Nguyễn Ngọc Ánh 66 K32C Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trọng tự tình khúc của cao bá nhạ (Trang 66 - 67)

Để tiên tổ ngậm cười chín suối, May gia khương còn nối về sau.

Hay ra lại rạng cơ cừu,

Hèn ra sơn thủy tiêu sầu cũng khoan.

Qua sự đối chiếu giữa quá khứ, hiện tại và tương lai tác giả đã thể hiện được suy tư của mình. Họ day dứt lắm nhưng bất lực, hạnh phúc đích thực với họ là gì? Câu trả lời là nếu có thì chỉ có ở quá khứ, hiện tại là dở dang đổ vỡ, tương lai chỉ là niềm ước mơ mong manh mà thôi.

Không chỉ dừng lại ở đấy, trong Tự tình khúc còn có sự xuất hiện của

kiểu thời gian tâm lý. Nhân vật trữ tình cảm nhận thời gian của tình yêu tuổi trẻ, hạnh phúc của đời người trôi qua nhanh vùn vụt.

Nếu ở Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm cảm nhận tâm trạng của

người chinh phụ trong nỗi khắc khoải vì tuổi xuân qua mau:

Thoi đưa ngày tháng ruổi mau Người đời thắm thiết qua mầu xuân xanh.

Thì tâm trạng của Cao Bá Nhạ trong Tự tình khúc lại trĩu nặng mối ưu

tư với thời gian:

Mới qua là kẻ văn nho, Bỗng nay đổi dạng tù đồ bởi đâu.

Và điều đặc biệt là trong ngâm khúc nói chung, trong Tự tình khúc

nói riêng là sự chú ý đặc biệt đến thời gian mùa thu.

Mùa thu trong triết học cổ phương Đông thuộc hành kim, chữ ở phương Tây là sắc trắng. Đó là mùa báo hiệu sự khô cằn héo úa. Mùa thu mang nhiều sắc thái khác nhau nhưng thường gợi nỗi buồn khi nhẹ nhàng man mác, khi ảm đạm não nề. Mùa thu thường gắn với nỗi buồn của con người nên hình ảnh không gian, thời gian mùa thu trong ngâm khúc được nhắc đến nhiều lần và thấm đượm nỗi buồn của nhân vật trữ tình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trọng tự tình khúc của cao bá nhạ (Trang 66 - 67)