Phương hướng phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày tu nam 1991 den nam 2012 (Trang 54 - 58)

7. Bố cục của luận văn

2.4.1.Phương hướng phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang

hệ những người già – người nắm giữ nhiều nhất kho tàng văn hóa dân gian. Hiện tại, số lượng người Tày biết chữ Nôm, chữ Hán cổ còn rất ít. Số người hợp tác và truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cũng chỉ còn lại rất ít người tâm huyết như cố nghệ nhân hát Then, đàn Tính: Hà Phan, nghệ nhân dân gian Hà Thuấn.

Mỗi thôn bản của đồng bào Tày, đều có lịch sử hình thành khác nhau, có lệ làng khác nhau, trong đó mỗi thành viên tự nguyện giúp nhau trong sản xuất, giúp nhau mọi mặt trong đời sống và ghi nhớ công ơn của ông thành hoàng làng. Từ đây hình thành lễ hội dân gian để thờ cúng thành hoàng làng hoặc ông tổ nghề nông, cầu mưa thuận, gió hòa và sau là để mọi người ca hát, vui chơi. Qua lễ hội tính cố kết cộng đồng càng thêm bền chặt, làm tăng sức mạnh cộng đồng, bồi đắp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhiều vùng đã mai một các lễ hội dân gian, chỉ còn lác đác một số vùng giữ được lễ hội Lồng Tông nhưng các phần lễ bị lược hóa, hiện nay chủ yếu chỉ còn phần hội. Người dự hội ít ai mặc trang phục dân tộc.

Tuyên Quang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số trong đó nhiều nhất là dân tộc Tày nên vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa cũng gặp phải nhiều khó khăn, Đảng bộ tỉnh không chỉ tập trung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của một dân tộc nhất định mà vấn đề văn hóa phải được thực hiện đồng bộ, trong khuôn khổ kinh phí cho phép dẫn tới không thể nhanh chóng thực hiện bảo tồn từng hạng mục văn hóa mà phải kéo dài nhiều năm.

2.4. Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang

2.4.1. Phương hướng phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang Tuyên Quang

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII), nhận thức về vai trò, vị trí văn hóa trong Đảng, trong xã hội được nâng lên rõ rệt. Chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn hoá, mà trước hết là nguồn lực con người ngày càng được phát huy, phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa ngày càng được mở rộng và phát huy sức mạnh.

Để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tạo ra cả cơ hội và thách thức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phải chủ động phối hợp với các ngành, các cấp nghiên cứu, có những cách làm hay, sáng tạo, thực hiện các giải pháp hiệu quả nhất để tranh thủ cơ hội, phát huy những tiềm năng, lợi thế, những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ hai, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, để dân tộc ta không đánh mất mình trong thế giới luôn phát triển và biến động khó lường, để hội nhập mà không hòa tan, không đánh mất giá trị văn hóa của dân tộc, toàn

ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải tích cực triển khai “Chiến lược phát triển

văn hóa đến 2020”.

Xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp nhằm phát huy nội lực, khai thác các lợi thế, thành tựu đã đạt được và thế mạnh của công nghệ thông tin, truyền thông toàn cầu, hội nhập quốc tế để chủ động hội nhập văn hoá, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu truyền thống văn hoá dân tộc từ tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có đóng góp tích cực vào kho tàng văn hoá nhân loại.

Thứ ba, để xây dựng văn hóa, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc trở

thành năng lực nội sinh của phát triển, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Văn hóa

biện pháp và hành động thiết thực để thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu, tấm gương sáng về văn hóa của dân tộc.

Cần phải xây dựng hệ thống chính sách, biện pháp thực thi phù hợp để khai thác và phát huy được tiềm năng kinh tế của văn hóa và tiềm năng văn hóa trong kinh tế. Trong đó, chú trọng xử lý thật tốt và hiệu quả quan hệ gắn kết giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch bền vững, giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ tư, kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng con người Việt Nam với các giá trị văn minh mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Mỗi người dân, gia đình, làng xã, công sở, đơn vị, doanh nghiệp cùng nỗ lực, sáng tạo, chung tay xây dựng môi trường văn hóa quốc gia lành mạnh, văn minh và là nền tảng cho quá trình nhập thân văn hóa của mỗi người chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau.

Thứ năm, toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần phải tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực. Đồng thời, tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa Việt Nam văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc, truyền thống dân tộc với những thiết chế văn hóa mới xứng tầm thời đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân hiện nay và mai sau.

Trên tinh thần tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), ngày 27/05/2013, tỉnh ủy Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm

thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế, đó là: Công tác vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở một số địa phương còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh; một số thiết chế văn hóa còn thiếu, hoạt động kém hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào các dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn...

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết. Theo đó, tỉnh tiếp tục xác định: Văn hóa là bộ phận khăng khít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng; văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, góp phần tích cực xây dựng con người Việt Nam: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức; phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa

VIII) về phát triển văn hóa, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang cần có những định hướng

cơ bản cụ thể. Với tư cách là một người nghiên cứu khoa học, tác giả mạnh dạn đưa ra một vài phương hướng nhằm phát triển và gìn giữ vốn quý của văn hóa phi vật thể dân tộc Tày.

Thứ nhất, cần phải bảo tồn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Tày. Lịch sử là dòng chảy không ngừng của sự kiện, hiện tượng và những giá trị văn hóa. Trong quá trình thay đổi cơ cấu gia đình, cơ cấu xã hội, văn hóa có những thay đổi nhất định. Việc tiếp thu cái mới, cái tích cực, loại bỏ sự lạc hậu trong phát triển văn hóa là mục tiêu lâu dài và bền vững của văn hóa.

Thứ hai, trong những năm tới, để bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày cần gắn bảo tồn và phát huy văn hóa với phát triển kinh tế. Chỉ khi đời sống vật chất của đồng bào được nâng cao mới có điều kiện quan tâm và phát triển văn hóa. Kinh tế phát triển là tấm vé quan trọng mở cánh cửa văn hóa.

Thứ ba, phát triển văn hóa phi vật thể cần hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Điều này yêu cầu khi điều tra văn hóa luôn phải phản ánh chân thực, hướng tới các giá trị đẹp nhất, toàn vẹn nhất, tránh đánh giá sai lầm các loại hình văn hóa.

Thứ tư, cần đặt vấn đề bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trong mối quan hệ với các cộng đồng dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam và trên thế giới. Thực

tế nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy văn hóa phi vật thể của đồng bào Tày trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với dân tộc Choang ở Trung Quốc. Vì vậy, đặt vấn đề bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc tày trong quan hệ với các cộng đồng dân tộc khác trên lãnh thổ Việt nam và trên thế giới là hết sức cần thiết. Đòi hỏi và yêu cầu các nhà nghiên cứu văn hóa nhìn nhận được sắc màu chính trị khi nghiên cứu văn hóa. Để ngày càng phát huy những giá trị văn hóa dân tộc và loại bỏ yếu tố lạc hậu trong văn hóa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày tu nam 1991 den nam 2012 (Trang 54 - 58)