Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày tu nam 1991 den nam 2012 (Trang 38 - 44)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá

trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 1991 đến năm 2012

2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 1991 đến năm và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 1991 đến năm 2002

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm 1986 – 1991, đất nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đã đưa nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã

hội, đi dần vào thế ổn định, phát triển, khẳng định được vị trí của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Thực hiện Chỉ thị số 59 và Chỉ thị 65/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ ngày 3/12/1990, Tỉnh ủy Hà Tuyên đã lãnh đạo các cơ sở tổ chức Đại hội. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ XI (vòng 1) được tổ chức (25 - 27/4/1991), tại thị xã Tuyên Quang. Năm 1991 là một năm ghi lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phát triển của tỉnh Tuyên Quang. Tách tỉnh theo yêu cầu từ Trung ương và nguyện vọng quản lý lãnh đạo tốt nhất từ các cấp lãnh đạo mang lại lợi ích cho nhân dân các dân tộc, đồng thời, năm 1991 cũng đánh dấu một năm đầy thử thách đối với kế hoạch phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế, tại Đại hội Đảng bộ, các cấp lãnh đạo đã đề ra mục tiêu trong ngành văn hóa: “Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật cho nhân dân các dân tộc” [20, tr.149].

Sau đó, đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XII (2-5 đến ngày 4-5-1996), trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2000 mục phát triển văn hóa - xã hội nhấn mạnh: “Nâng cao một bước mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tăng cường công tác sưu tầm, khai thác, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử”. [20, tr.175 - 176].

Ngày 12 tháng 9 năm 1998, Tỉnh ủy Tuyên Quang ra Nghị quyết số 19- NQ/TU, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII), thực hiện

Nghị quyết hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) “Về

xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó nêu rõ thực trạng văn hóa trên địa bàn của tỉnh, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa, “Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số: Tổ chức điều tra, sưu tầm, chọn lọc, phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh; bảo tồn, phát huy các sinh hoạt văn hóa dân tộc lành mạnh, bổ ích đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Khuyến khích con em các dân tộc sử dụng tiếng nói và trang phục dân tộc mình. Thực hiện tốt hơn nữa chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; gắn công tác xóa mù chữ, xóa đói, giảm nghèo với

cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, thôn bản, tổ nhân dân văn hóa” [41, tr.1].

Từ ngày 14/12 đến ngày 17/12/2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII diễn ra tại thị xã Tuyên Quang, trong các mục tiêu đề ra, về văn hóa, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Tiếp tục mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

2.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 2002 đến năm và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 2002 đến năm 2012

Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã cụ thể hóa thành các chương trình cụ thể để lãnh đạo có hiệu quả nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tỉnh ủy Tuyên Quang đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; trong đó việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh là: "Quan tâm công tác bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt là các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số" [42, tr.70].Trong Chương trình hành động số 05 - CTr/TU, ngày 27/8/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV, đã xác định các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin đến năm 2010, định hướng 2020, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ: "Thực hiện dự án đầu tư, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh; dự án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tuyên Quang". Đặc biệt, nhằm khai thác và phát huy tốt hơn các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Tỉnh ủy Tuyên Quang xác định: "Phát triển du lịch bền vững trên cơ sở phát huy

tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa, khôi phục các lễ hội truyền thống, các nghề truyền thống” [43, tr.1]. Coi di sản văn hóa là tài nguyên vô cùng quý báu của du lịch, là yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm tạo sự hấp dẫn đối với du khách khi đến tỉnh Tuyên Quang.

Cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành những văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói riêng, như Kế hoạch số 17/KH-UBND, ngày 02/10/2006: Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) Về phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010,

đã nêu rõ: “Khôi phục, phát triển các lễ hội, các điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi

dân gian … mang đậm bản sắc các dân tộc trên địa bàn tỉnh với sự tham gia, cộng tác của các nghệ nhân …, hỗ trợ, sửa chữa, bảo tồn các nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc ...”

Ngày 31 tháng 10 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra Quyết

định số 467/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản

văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang, nêu rõ: “Sưu tầm các lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Tày: lễ hội Lồng Tông, hát Cọi, hát Quan làng, hát ru, múa Then, xuống đồng, quạt, nón…” [52, tr.3]

Ngày 28 tháng 10 năm 2008, Tỉnh ủy Tuyên Quang xác định Chương trình

hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV): “Tiếp tục thực hiện dự án

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Làm tốt việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc như: Lễ hội, dân ca, dân vũ, phong tục tập quán, tri thức dân gian, xây dựng các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Cao Lan, Sán Dìu …” [44, tr.5]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã giao cho Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch) phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng và triển khai "Dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2015", với các mục tiêu cụ thể là: khảo sát, điều tra,

nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa của 7 dân tộc thiểu số: Tày, Dao (gồm 9 ngành

Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Coóc Ngáng), Sán Chay (gồm Cao Lan - Sán Chí), Sán Dìu, Nùng, Pà Thẻn, Mông (gồm các ngành Mông Trắng, Mông Đen, Mông Hoa) và nhóm người Thủy, cư trú theo cộng đồng tại 45 thôn, bản thuộc các huyện Nà Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương và Yên Sơn. Thông qua khảo sát, điều tra, tiến hành lập hồ sơ khoa học đối với các di sản văn hóa tiêu biểu của từng dân tộc để bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nâng cao ý thức tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo dựng cơ sở vững chắc để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV (21/10/2010), đã xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển văn hoá là: “Tăng cường quản lý, phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, quan tâm gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch” [46, tr.101].

Ngày 30/08/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đề nghị Tỉnh quan tâm, chỉ đạo: “Tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa, lễ hội và đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Chú trọng công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể; có cơ chế khuyến khích, động viên các nghệ nhân trong việc bảo tồn, truyền dạy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể” [8, tr.1]. Đồng thời, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giao Cục Di sản văn hóa: “Xem xét hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định công nhận lễ hội Lồng Tông, nghi lễ Then của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” [8, tr.2].

Ngày 20/04/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang công bố Thông báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận về công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; phong trào Toàn dân xây

dựng đời sống văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Then.

Về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Then, nêu rõ: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại văn bản số 585/UBND-VX ngày

19/3/2013, về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Then, đồng thời tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Xây dựng kế hoạch chi tiết về tiến độ lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Nghi lễ Then để trình Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Nghi lễ Then là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức dạy hát Then, đàn Tính cho học sinh các trường phổ thông và hội viên các câu lạc bộ hát Then, đàn Tính và đội văn nghệ các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Khẩn trương phối hợp với Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh có di sản hát Then tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê di sản Then Tày – Nùng – Thái năm 2013.

Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo các trường dân tộc nội trú, các trường trung học phổ thong thành lập mỗi trường 1 câu lạc bộ hát Then.

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức dạy hát Then, đàn Tính cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ các trường học thuộc phạm vi quản lý.

Tỉnh Đoàn thanh niên:

Chỉ đạo các cơ sở đoàn phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tham gia học, biểu diễn hát Then, đàn Tính tại các câu lạc bộ và trường học.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Khẩn trương thành lập các câu lạc bộ hát Then, đàn Tính tại thôn, bản, tổ dân phố và các trường thuộc phạm vi quản lý trong đó các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình mỗi xã thành lập ít nhất 01 câu lạc bộ hát Then, đàn Tính; huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, thành phố Tuyên Quang lựa chọn các xã để thành lập câu lạc bộ đàn Tính, hát Then.

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức dạy hát Then, đàn Tính cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ các xã, phường, thị trấn và các trường học thuộc phạm vi quản lý” [56, tr.2 - 3].

Với những chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự triển khai tích cực và có hiệu quả của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang có những chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin trong nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Có thể khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là nhân tố quyết định những thành tựu trong sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói riêng trong đó có dân tộc Tày. Tuy vậy, cũng như các lĩnh vực khác, trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và quán triệt một cách đầy đủ hơn, sáng tạo hơn các chủ trương, nghị quyết của Đảng đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao của các cấp ủy đảng, chính quyền và đặc biệt là nhân dân từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện để những chủ trương, nghị quyết đúng đắn đó đi vào cuộc sống và ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày tu nam 1991 den nam 2012 (Trang 38 - 44)