Kết quả ý nghĩa

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày tu nam 1991 den nam 2012 (Trang 44 - 51)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Kết quả ý nghĩa

Ngày 08/08/2013, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm (1998 – 2013) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu; vị trí, vai trò của văn hoá truyền thống được đề cao; tư tưởng, đạo đức, lối sống của người Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực; thể chế, thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế

ngày càng được chú trọng; công tác tu bổ, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hoáđạt được

nhiều kết quả tốt, từ việc xây dựng các văn bản pháp quy đến việc đưa các di sản đến với thế giới; đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới; nhận thức về giá trị di sản văn hoá và truyền thống văn hoá được nâng cao; xã hội hoá hoạt động văn hoá được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá, hoạt động sân

khấu, văn nghệ quần chúng; giao lưu, hợp tác, hội nhập văn hoá quốc tế từng bước được mở rộng.

Xác định rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn hóa sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tuyên Quang đã tổ chức, quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản của Trung ương và của Tỉnh ủy; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thực sự thấm sâu vào đời sống và các hoạt động xã hội. Qua đó, vận động nhân dân tích cực, tự giác tham gia xây dựng, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp của địa phương. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang phối hợp với sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch, các cơ quan, ban, ngành liên quan tăng cường các biện pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Thực

hiện các công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu như: “Văn hóa truyền thống một số

dân tộc tỉnh Tuyên Quang” (1999 – 2000); “Bảo tồn hát Then dân tộc Tày”

(2002); “Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao Lan” (2003); “Bảo tồn hát Soọng cô dân

tộc Sán Dìu” (2004) … Biên soạn, xuất bản các cuốn sách về văn hóa các dân tộc

tỉnh Tuyên Quang, tập thơ Tày “Nhớ Pác Tạ”; in các đĩa VCD: “Hát ru, hát giao

duyên dân tộc Dao”, “Then Tày Tuyên Quang”, “Hát Sình ca dân tộc Cao Lan”,

“Hát Soọng cô dân tộc Sán Dìu”. Khai thác và phát triển các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống tiêu biểu như hát Then (dân tộc Tày), hát Páo dung (dân tộc Dao), hát Sình ca (dân tộc Cao Lan), hát Sọong cô (dân tộc Sán Dìu) …

Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang ngay sau khi tách tỉnh năm 1991, bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, đã đề ra những mục tiêu phát triển văn hóa. Trong những năm đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), lĩnh vực văn hóa phi vật thể đã mang lại cho tỉnh Tuyên Quang thành tích đáng kể. “Nghệ nhân Ma Thanh Cao (xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa) đã đạt được các giải thưởng: Huy chương vàng – Hội diễn toàn quốc, năm 1999; Giải xuất sắc – Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, năm 2000” [58, tr.6].

Năm 2002 Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định thành lập Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính của xã Tân An, huyện Chiêm Hóa.

“Năm 2002, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính xã Tân An, huyện Chiêm Hóa được thành lập và hoạt động với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, tham gia nhiều hội diễn ở địa phương và Trung ương” [58, tr.2]. Lớp học do cố nghệ nhân Hà Phan và nghệ nhân dân gian Hà Thuấn đảm nhiệm việc giảng dạy. Tính đến nay, Câu lạc bộ đã tham gia biểu diễn trên 70 lượt ở các cấp huyện, tỉnh, toàn quốc.

Ngày 31/10/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định Về

việc phê duyệt Dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 – 2010 nêu rõ nội dung đầu tiên của dự án là tiến hành tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể 7 dân tộc trong đó có dân tộc Tày.

Trong năm 2005, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch Tuyên Quang đã phát

hành CD “Ca nhạc dân tộc Then Tày Tuyên Quang” giới thiệu đến khán thính giả 3

bài Then cổ, 1 bài Then nghi lễ và 4 bài Then lời mới.

Trong năm 2008, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đã kết với với Đài truyền hình tỉnh Tuyên Quang thực hiện chương trình văn nghệ đầu xuân, giới thiệu một số bài hát Then, đưa làn điệu hát Then tới gần hơn với quần chúng nhân dân.

Dựa trên những thành tích đạt được trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc Tày, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trực tiếp chỉ đạo đưa ra quyết định, kế hoạch kịp thời, đúng đắn nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày. Cụ thể, ngày 30/08/2010, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề ra kế hoạch số 63/KH-VHTTDL,

Về việc tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ đàn hát Dân ca và Gia đình văn nghệ tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, ngày 23/11/2010, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch ký Quyết

định số 285/QĐ-VHTTDL, Về việc thành lập Ban tổ chức, Ban Giám khảo Liên hoan

các Câu lạc bộ đàn hát Dân ca và Gia đình văn nghệ tỉnh Tuyên Quang.

Đến ngày 12/10/2011 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, bảo tàng tỉnh Tuyên

Quang Báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Sơn:

xã Công Đa kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Dao, Nùng. Tại huyện Chiêm Hóa, các xã kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày gồm các xã: Hà Lang, Trung Hà, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Linh Phú, Tri Phú, Kim Bình, Vinh Quang, Tân An, Nhân Lý, Bình Nhân, Trung Hòa, Hòa Phú, Yên Nguyên.

Kết quả kiểm kê: Dân tộc Tày có 23 di sản.

- Loại hình tập quán xã hội có 7 di sản: Tang ma, tục thờ cúng tổ tiên và 5 di sản có nguy cơ bị mai một bao gồm: Lễ cầu khoăn, lễ cưới, lễ cơm mới, tục kết tồng, tục thờ cúng Táo Quân.

+ Lễ cầu khoăn: Là nghi lễ cầu mong ông bà, cha mẹ khỏe mạnh, trường thọ, trẻ sơ sinh hay ăn chóng lớn, trưởng thành.

+ Lễ cưới: Trong quá trình lễ cưới diễn ra, hai bên nhà trai và nhà gái giao tiếp bằng thơ ca, lời hát lịch thiệp mượt mà, ý tứ khiêm nhường kể về lịch sử của tộc người, răn dạy đôi vợ chồng trẻ các phép tắc, lễ nghi để trở thành dâu thảo, rể ngoan, vợ chồng thuận hòa, hạnh phúc, biết cách nuôi dạy con cái trưởng thành.

+ Lễ cơm mới: Mừng mùa màng bội thu, cúng tạ các vị thần che chở, giúp dân làng được mùa, tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

+ Tục kết tồng: Là nghi lễ kết nghĩa giữa những người cùng giới, cùng tuổi, cùng sở thích thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sự gắn kết bền chặt, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn để cùng vươn lên trong cuộc sống.

+ Tục thờ cúng Táo Quân: Là nghi lễ cúng vị thần bảo vệ người và gia súc, coi việc quản lý hộ khẩu trong gia đình, cầu mong cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, hướng con người tới những điều tốt đẹp.

+ Tang ma: Thể hiện đạo nghĩa của con người với con người nhằm thỏa mãn về mặt tinh thần, tâm linh của người sống với mong muốn người chết đi là sang thế giới khác sớm được siêu thoát, phù hộ cho con cháu trong cuộc sống được thuận lợi. Tục thờ cúng tổ tiên: Mang tính giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng hiếu nghĩa.

- Loại hình lễ hội truyền thống:

+ Lễ hội Lồng Tông: Là lễ hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu, muôn vật sinh sôi nảy nở, cầu cho muôn người bước vào năm mới bình an, khang thái.

- Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: gồm 5 di sản có nguy cơ bị mai một là Hát Then, hát Cọi, hát Quan làng, múa Uơm tơ, múa Bát.

+ Hát Then: Các làn điệu then thường được thể hiện trong những dịp lễ tết đầu xuân, là sợi dây gắn kết chặt chẽ con người với nhau. Con người được hòa quyện với thiên nhiên để mang đến sự thanh bình trong tâm hồn.

+ Hát Cọi (hát Lượn): Là hình thức hát đối đáp giữa đôi trai gái hoặc bè trai, bè gái, thường tổ chức vào ban đêm, trong những ngày hội, ngày Tết, ngày chợ, thể hiện tình yêu đôi lứa, ca ngợi thiên nhiên, cuộc sống.

+ Hát Quan làng: Là một trong những nghi thức bắt buộc trong đám cưới, lời hát thay cho lời chào xã giao lịch sự, qua đó kể về lịch sử tộc người, răn dạy con cháu các phép tắc, nghi lễ trở thành dâu thảo, rể ngoan, vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc, biết cách chăm sóc nuôi dạy con cái trưởng thành.

+ Múa Uơm tơ: Được biểu diễn trong các dịp lễ, tết cổ truyền của đồng bào Tày, trong những hội biểu diễn nghệ thuật dân gian … mong muốn mùa màng bội thu, ca ngợi cuộc sống lao động, cầu bình an, mưa thuận, gió hòa.

+ Múa Bát: Được biểu diễn trong những ngày lễ hội cổ truyền của đồng bào Tày, trong những hội thi diễn dân gian, thể hiện tư duy thẩm mỹ, sự yêu đời, tình yêu cuộc sống góp phần làm phong phú kho tàng nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc Tày.

- Loại hình tri thức dân gian: Có 8 di sản, 4 di sản có nguy cơ bị mai một, gồm: Mắm cá ruộng, thịt ướp chua, rượu chuối, rượu men lá; 4 di sản đang tồn tại, gồm: Xôi ngũ sắc, bánh nẳng, bánh trứng kiến, nghề bốc thuốc nam.

+ Mắm cá ruộng, thịt ướp chua: Các món ăn tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương, có hương vị thơm ngon, phục vụ nhu cầu dự trữ thức ăn trong điều kiện chợ ở xa và không mở thường xuyên.

+ Rượu chuối, rượu men lá: Không chỉ là đồ uống đơn thuần được sử dụng nguyên liệu sẵn có mà còn có tác dụng chữa bệnh.

+ Xôi ngũ sắc: Gồm 5 màu đỏ, vàng, xanh, tím và trắng, thể hiện khát vọng vươn tới hạnh phúc và một cuộc sống tươi đẹp, đầy đủ.

+ Bánh nẳng, bánh trứng kiến: Là hai loại bánh được làm vào các dịp lễ, tết, ngày hội để thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với ông bà, tổ tiên, cha mẹ.

+ Nghề bốc thuốc nam: Sử dụng dược liệu sẵn có tại địa phương để chữa bệnh thông thường và một số bệnh nan y rất có hiệu quả trong điều kiện đồng bào ở vùng sâu, xa các trung tâm y tế.

- Loại hình nghề thủ công truyền thống: Gồm 2 di sản có nguy cơ bị mai một là đan nón Tày và đan vật dụng gia đình.

+ Đan nón: Sử dụng nguyên liệu lá cọ sẵn có, được phụ nữ Tày dùng để che mưa, che nắng khi lao động sản xuất, khi đi hội … tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Tày.

+ Đan vật dụng gia đình: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như giang, nứa, mây, để đan các vật dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.

Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là một bước chuẩn bị cho Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 8 diễn ra tại Tuyên Quang (2012) và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ IV tại tỉnh Lạng Sơn (11/2012). Kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày góp phần đánh giá đúng đắn giá trị văn hóa phi vật thể, xác định được các thế mạnh của các di sản văn hóa để có kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một. Dựa trên báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đã tích cực đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Then và lễ hội Lồng Tông.

Tính từ ngày 31/12/2012 đến ngày 27/07/2013, đã có 20 quyết định thành lập Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính trên địa bàn toàn tỉnh. Toàn tỉnh thành lập được 20 câu lạc bộ, đội hát Then, đàn Tính tại các xã thuộc huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình; trong đó 01 Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính Thành Tuyên của tỉnh do Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh thành lập, 01 Câu lạc bộ

hát Then, đàn Tính của huyện Chiêm Hóa. Theo báo cáo Kết quả kiểm kê di sản văn

hóa phi vật thể Then của người Tày tỉnh Tuyên Quang năm 2013, “toàn tỉnh Tuyên Quang có 53 nghệ nhân Then, 110 thầy Tào và 6 thầy Pụt” [58, tr.6].

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, kết hợp với nghệ nhân dân gian Hà Thuấn tổ chức các lớp dạy hát Then, đàn tính cho người Tày. “Từ năm 2012 đến tháng 7 năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập được 20 câu lạc bộ, đội hát Then - đàn Tính tại các xã thuộc huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình; trong đó 01 Câu lạc bộ hát Then - đàn tính Thành Tuyên của tỉnh do Trung tâm Văn hóa và triển lãm tỉnh thành lập, 01 câu lạc bộ hát Then – đàn tính của huyện Chiêm Hóa” [58, tr.2].

Kết quả thống kê đến năm 2013, toàn tỉnh Tuyên Quang có 750 người biết hát Then, đàn Tính. Đây là kết quả nỗ lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang với sự đóng góp tâm huyết, công sức to lớn của nghệ nhân Hà Thuấn trong việc truyền dạy hát Then nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu Then cổ.

Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu rõ: Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số. Chú trọng việc phục sựng các lễ hội truyền thống như: lễ hội đền Giếng Tanh, lễ hội chùa Hương Nghiêm, lễ hội Lồng Tông, lễ hội đền Hạ …; toàn tỉnh đã phục hồi, tôi tạo được 110 di tích lịch sử văn hóa; hoàn thành danh mục xếp hạng 118 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 155 di tích cấp tỉnh.

Ngày 27/12/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL, chứng nhận Nghi lễ Then của người Tày tỉnh Tuyên Quang được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sáng ngày 22/2/2013, tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang diễn ra lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Lồng Tông của người Tày” tỉnh Tuyên Quang. Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Lồng Tông của người Tày cho tỉnh

Tuyên Quang và khẳng định: Lễ hội Lồng TôngNghi lễ Then của người Tày tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày tu nam 1991 den nam 2012 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)