Nguyễn Ngọc Ánh 69 K32C Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trọng tự tình khúc của cao bá nhạ (Trang 69 - 70)

KẾT LUẬN

Bằng tài năng, tâm huyết của mình, Cao Bá Nhạ đã đem đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể, sâu sắc về lịch sử cay đắng một thời của dân tộc. Ở đó là một bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác của vua quan nhà Nguyễn vừa cho thấy tình trạng ngột ngạt của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là một xã hội thiếu không khí và ánh sáng. Trong xã hội ấy nhân tài quả là cái tội, quyền sống của những kẻ cam tâm làm tôi tớ cho nhà Nguyễn cũng không có. Đồng thời tác phẩm còn là một tiếng than não nùng, thống thiết của con người bị chế độ phong kiến chà đạp nhiều đau thương, là lời tự tình thấm đầy nước mắt của nhà thơ họ Cao. Qua đó nhà thơ bày tỏ khát vọng tha thiết cháy bỏng được minh oan cho gia đình, dòng họ và bản thân. Vì vậy có thể nói đây là khúc ngâm bi thương, ai oán nhất trong số những khúc ngâm song thất lục bát bởi nó liên quan đến danh dự, sự sống còn của cả một dòng họ, một con người. Bởi thế nội dung của khúc ngâm cũng vô cùng phong phú, phức tạp bởi những nỗi niềm tâm sự chồng chất của nhà thơ.

Về nghệ thuật, khúc ngâm đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc kế thừa, sáng tạo những thành tựu chung của thể loại. Về không gian nghệ thuật, khúc ngâm đã tạo nên kiểu không gian riêng biệt gắn với thân phận của người tù Cao Bá Nhạ là nhà tù - nơi giam cầm trói buộc con người. Về thời gian nghệ thuật, khúc ngâm là sự thể hiện tập trung nhất những đau khổ mà nhà thơ phải chịu đựng trong tình cảnh hiện tại. Do vậy thời hiện tại là nỗi ám ảnh lớn nhất tạo nên tâm trạng bi kịch của con người. Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ nghệ thuật, việc sử dụng một số lượng lớn các từ ngữ thuần Việt và Hán Việt trong khúc ngâm là sự khẳng định to lớn của ngôn ngữ dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trọng tự tình khúc của cao bá nhạ (Trang 69 - 70)