trong tác phẩm như là sự khẳng định tấm lòng luôn hướng về người vợ yêu thương với nỗi nhớ niềm thương vô hạn. Nỗi nhớ ấy luôn gắn với niềm đau khi nhà thơ nhớ lại cảnh gia đình tan tác, chia lìa khi ông bị bắt:
Ngoảnh vào ái ngại thê nhi Ngoảnh ra án cũ cầm thi ngại ngần.
Rồi nỗi nhớ trở thành nỗi xót xa, nuối tiếc trước hiện tại đau lòng:
Bâng khuâng mình tiếc cho mình.
Để rồi sau đó lại hi vọng có ngày mình sẽ được sống trong cảnh:
Dưới trăng thuyền trúc thảnh thơi.
Tự tình khúc là một tác phẩm mang nặng tâm trạng của một con
người khát khao sống mà không được sống theo đúng nghĩa mà luôn phải chìm đắm trong nỗi đau triền miên. Do đó việc sử dụng hệ thống từ láy là một thế mạnh của Cao Bá Nhạ trong việc diễn tả thành công nhiều cung bậc tình cảm khác nhau và để lại những dấu ấn nghệ thuật độc đáo, đa phong cách của tác giả. Và dù là tả cảnh hay tả tình thì những từ láy đó đều mang lại những giá trị biểu cảm sâu sắc cho tác phẩm.
Như vậy ngôn ngữ thuần Việt mà tiêu biểu là khẩu ngữ và từ láy đã có một tiếng nói quan trọng, một vị trí đáng kể góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Trong Tự tình khúc có sự tồn tại đan xen của hai phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật khác nhau, thậm chí là đối lập nhau: phong cách trang trọng, lịch sự của từ Hán Việt và phong cách nôm na, bình dị của từ thuần Việt. Song hai hệ thống ngôn ngữ này không tạo ra sự “đối chọi” trong tác phẩm mà lại có sự hòa hợp cao độ, tạo nên sự cân bằng cảm xúc và nhịp điệu cho câu thơ, tạo nên những câu thơ có sự vang hưởng. Đúng như nhà nghiên cứu Phạm Thế
Ngữ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên từng cho rằng: “Cao Bá Nhạ đã đem vào những yếu tố của một thi tài, tình cảm chan chứa, tưởng