, việc CĐCCCT là lựa chọn để họ có thể tập trung cho hoạt động sản xuất phi nông nghiệp hay dành thời gian nhiều hơn cho những hoạt động đó, thậm chí sau một thời gian có gia đình còn đầu tư thêm cho hoạt động phi nông nghiệp nhờ nguồn vốn từ hiệu quả mà CĐCCCT mang lại. Đây là lý do có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai nhóm hộ, ở nhóm 02 có 31,25% số hộ gia đình CĐCCCT vì lý do dành thời gian hay để tập trung cho hoạt động phi nông nghiệp trong khi tỷ lệ này ở nhóm 01 là 41,18%. Sự khác biệt này giữa hai nhóm hộ là do tất cả các hộ hoạt động phi nông nghiệp trước đó đều thuộc nhóm 01, do vậy tỷ lệ này ở nhóm 01 lớn hơn nhóm 02. Như vậy việc người dân CĐCCCT không chỉ vì hiệu quả kinh tế mà còn vì hiệu quả trong việc giảm thời gian lao động, giảm công lao động.

Hộp 4.2: CĐCCCT giúp hộ gia đình tập trung cho hoạt động phi nông nghiệp

Từ ngày CĐCCCT, cô đi làm ruộng ít lắm, chủ yếu là ở nhà trông nom cửa hàng, những việc ngoài đồng hầu hết hầu hết là do chồng cô làm. Mấy năm nay nhãn được mùa, có mấy sào nhãn cô chú cũng gom góp được ít tiền, có thêm vốn, thấy nhu cầu bà con cần nhiều, cô chú mở cửa hàng lớn hơn, lấy nhiều phân bón hơn về bán”.

PVS nữ kinh doanh, 42 tuổi

(Nguồn: Phỏng vấn sâu )

Từ bảng 4.3 cũng có thể thấy rằng việc CĐCCCT ở địa phương đã và đang diễn ra theo phong trào. Có 50% số hộ được hỏi cho biết gia đình họ CĐCCCT do thấy nhiều gia đình khác cũng CĐCCCT. Điều này cũng lý giải phần nào thực trạng CĐCCCT diễn ra ồ ạt trên địa bàn. UBND huyện Khoái Châu cũng như UBND xã Ông Đình đã phải kêu gọi nhân dân ngừng trồng một số loại cây, đặc biệt là cây nhãn do diện tích của loại cây này đã quá lớn trên địa bàn xã và địa bàn toàn huyện, tránh tình trạng cung vượt quá cầu, sản phẩm làm ra không tiêu thụ hết.

Ngoài những lý do trên, các hộ gia đình còn CĐCCCT vì một số lý do khác (12%) như: gia đình có người quen có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây ăn quả nên có thể học hỏi hay gia đình làm nghề buôn bán hoa quả nên việc chuyển sang trồng những loại cây ăn quả như nhãn, bưởi, cam, chuối, ổi, táo, đu đủ… giúp họ có thể tiêu thụ sản phẩm của gia đình mình, hơn nữa việc buôn bán giảm bớt khâu trung gian mang lại thu nhập cao hơn. Từ những lý do kể trên cùng với việc vận động, định hướng của chính quyền địa phương, quá trình CĐCCCT đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ trên địa bàn toàn xã với những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, địa phương đã không xây dựng một đề án, kế hoạch CĐCCCT cụ thể dẫn đến tình trạng người dân tự chuyển đổi rồi theo phong trào việc CĐCCCT tràn lan, ồ ạt trên hầu khắp các hộ gia đình trong toàn xã với diện tích lớn, trên mọi loại đất kể cả đất chuyên lúa. Điều này cho thấy sư cần thiết của việc xây dựng một kế hoạch cụ thể cho quá trình CĐCCCT.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỚI CƠ CẤU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (Trang 35 - 42)

w